Những kiến thức khoa học khó tin có mặt trong thần thoại Ấn Độ cổ đại

Ngày 14/10/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Kinh Vệ Đà (Veda), tiếng phạn nghĩa là “tri thức” và những văn tự cổ xưa được xem là cõi gốc và là suối nguồn của nền văn minh Ấn Độ. Vượt trên phạm trù tôn giáo, đây còn được xem là những cuốn sách thiêng liêng, là kho tàng tri thức chứa đựng tất cả các yếu tố mọi mặt của cuộc sống trong vũ trụ. Thế nên không hề khó hiểu khi chính trong này, khi đi sâu vào nghiên cứu, giới khoa học đã không ngớt đi từ ngạc nhiên đến ngạc nhiên khác.

Trong số đó, điều gây kinh ngạc nhất không thể không kể đến đó chính là những khái niệm khoa học như lực hấp dẫn hay tốc độ ánh sáng mà nhiều người nghĩ chỉ mới được khám phá chậm nhất trong khoảng một thiên niên kỷ trở lại đây lại được người Ấn tuyên bố từ rất sớm, ngay từ những ngày đầu tiên của nền văn minh nhân loại được đề cập trong các bộ kinh và văn tự cổ xưa được biết đến ít nhất từ cách đây 1.700 năm TCN của họ. Phải chăng những kiến thức khoa học làm thay đổi thế giới đã được người Ấn Độ biết trước từ lâu?

Dưới đây là một số những kiến thức khoa học quan trọng nhất có mặt từ lâu trong thần thoại Ấn Độ cổ đại trước khi khoa học hiện đại kịp biết đến.

 

1) Nhân bản và thụ tinh trong ống nghiệm

Trong một tác phẩm sử thi nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại có tên là Mahabharata, nhà hiền triết Vyasa – tác giả của một trong hai bộ thánh kinh của người Ấn đã đề cập đến khái niệm nhân bản con người qua câu chuyện một mẹ trăm con. Cụ thể, những câu thơ trong Mahabharata đã mô tả lại việc hoàng hậu Gandhari, vợ ông vua mù Dhritarashtra sinh hạ 100 người con trai. Lúc ấy, sau khi sinh ra một bọc thịt sau 2 năm mang thai, bà Hoàng nổi tiếng đức hạnh này đã được đấng thần linh dạy chia bọc thịt thành 100 phần, bỏ vào 100 cái hũ khác nhau. Một thời gian sau, từ 100 cái hũ ấy lần lượt chui ra 100 người con trai hùng dũng.

Bên cạnh đó, kinh Vệ Đà, một trong những nền tảng tri thức thiêng liêng nhất của Ấn Độ cổ đại cũng đề cập đến câu chuyện về ba anh em tên là Rubhu, Vajra và Vibhu đã nghĩ cách nhân bản bò để thu được nhiều sữa hơn. Chưa hết, bộ thánh kinh của Ấn còn đề cập đến việc nhân bản từ sớm qua 7 câu thơ miêu tả cảnh người chủ lấy da từ lưng bò mẹ để tạo ra một con bò khác giống hệt.

Sự thật này cũng khiến nhiều nhà nghiên cứu giật mình bởi đồng nghĩa với việc có mặt trong bộ thánh kinh thì hẳn là khái niệm nhân bản đã được người Ấn Độ cổ đại làm chủ trong một thời gian rất lâu, trước cả khi những bậc hiền triết biết và viết về nó trong các tác phẩm của họ.

 

2) Lực hấp dẫn

Nhắc đến "trọng lực", chúng tôi chắc hẳn người đầu tiên bạn nghĩ đến là nhà vật lý học người Anh Issac Newton hoặc chí ít cũng là John Mayer phải không nào? Mặc dù không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của hai nhà khoa học này trong việc đưa thuyết vạn vật hấp dẫn ra ánh sáng, song thực chất khái niệm về lực hấp dẫn đã sớm được nhắc khá chi tiết trong các văn tự cổ xưa của Ấn Độ, điển hình nhất là trong Vệ Đà - bộ kinh vĩ đại có tuổi đời hơn 5.000 năm.

Gần một ngàn năm trước Newton, có một nhà thiên văn học và nhà toán học người Ấn tên là Varahamihira (năm 505-587 SCN) đã nhận thấy rằng phải có một lực lượng nào đó trên đời gắn kết mọi thứ trên mặt đất lại với nhau và giữ cho chúng không bay hay nổi lên không trung. Tuy nhiên, vì điều kiện thời đó chưa cho phép đồng thời chính ông cũng không hiểu rõ bản chất lực lượng này gì nên đã bỏ qua việc nghiên cứu.

Một thời gian sau, nhà toán học và thiên văn học người Ấn Độ Brahmagupta (598-670 SCN) tin rằng Trái Đất có dạng cầu và nó có khả năng sinh ra một lực hút lên các vật thể. Ngoài ra, trong những nghiên cứu của mình, nhiều học giả, nhà thiên văn học và các nhà toán học cổ đại người Ấn cũng từng nhiều lần nói về quy luật “Bất cứ cái gì đã đi lên cũng đến lúc phải đi xuống”, thứ mà khoa học hiện đại vẫn gọi là trọng lực hay vạn vật hấp dẫn.

 

3) Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời

Các nhà khoa cho rằng, những người Ấn Độ cổ đại đã có thể đo được khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời và thật ngạc nhiên là kết quả cuối cùng lại cho ra một con số xấp xỉ với những gì mà chúng ta biết ngày nay.

Trong sử thi Ramayana, một trong hai tác phẩm vĩ đại của Ấn Độ có đề cập đến câu chuyện về thần khỉ Hanuman nuốt chửng Mặt Trời vì nghĩ đó là trái cây. Trong hai câu thơ cổ đó, người Ấn Độ cổ đại đã đưa ra khái niệm “yugasahsrayojan” như là một thước đo dùng để tính toán khoảng cách giữa hai hành tinh.

Theo lý giải khoa học, 1 Yuga tương đương với 12.000 năm và một Sahasra Yuga là 12.000.000 năm. Một đơn vị yojan mặt khác còn tương đương với khoảng cách 8 dặm. Như vậy, “yugasahsrayojan” trong hai câu thơ được đề cập trong sử thi Ramayana sẽ được tính theo công thức: 12000 x 12.000.000 x 8 = 96.000.000 dặm.

Chúng ta quy ước 1 dặm là 1,6 km nên sau khi quy đổi thì kết quả sẽ là 153,600,000 km, cực kỳ sát với khoảng cách từ Mặt trời đến Trái Đất là 149.600.000 km mà chúng ta biết ngày nay.

 

4) Phẫu thuật phẩm mỹ

Mới đây, các nhà khoa học đã công bố tài liệu gây sửng sốt về một văn bản y khoa được xem là chi tiết nhất từ trước đến nay ghi chép lại các kỹ thuật y học và phẫu thuật từng được người Ấn Độ cổ đại sử dụng. Đây được xem là một trong những văn tự y tế quan trọng nhất lưu hành những thời điểm đó.

Tuy nhiên, điều làm cho văn bản này trở nên độc nhất trong những văn tự cổ xưa từng được tìm thấy chính là sự chi tiết, những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về khái niệm, các quy trình và công cụ thực hiện phẫu thuật chỉnh hình. Tài liệu này thậm chí chỉ ra cho giới khoa học biết được rằng: nền tảng của ngành phẫu thuật bắt nguồn từ lúc các thầy thuốc cổ xưa giải phẫu thi thể để tìm hiểu cấu tạo cơ thể con người. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, phẫu thuật thẩm mỹ ngày nay chính là thành quả được thừa hưởng từ người chết. Một ngàn năm sau, chúng ta biết đến những bức vẽ giải phẫu học vô giá và vô cùng chính xác của Leonardo da Vinci ra đời cũng bằng cách thực hiện các thủ tục phẫu thuật trên thi thể.

Theo như những gì mô tả trong tài liệu thì các thầy thuốc người Ấn xưa sẽ tiến hành phẫu thuật trên cơ thể người sống, giúp tạo lại hình dạng chiếc mũi cho những tù nhân được ân xá. Trong quá trình thực hiện, thầy thuốc sẽ lấy một phần da từ má hoặc trán để đắp vào phần mũi bị cắt của họ. Bên cạnh đó, trồng răng cũng được xem là một thủ thuật của người Ấn Độ cổ và họ đã từng sử dụng trong đời sống trước người hiện đại đến tận 7000 năm.

 

5) Số 0

Đây là một phát hiện quan trọng của nhân loại sau một thời gian dài chìm trong bóng tối. Nhà toán học Ấn Độ cổ đại Aryabhatiya là người đầu tiên đưa ra khái niệm về số 0 và hệ thống số thập phân. Ngoài ra, số 0 cũng từng được nhắc đến trong một văn bản về vũ trụ học vào năm 458 TCN.

Trên thực tế, số 0 và hệ thống chữ số thập phân đều có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hầu hết các nền văn minh cổ xưa trên thế giới chưa bao giờ có ý niệm về một giá trị như vậy. Sau một thời gian, khái niệm này được lan truyền đến những vùng khác nhau trên thế giới thông qua đoàn thương nhân ngoại quốc.

Nhưng khi đến châu Âu, giá trị của những con số này đã không được chấp nhận, thậm chí chính quyền Ý và Italy còn ban bố lệnh cấm lưu hành. Tuy nhiên, sau đó không lâu, thế giới bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của chúng, dần chấp nhận và trở nên phổ biến cho đến ngày nay.

 

6) Dãy Fibonacci

Nếu đã đọc qua tác phẩm hoặc xem phim "Mật mã Da Vinci", chắc hẳn bạn sẽ không xa lạ gì với dãy Fibonacci. Về cơ bản, nó là một dãy vô hạn các số tự nhiên, trong đó một con số được xác định bằng cách cộng hai số đứng trước nó. Dãy Fibonacci được biểu diễn bắt đầu từ hai phần tử 0 và 1. Dãy số sẽ là 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34,… và cứ thế tiếp tục.

Điều đáng ngạc nhiên là trình tự của dãy Fibonacci được tìm thấy ở khắp nơi trong vũ trụ. Từ những cánh hoa hướng dương, các cơn bão cho đến các thiên hà như Messier 74. Tất cả đều sắp xếp theo một trình tự gọi là xoắn ốc Fibonacci, có nhiệm vụ phân bổ vị trí sắp xếp của các chi tiết trong vật thể dù cho chúng có phát triển với kích thước to lớn đến đâu. Bạn cũng có thể nhìn thấy trật tự này được sử dụng một số bức tranh nổi tiếng trên thế giới.

Càng kinh ngạc hơn nữa là trước khi khái niệm này được Leonardo Pisano khám phá thì chúng đã sớm có mặt trong các văn bản Ấn Độ cổ đại. Pingala, người sống vào khoảng năm 200 TCN được xem là người đầu tiên đề cập đến quy luật của dãy Fibonacci trong tác phẩm của Virhanka. Hơn một ngàn năm sau, một nhà toán học người Ý tên là Leonardo Pisano cho công bố lý thuyết về dãy Fibonacci thông qua hai bài toán về con thỏ và tổ ong.

 

7) Nguyên tử

Từ lâu nay, nguyên tử vẫn được biết đến như là một khám phá thuộc hàng mới mẻ của nền văn minh hiện đại. Đây hoàn toàn là một quan điểm sai lầm bởi lẽ trên thực tế nó đã được biết đến từ trước khi John Dalton, người đầu tiên được cho là đã khám phá ra nguyên tử cả hàng chục thế kỷ. Vậy điều gì đã xảy ra?

Vào thời cổ đại, một người có tên là Kanada đã lần đầu thành lập một lý thuyết về những hạt vô hình nhỏ vô tận xuất hiện ở khắp mọi nơi. Ông đặt tên cho những hạt vô hình này như là "Anu" và khẳng định rằng chúng không thể bị phá hủy.

Bên cạnh đó, bằng cách các quan sát vật thể rơi xuống đất, sự chuyển động của lửa và các hiện tượng khác như dòng chảy của chất lỏng, Kanada cũng đưa ra một lập luận đó là nguyên tử có hai trạng thái chuyển động kép: một là trạng thái nghỉ ngơi và hai trạng thái chuyển động hỗn độn không ngừng. Xa hơn nữa, ông thậm chí còn kết luận rằng nguyên tử là những hạt có kích thước rất nhỏ kết hợp với nhau để tạo ra vạn vật, cái mà ông gọi là "dvyanuka" (ngày nay là các phân tử diatomic) và "tryanuka" (các phân tử triatomic), không thể bị chia cắt và chúng có mặt có khắp nơi xung quanh ta cho dù mắt thường không thể nhìn thấy.

 

8) Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ (Hệ Mặt Trời)

Ý tưởng cho rằng Trái Đất trên thực tế đang quay quanh Mặt Trời và Mặt Trời là “trung tâm của vũ trụ” đã được tìm thấy trong nhiều văn bản kinh Vệ Đà tiếng Phạn được viết trong thời Ấn Độ cổ đại, trước cả hàng nghìn năm Copernicus và các nhà khoa học khác công bố thuyết nhật tâm (tức là Mặt Trời nằm giữa và các hành tinh quay xung quanh nó).

Trái Đất và các hành tinh khác di chuyển xung quanh Mặt Trời do lực hấp dẫn, bởi Mặt Trời lớn hơn hơn tất cả là một nhận định được đề cập trong văn bản kinh Vệ Đà trong thời điểm khoảng thế kỷ 9-8 TCN. Bên cạnh đó, một vài bản bình luận có liên quan đến thuyết nhật tâm sơ khai cùng được một số nhà hiền triết người Ấn Độ cổ đại viết lại trong bài thiên văn học của mình đại khái có nội dung: Mặt Trời không di chuyển, thứ chuyển động chính là Trái Đất và các hành tinh xung quanh. Chúng được gắn kết với Mặt Trời bằng một “sợi chỉ” (ý nói lực hấp dẫn).

 

Sự thật đã chứng minh những kiến thức khoa học quan trọng nhất trong lịch sử đã từng được người Ấn Độ cổ đại biết đến và làm chủ từ rất lâu cái ngày khoa học hiện đại khám phá ra. Đây quả thực là một phát hiện thú vị về thế giới mà không phải ai cũng biết.

Ngoài những kiến thức khoa học trên, dưới đây là những phát minh thời cổ đại vượ xa tiến bộ khoa học hiện nay.

Thật khó tin là thần thoại lại chứa những kiến thức khoa học. Các bạn nhớ chia sẻ bài viết này nhé!