Những tàn tích của đảo Suakin ở Sudan

Ngày 08/08/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Có rất nhiều địa điểm, khu vực trong quá khứ nổi như cồn về sự phát triển cũng như tiếng tăm lẫy lừng. Ấy thế mà, vì một vài yếu tố chủ quan hoặc khách quan khiến nó trở thành địa phận bị bỏ hoang. Một trong những vùng đất mà LaLung.vn đang nói đến chính là đảo Suakin ở Sudan. Được biết đến là thị trấn đảo Suakin – nghe cái tên thị trấn nghĩa là sự phát triển của nó cũng không phải dạng vừa đâu bà con ạ. Nằm ở phía đông của vùng Sudan, được người dân lúc bấy giờ đánh giá là một cảng quan trọng trong lĩnh vực thương mại và văn hóa trên vùng biển Đông Phi trong nhiều thế kỷ.

Trung tâm này nằm trên một hòn đảo mang hình dáng bầu dục, nằm trên bờ biển phía Tây của Biển Đỏ, xâm nhập vào bên trong ta sẽ thấy một hẻm hẹp tiến tới vào đất liền tầm 4km và kết thúc trong một lưu vực rộng khoảng 2 cây số. Ở lưu vực nông có hai đảo san hô tuyệt đẹp. Tuy nhiên, Suakin đã bị bỏ rơi và mọi thứ ở đấy không khác gì một vùng nghĩa trang. Suakin còn được biết đến bởi hòn đảo này được kết nối với đất liền bằng một đường trục ngắn do con người tạo ra. Hôm nay chúng ta sẽ cùng ghé thăm những tàn tích của đảo Suakin ở Sudan qua những hình ảnh và thông tin dưới đây.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Phần lớn lịch sử của quần đảo Suakin đến nay vẫn chưa được rõ ràng, bởi địa điểm này chưa bao giờ được các nhà khoa học nghiên cứu một cách cẩn thận và nghiêm túc. Mặc dù Suakin cũng được đề cập khá nhiều trong kiến thức lịch sử và qua những câu chuyện truyền miệng của du khách. Vào thời điểm ấy, vùng đất được bao quanh bởi bốn bề là nước này còn có tên gọi là cảng La Mã, Limen Evangelis.

May mắn thay còn được Ptolemy – một nhà văn học, thiên văn học, chiêm tinh học, địa lý học và là nhà thơ duy nhất của Anthology Hy Lạp nhắc đến. Ông đã mô tả nó như nằm trên một hòn đảo tròn ở cuối một lối đi vào dài ngoằng. Trên thực tế, nguồn gốc của cái tên Suakin xuất phát từ al-Hamdani vào thế kỷ thứ 10, người ta nói rằng nó đã là một thị trấn cổ.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Lúc bấy giờ, Suakin được xem như một phần từ đối nghịc với một cảng khác trên biển Đỏ, Aydhab gần Ai cập và nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của nó. Người Ai Cập đã cố gắng giành giật và chiếm quyền kiểm soát Suakin từ bộ lạc Beja bản xứ và có những cuộc tranh đấu thường xuyên giữa hai người vì lý do này.

Hai cảng này ganh đua với nhau trong những năm tiếp theo, và sau đó kết thúc bằng sự sụp đổ của Aydhab vào nửa sau của thế kỷ 15. Từ đó trở đi, Sukain trở thành cảng chính trên bờ biển Đỏ, giữ được ưu thế và khả năng của nó cho đến khi mở cảng Sudan năm 1922.

Một khi cảng chính của Sudan là Suakin mất đi tầm quan trọng của nó khi có bến cảng mới xuất hiện  hay còn có tên là Port Sudan, được xây dựng ở phía bắc vào đầu thế kỷ 20. Trong suốt thế kỷ, Suakin từ từ bắt đầu mất hết dân số cho đến khi nó biến thành một thị trấn ma quái.

Việc chuyển giao cảng đánh dấu sự khởi đầu của sự suy thoái nhanh chóng đảo Suakin. Trong vòng một thập kỷ, cầu cảng đã biến mất và các bến tàu đã sụp đổ hoàn toàn. Hơn thế nữa, vào cuối những năm 1930, hòn đảo Suakin vốn phát triển đã bị bỏ hoang và rất ít người ở lại trong lục địa của thành phố.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Như những hình ảnh mà các bạn vừa nhìn thấy, hòn đảo này giờ chỉ là một bộ sưu tập những tàn tích để lại. Những tòa nhà đẹp hồi đó được làm bằng đá san hô tuyệt đẹp đã bị sụp đổ. Thế nhưng, ngay cả trong số những tàn tích đổ nát đó mọi người vẫn có thể thấy được sự kết hợp hoàn hảo và tuyệt vời giữa các nền văn hóa khác nhau. Từ Venetian đến Ottoman, cả nhà mình có thể nhìn thấy trong sự đa dạng kiến ​​trúc của thành phố.

Các bộ phận của thị trấn có vẻ như đã được khôi phục. Một số công trình xây dựng mới ở phía bắc của hòn đảo đang được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có một thông tin nào chính xác về sự hình thành trở lại của trung tâm sầm uất một thời này.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Hình ảnh này được chụp từ trên không của đảo Suakin vào năm 1930 với đảo Condensor ở tiền cảnh và El Gerf với các phòng thủ kèm theo.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Những tàn tích của đảo Suakin ở Sudan để lại cũng chỉ là những bức tường bằng đá, không chỉ cũ kỹ mà quang cảnh nhìn còn rất điêu tàn. Nếu trước đây cảng biển đầy người qua lại thì giờ bốn bề chỉ toàn là nước, không một bóng người.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Với những bức tường hay lâu đài, tòa nhà còn đứng vững ngày hôm nay có thể cho chúng ta biết được rằng quá khứ của đảo Suakin từng là hoàng kim, thịnh vượng. Nhưng đống đổ nát này không biết còn có cơ hội được tái sinh.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Nhìn từ trên cao, người ta không khỏi xót xa và ớn lạnh trước vùng đất tương tự như nghĩa trang này. Điêu tàn tới mức người ta nghĩ rằng nơi đây ắt hẳn phải có cuộc chiến tranh hay sự tàn phá của thiên nhiên. Nhưng không phải vậy, chẳng qua là không còn sự tồn tại của người dân ở đấy mà thôi.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Bức ảnh mới nhất được biết đến của Suakin cho thấy hiện có một số công trình mới đang được xây dựng trên đảo. Nhưng vấn đề là đặt ra là những công trình này được hình thành nhằm mục đích gì khi không còn một bóng người ở đó.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Đây là một góc nhìn mới của vùng đất được bao quanh bởi đại dương biển cả. Sự xuất hiện của một vài tòa nhà mới có thể là cơ hội để giúp nó tái sinh lần hai.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Một ngôi nhà đang đổ nát và trong tương lai nó chỉ còn lại những mảnh vụn của đá và bê tông. Rồi cỏ sẽ mọc lên, nước sẽ dâng trào và chúng sẽ biến mất. Đó là dự đoán của ad, còn thực tế ra sao thì thời gian sẽ trả lời tất cả.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Từng là chiếc cổng huy hoàng giờ đã biến thành sự hoang phế. Thật đáng tiếc nhưng đó là sự thật mà ai cũng cần phải chấp nhận “cái cũ luôn được thay thế bởi cái mới tốt hơn”.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Những ngôi nhà bỏ hoang, xóm chợ vắng người là toàn cảnh của đảo Suakin lúc bấy giờ. Nếu bạn không may lạc vào hòn đảo này thì khả năng chết vì ớn lạnh rất cao đấy.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Lại là một bức tường đổ sập xuống. Xung quanh chỉ toàn đá và đất cát, chẳng còn nhộn nhịp và phát triển như ngày xưa.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Một chiếc cổng và vài chiếc máy bơm nước đang nằm ngổn ngang ở mặt đất. Hình ảnh cũ nát mà người ta dễ nhận thấy đó là bức tường cũ sì, phai màu, xập xệ. Có lẽ chỉ cần một cái chạm tay nhẹ cũng đủ để khiến nó sập xuống chứ chẳng đùa.

 

Quần đảo, Biển Đỏ, Hy Lạp, Ai Cập

Kết thúc chuyến thăm những tàn tích của đảo Suakin ở Sudan là con đường xa xăm không bóng người, hai bên đường chỉ toàn sự đổ nát, không trọn vẹn. Hy vọng trong tương lai người dân phát hiện được điều mới lạ hay khám phá được tài nguyên abc nào đó tại vùng đảo này. Lúc ấy, Suakin lại tấp nập và huy hoàng như thời xưa.

 

Vừa rồi chúng ta chỉ nhìn thấy những hình ảnh đổ nát. Còn bây giờ hãy cùng xem qua đoạn video nói về Suakin – bến cảng cũ ở Biển Đỏ, Sudan trong những năm còn có người qua lại.

Nếu bạn đã từng đi qua đảo Suakin sẽ không khỏi xót xa khi nhìn thấy những hình ảnh điêu tàn này. Nhưng cũng đừng quá thất vọng vì sự hoang phế của nó mà hãy nghĩ rằng trong tương lai nó sẽ là mảnh đất màu mỡ giúp người dân ở Sudan phát triển. Đừng quên để lại bình luận ở cuối bài và chia sẻ bài viết này đến với tất cả mọi người nhé!

Bài viết liên quan: