Những phòng thí nghiệm được đặt trong môi trường siêu khắc nghiệt

Ngày 25/05/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Các nhà nghiên cứu thường muốn đi tới những điểm xa xôi nhất để đạt được các kết quả nghiên cứu cao. Họ muốn thoát ra khỏi vùng an toàn của mình, hoặc ra khỏi hành tinh của chúng ta dưới  cái tên khoa học. Bảy phòng thí nghiệm được đề cập dưới đây là nơi các nhà khoa học phải làm việc trong điều kiện khó khăn nhất, đó là trên vũ trụ và đôi khi ở ngay trên đỉnh núi, các cực cầu hoặc dưới nước. Công việc của họ là giúp bạn hiểu rõ hơn về vũ trụ của chúng ta và đạt được thông tin giá trị về thời tiết , cơ thể con người, biến đổi khí hậu cũng như nhiều thứ khác.

 

1) Đài thiên văn IceCube Neutrino (Nam Cực)

Phòng thí nghiệm, môi trường

@Emanuel Jacobi/ NSF

Đó là phòng thí nghiệm vật lý lạnh nhất trên thế giới. Thiết bị được sử dụng để phát hiện hạt neutrino năng lượng cao không phải là kính thiên văn trong không gian (hạt neutrino năng lượng cao là những hạt hạ nguyên tử có nguồn gốc từ một số hiện tượng thiên văn mạnh mẽ, ví dụ như các vụ nổ sao). Trong thực tế, chúng là một loạt các cảm biến nằm sâu dưới bề mặt trái đất. Trong vùng đất hoang đông lạnh của Nam Cực, bạn sẽ tìm thấy Đài thiên văn IceCube Neutrino nằm dưới lớp băng dày. Neutrino đôi khi phản ứng với các phân tử trong nước để tạo ra bức xạ Cherenkov được Các ống nhân quang nhận (PMT).

 

Phòng thí nghiệm, môi trường

@Patrick Cullis/ NSF

Quá trình tạo ra IceCube liên quan đến việc định vị các mô-đun quang học kỹ thuật số (DOM), đó là các cảm biến hình cầu có chứa PMT, ở độ sâu từ 1450 đến 2.450 mét. Các mô đun quang học có diện tích hơn 1 km khối đá và biến chúng trở thành một phần của phòng thí nghiệm vật lý lạnh nhất và cũng là đài quan sát neutrino lớn nhất thế giới. Dữ liệu thô thu thập được tại đài thiên văn này là khoảng một nghìn tỷ byte hàng ngày tương đương 1000 GB để phục vụ cho phân tích.

 

2) Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven trên đảo Long Island (New York, Hoa Kỳ)

Phòng thí nghiệm, môi trường

@Brookhaven National Laboratory

Đó là phòng thí nghiệm sản xuất nhiệt nóng nhất thế giới. Máy va chạm ion nặng tương đối tính (RHIC) được tìm thấy tại Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven và công bố vào tháng 2 năm 2012 phát ra nhiệt khoảng 4 nghìn tỷ độ C (7,2 nghìn tỷ độ F). Đây là nhiệt độ nóng nhất mà con người từng tạo ra! Nhiệt độ này lớn gấp 250.000 lần so với mức nhiệt được tìm thấy ở trung tâm trái đất. Hiện tượng này đạt được do sự va chạm của các ion vàng ở tốc độ ánh sáng và plasma plasma quark gluon - đó là một hỗn hợp các hạt cơ bản tồn tại ở tự nhiên chỉ trong một phần giây sau khi vụ nổ Big Bang được tạo ra.

 

Phòng thí nghiệm, môi trường

@Brookhaven National Laboratory

Đây là máy gia tốc ion nặng mạnh thứ hai nếu so sánh với Máy gia tốc hạt lớn ở CERN. RHIC cũng là cơ sở duy nhất chứa các proton phân cực bị va chạm để nghiên cứu cách proton đạt được spin của chúng. Phòng thí nghiệm này giữ kỷ lục thế giới khi có nhiều proton phân cực năng lượng cao nhất từng thấy bên cạnh việc tạo ra nhiệt độ kỷ lục.

 

3) Phòng thí nghiệm kim tự tháp của công viên quốc gia Sagarmatha Park ở Nepal

Phòng thí nghiệm, môi trường

@YouTube/ Lorenzo Pini

Đó là phòng thí nghiệm trên mặt đất cao nhất trên thế giới. Ở dãy Himalaya, tại Vườn Quốc gia Sagarmatha ở Nepal, có một phòng thí nghiệm có hình kim tự tháp cao 3 tầng. Phòng thí nghiệm và đài quan sát này được làm bằng thép, kính và nhôm. Nó nằm ở chân núi Everest ở độ cao 5.050 mét trên mực nước biển. Nghiên cứu được thực hiện ở đây thường là về các chủ đề như sinh lý học con người, địa chất, môi trường và khí hậu.

 

Phòng thí nghiệm, môi trường

@YouTube/ Lorenzo Pini

Phòng thí nghiệm này được tạo ra bởi ủy ban Ev-K2-CNR, nhằm phục vụ cho các nghiên cứu khoa học kỹ thuật trên cao. Nó có ba tầng: phòng thí nghiệm và kho hàng nằm ở hai tầng đầu trong khi tầng thứ ba dành cho viễn thông và xử lý dữ liệu. Phòng thí nghiệm Kim tự tháp là điểm mốc cho các nhà khoa học và người dân địa phương sử dụng các phương tiện viễn thông của họ.

 

4) Khu căn cứ rạn san hô NOAA Aquarius, Khu bảo tồn biển quốc gia Florida Keys ở Florida (Hoa Kỳ)

Phòng thí nghiệm, môi trường

@NASA

Đây là phòng thí nghiệm dưới nước sâu nhất trên thế giới bởi các phòng thí nghiệm dưới biển khác như cabin Conshelf III và Conshelf II hoạt động trong những năm 1960, đã bị sóng đánh tan. Phòng thí nghiệm Aquarius này nằm sâu trong khoảng 15 đến 18 mét dưới mặt nước tại khu bảo tồn biển ở Florida Keys. Nó được sử dụng để các nhà nghiên cứu nghiên cứu sinh thái rạn san hô trong hai thập kỷ qua. Cơ sở vật chất trong phòng thí nghiệm bao gồm sáu giường ngủ với một phòng tắm cộng thêm các cửa sổ để nhìn ra thế giới nước bên ngoài.

 

Phòng thí nghiệm, môi trường

@National Oceanic and Atmospheric Administration

Nhà du hành học vĩ đại Fabien Cousteau, cháu của nhà thám hiểm huyền thoại, Jacques-Yves Cousteau, đã trải qua 31 ngày tại phòng thí nghiệm Aquarius với năm đồng đội vào tháng 6 năm 2014. Nhóm nghiên cứu này đã nghiên cứu tác động axit hóa đại dương, biến đổi khí hậu, mối quan hệ động vật ăn thịt - con mồi, ô nhiễm và các đề tài khác.  

 

5) CERN, biên giới Pháp - Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ)

Phòng thí nghiệm, môi trường

@CERN

Đó là phòng thí nghiệm vật lý lớn nhất trên thế giới. Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu này (CERN) nằm gần Giơ-ne-vơ và rộng hơn 250 mẫu Anh (100 ha) trên đất Thụy Sĩ và hơn 1.125 mẫu Anh (450 ha) trên đất Pháp đồng thời vẫn đang mở rộng thêm. Chiếc Máy gia tốc hạt lớn này được đặt trong một đường hầm dài 150 mét nằm dưới mặt đất và trải dài 17 mét. Và đây không phải là tất cả, kế hoạch vẫn đang còn được triển khai để xây dựng một đường hầm lớn gấp ba lần kích thước đó! Các nghiên cứu thực hiện tại cơ sở này nhằm mục đích khám phá bản chất của vũ trụ, do đó được dự kiến ​​ở quy mô lớn.

 

Phòng thí nghiệm, môi trường

@CERN

Mục đích xây dựng CERN là để hỗ trợ sự hợp tác giữa các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau. Nhiệm vụ đó vẫn đang tiến triển tốt, cơ sở này được hơn 10.000 kỹ sư và nhà khoa học từ 113 quốc gia khác nhau sử dụng. Có gần 1.500 nhân viên làm việc bán thời gian và 2.400 nhân viên làm việc toàn thời gian. Kể từ khi thành lập vào năm 1954, nhà máy đã đạt được những khám phá quan trọng và giành giải Nobel bao gồm cả thành tựu phát triển công nghệ trên mạng lưới toàn cầu.

 

6) SNOLAB (Sudbury, Ontario, Canada)

Phòng thí nghiệm, môi trường

@SNOLAB

Đó là phòng thí nghiệm ngầm sâu nhất trên thế giới. Đài quan sát Neutrino Sudbury này (SNOLAB) được xây dựng tại Ontario và sử dụng để quan sát hiện tượng không gian sâu nằm dưới bề mặt trái đất, giống như IceCube. Cơ sở này nằm bên trong mỏ niken dưới độ sâu 2 km. Phòng thí nghiệm có diện tích 5.000 mét vuông. Ở ngay trên mặt đất, nó tự hào có một tòa nhà hỗ trợ rộng 3.100 mét vuông.

 

Phòng thí nghiệm, môi trường

@SNOLAB

Công việc nghiên cứu của SNOLAB tập trung chủ yếu vào vật lý hạt astro mà bao gồm vật chất tối của vũ trụ, các nghiên cứu siêu tân tinh và các neutrino mặt trời năng lượng thấp. Các nhà khoa học từ những lĩnh vực khác như địa chấn học và địa vật lý cũng đã bày tỏ mong muốn làm việc tại cơ sở này và điều đó sẽ hỗ trợ lớn cho các nhà nghiên cứu sinh vật dưới lòng đất.

 

7) Trạm Không gian Quốc tế, không gian ngoài

Phòng thí nghiệm, môi trường

@Oleg Dmitriyevich Kononenko

Đó là phòng thí nghiệm cao nhất trên thế giới. Trạm Không gian Quốc tế (ISS) là phòng thí nghiệm có tốc độ quay lớn với môi trường khắc nghiệt và cao độ nhất. Nó quay quanh trái đất ở độ cao từ 330-435 km và trung bình với tốc độ 27.724 km/h, trạm không gian vĩ đại này rộng 108,5 mét và dài 72,8 mét.

 

Phòng thí nghiệm, môi trường

@NASA

Rất nhiều các thí nghiệm đang được thực hiện tại cơ sở trên bao gồm sinh học con người, vật lý, khí tượng và thiên văn học. Môi trường gần như không trọng lượng của phòng thì nghiệm này (do kết quả của trạng thái rơi tự do và không trọng lực của không gian ngoài), khiến nó trở thành một môi trường nghiên cứu độc nhất. Kể từ tháng 11 năm 2000, cơ sở này đã được các phi hành gia từ hơn 15 quốc gia khác nhau đến thăm. ISS dự kiến ​​sẽ hoạt động đến năm 2020 nhưng vẫn có thể phục vụ cho đến năm 2028.  

 

Tiếp theo là những môi trường khủng khiếp nhất thế giới:

Nhớ chia sẻ những phòng thí nghiệm được đặt trong môi trường siêu khắc nghiệt này nhé! Đây là thông tin thú vị mà ai cũng nên biết.