Cá tươi và cá ươn hay cá nhiễm độc kim loại: vài mẹo để phân biệt

Ngày 01/11/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Giữa ma trận thực phẩm bẩn như hiện nay, để thoát khỏi “bàn tay” của các hóa chất là chuyện khó hơn lên trời. Thịt heo thì có chất tạo nạc, tôm thì bơm tạp chất, rau thì nhúng chất bảo quản, cá thì ướp cơ man là ure, hàn the,…

Các mem đừng tin vào những lời quảng cáo của người bán hàng. Tin người chi bằng tin mình. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để hạn chế tối đa nguy cơ xơi nhầm thực phẩm kém an toàn. Hôm nay, LaLung.vn sẽ chia sẻ với các bạn vài mẹo để phân biệt cá tươi và cá ươn hay cá nhiễm độc kim loại. Đọc và ghi nhớ ngay để có những bữa ăn ngon lành cành đào nhé!

 

1) Tình trạng cá

Cá tươi, cá ươn, cá nhiễm độc, an toàn thực phẩm

Khi có ý định mua cá, hiển nhiên là bạn phải chọn một con đang tung tẩy bơi lội. Nếu thấy nó nổi lên và đang ngáp ngáp thì chắc chắn nó sắp lìa xa thế giới rồi. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng được nếu bạn mua cá đồng hoặc sông thôi, vì bạn chẳng bao giờ có cơ hội thấy cá biển tung tăng bơi khi nó đã ra đến chợ. Vậy với cá đã chết thì cách nào để mua được con tươi nhất có thể? Lúc này bạn cần xét tới những vấn đề tiếp theo. Xem tiếp là biết!

 

2) Mang

Cá tươi, cá ươn, cá nhiễm độc, an toàn thực phẩm

Khi chọn mua, bạn luôn luôn phải xem mang. Mang cá tươi thường khép chặt và có màu đỏ. Với con đã ươn thì mang lại xám, nhớt và hôi. Khi mua ngoài chợ, bạn cần chú ý hơn khi có những người vì lợi nhuận nên dùng máu cá hoặc phẩm màu để làm mang đỏ lại. Tuy nhiên, dù mang đỏ lại nhưng hoa khế con ươn sẽ không khép chặt và mùi hôi thối vẫn không mất.

 

3) Mắt

Cá tươi, cá ươn, cá nhiễm độc, an toàn thực phẩm

Bước tiếp theo chúng ta nên chú ý đến mắt. Tuyệt đối không mua những con có mắt đục, lõm vào hay giác mạc không còn nguyên vẹn. Thông thường, những con còn tươi sẽ có mắt trắng trong, hốc mắt đầy.

 

4) Thân

Cá tươi, cá ươn, cá nhiễm độc, an toàn thực phẩm

Đã quyết định nấu các món liên quan đến động vật sống dưới nước này thì các mem không nên ngại bẩn tay khi đi chợ đâu nhé. Cứ chạm vào nó, khi bạn chạm vào thân thì cá ngon sẽ không nhớt, thân đàn hồi. Nếu ấn xuống mà thấy thịt không mau chóng đầy lại thì chớ mua.

Vì sao bạn nhất định phải làm việc này? Vì loại đã ướp urê mang vẫn hồng, mắt vẫn trong veo nhưng thân thì không đàn hồi. Thêm nữa, những con bị tẩm urê thường có mùi khai.

 

5) Thịt

Cá tươi, cá ươn, cá nhiễm độc, an toàn thực phẩm

Thịt của cá hư thì thường nhão ra, mềm nhũn chứ không săn như bình thường. Bên cạnh đó, nếu xẻ thịt ra, chúng ta dễ dàng thấy các thớ thịt rời rạc, không bám vào xương nữa do nó đang dần tiến tới giai đoạn thối rữa.

 

6) Hình dáng

Cá tươi, cá ươn, cá nhiễm độc, an toàn thực phẩm

Các thánh cũng nên quan sát ngoại hình của mấy em động vật có vây này nhé. Hãy nhớ là những em nhiễm độc kim loại như chì hay thủy ngân thường bị biến dạng, nó sẽ có dáng đầu to đuôi nhỏ, mình nổi cục như khối u. Thỉnh thoảng còn có con xuất hiện màu lạ như vàng hay xanh.

 

7) Vảy

Cá tươi, cá ươn, cá nhiễm độc, an toàn thực phẩm

Một đặc điểm nữa để nhận dạng cá tươi và cá ươn hay cá nhiễm độc kim loại là dựa vào vảy. Khi còn tươi sống, vảy của động vật máu lạnh này sẽ bám chặt vào thân, óng ánh đầy sức sống, không nhầy nhụa và chỉ tanh chứ không hôi. Khi đã ươn, vảy bong tróc, nhớp nhúa, thậm chí bạn lấy tay vuốt dọc thân thì các vảy sẽ trôi theo. Phương pháp này chuẩn lắm nhé!

 

8) Bụng

Cá tươi, cá ươn, cá nhiễm độc, an toàn thực phẩm

Bí quyết tiếp theo, chúng ta nên xem bụng, phần bụng phải nguyên vẹn, đầy đặn. Không nên chọn những con đã bể bụng hay bộ phận này đã bị xước, bong tróc vảy hoặc ruột lòi ra. Hậu môn của chúng cũng phải co khít vào bụng, thấy bầm tím thì nên bỏ qua ngay.

 

9) Răng, miệng

Cá tươi, cá ươn, cá nhiễm độc, an toàn thực phẩm

Nếu như bạn mua sắm ở siêu thị và sử dụng hàng đông lạnh thì nên chú ý đến răng và miệng. Bởi khi ươn miệng chúng sẽ há ra, bên cạnh đó răng chúng sẽ rụng nếu đã được đông lạnh trong thời gian dài hoặc bảo quản không cẩn thận.

 

10) Khi nấu

Cá tươi, cá ươn, cá nhiễm độc, an toàn thực phẩm

Cuối cùng, khi mà bạn đã mua được một em ưng ý về nhà. Bạn sơ chế và nấu. lúc này các mem có thể nhận rõ việc loại thực phẩm này có tẩm ướp hàn the và urê không. Vì nếu được ướp bằng urê, chỉ cần chúng ta rửa qua vài nước là thịt chúng rã ra, mềm èo. Còn khi nấu, nước nổi bọt đen hay xương bị đen lại thì chắc chắn chúng đã “ngậm” không ít hàn the.

Lưu ý khi chế biến, bạn nên bỏ hết nội tạng của động vật sống dưới nước này, đặc biệt là gan vì đây là nơi tích tụ nhiều độc nhất. Nếu có điều kiện và lo lắng thân thể vàng ngọc của mình hấp thu nhiều độc quá thì sắm hẳn giấy hoặc máy cảm biến urê cho chắc ăn nhé.

 

Các mem vừa bỏ túi vài mẹo để phân biệt cá tươi và cá ươn hay cá nhiễm độc kim loại. Bây giờ thì hãy xem cá ươn sau khi ướp urê thần thánh thì sẽ biến thành tươi như thế nào nhé!

Hãy ghi nhớ các mẹo này để gia đình có những bữa ăn an toàn, đồng thời chia sẻ bài viết lên tường nhà bạn ngay và luôn để người thân, bạn bè biết cách né thực phẩm bẩn nhé!

Đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để cập nhật những tin tức hay ho một cách nhanh chóng nha các mem!

TIN MỚI NHẤT