Những thành phố không tưởng này đã thất bại một cách ngoạn mục

Ngày 09/08/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Một xã hội hoàn hảo ai cũng mơ ước và mong mình được sống trong đó.

Nhưng con đường để tạo nên một xã hội không tưởng chẳng hề dễ dàng: khi chúng ta làm A việc thì chuyện B sẽ xảy ra, thật không may nó lại ảnh hưởng xấu đến cả toàn thể quần chúng nhân dân.

Cho dù ý tưởng một thành phố hoàn hảo là một mong ước cao thượng, một tầm nhìn vĩ đại, nhưng nếu không dựa vào tình hình xã hội và điều kiện tự nhiên thì sớm muộn nó cũng thành thảm họa. Sau đây là những thất bại ngoạn mục về việc xây dựng thành phố lý tưởng, bạn xem tiếp nhé!

 

10) Trung Quốc xây dựng bản sao thành phố Dubai

Trung Quốc xây dựng bản sao thành phố Dubai

@BBC

Dubai là một thành phố sầm uất và quá đỗi nổi tiếng trên thế giới. Cả nước xài tiền theo phong cách giới thượng lưu và là nơi tập trung những gì xa xỉ nhất của thế giới. Nhưng ít người biết rằng, cách đây không lâu, nó chỉ là một mảnh đất hoang sơ và khô cằn của sa mạc, nơi sinh sống của một số ít thương lái.

Thành công của nó đã truyền cảm hứng cho rất nhiều quốc gia khác noi gương học hỏi. Một số rất thành công trong việc xây dựng thành phố của mình và bên cạnh đó cũng có nơi thất bại thậm tệ ví dụ như Trung Quốc.

Trong những năm 2000, chính quyềnTrung Quốc đã quyết định sẽ đem cái đẹp hào nhoáng và quyến rũ của Dubai đến thành phố Mongolia.

Cũng giống như Dubai trước đây, Mongolia cũng là một phần của sa mạc. Dự định của họ là sẽ xây dựng một khu văn hóa, kinh tế và chính trị nổi tiếng tại nơi này. Nó sẽ có những tòa nhà lớn do các kiến trúc sư nổi tiếng tạo ra. Sẽ có thư viện, sân vận động, bảo tàng tầm cỡ thế giới. Tên của thành phố này là Ordos. Nhưng có ai ngờ, nó lại trở thành một thất bại vĩ đại mà họ không ngờ tới.

Vấn đề là, việc xây dựng một thương hiệu mới của Dubai từ đầu ở giữa một sa mạc là một sự đầu tư khổng lồ. Vì vậy, để bù đắp cho hàng tỷ đô la họ đã bỏ ra, chính quyền đã nâng cao giá nhà ở tại Ordos.

Tại thời điểm đỉnh cao, giá nhà ở đây chỉ còn thua mỗi thành phố Thượng Hải. Người dân cảm thấy nơi này không phù hợp với điều kiện sống của họ với cái giá trên trời như vậy nên cuối cùng rất ít hay có thể nói là không ma nào tới đây cả.

Ordos - cái tên tưởng chừng như sẽ thành một Dubai mới ở Châu Á giờ đây lại vắng vẻ, trống rỗng trong hơn một thập kỷ và cho đến hôm nay có rất ít người sinh sống tại đây.

 

9) Trại lao động cải tạo ở Nga

Trại lao động cải tạo ở Nga

@Ruslan959/Wikimedia

Stalin là một nhà lãnh đạo người nga, người có công lớn giúp đất nước rộng lớn này trở thành một cường quốc công nghiệp trên thế giới chỉ sau Mỹ. Với việc tạo ra các trung tâm công nghiệp khổng lồ từ con số 0 chỉ trong chưa tới 5 năm. Một trong những trung tâm đó là Magnitogorsk.

Được cho là thành phố có kế hoạch hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới, Magnitogorsk đã được xây dựng để trở thành các trung tâm sản xuất thép của xứ Bạch Dương. Nhưng nó cũng đã được xây dựng với mục đích trở thành thiên đường cho những người công nhân.

Với những đại lộ rộng, không gian mở. Mọi người sẽ sống trong một cộng đồng lớn và tham gia vào những cuộc thi lao động của “xã hội chủ nghĩa" để cải thiện thành phố mình. Mặc dù vậy điều gì đã khiến nơi này trở nên không còn thu hút dân cư nữa? Câu trả lời là khí hậu.

Khi những người lao động tình nguyện đầu tiên đến đây, chả có gì trong Magnitogorsk. Điều đó có nghĩa là họ phải ngủ trong lều, nơi mà nhiệt độ thường giảm xuống dưới -20 độ C (-4 ° F). Chẳng có gì khắc nghiệt hơn một nơi mà vào mùa đông những cái lạnh thấu xương giết chết rất nhiều người. Còn mùa hè thì chẳng kém cạnh hơn với cái nóng khủng khiếp và những cơn bão cát lớn.

Không có nước sạch trong khu vực, không có đủ lương thực, và không có bệnh viện. Trong vòng chưa đầy một năm, số người chết cao đến nỗi tất cả những người lao động tình nguyện bỏ chạy.

Magnitogorsk hoàn thành do Stalin lãnh đạo nhằm phát triển ngành công nghiệp nặng, coi nó như là một đô thị kiểu mẫu.

Nhưng vì thời tiết nơi này quá khắc nghiệt, các tình nguyện viên bị bỏ mặc, cũng là lúc hàng chục ngàn tù nhân bị gửi đến đây để nhốt và biến nơi này thành thiên đường của một trại cải tạo lao động khổng lồ.

 

8) Đô thị Nightmare St. Louis

Đô thị Nightmare St. Louis

@United States Geological Survey

Những du khách đến từ châu Âu rất ngạc nhiên về qui mô trải rộng của các thành phố ở Mỹ hiện có. Trong khi ở Ý hay Pháp, hầu hết mọi người sống trong những căn hộ ở các cao ốc khổng lồ, thì ở Mỹ mọi người cùng sống trong các vùng ngoại ô. Nơi này được gọi tên là Pruitt-Igoe, với chủ trương xây dựng một lượng lớn nhà ở tại thành phố St. Louis, bang Missouri, Mỹ vào năm 1954.

Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật là Minoru Yamasaki năm 1949. Pruitt-Igoe trở thành một khu phức hợp rộng lớn với 17 căn hộ cao 11 tầng trải dài khắp thành phố. Dự tính đó sẽ là một thiên đường cho giới trung lưu mới nổi của đất nước cờ hoa. Với kế hoạch như vậy, Pruitt-Igoe chắc chắn sẽ thành công, nên năm 1954 nó được công bố rộng rãi trên truyền hình.

Đáng buồn thay, vào năm 1954, tòa án tối cao tuyên bố công trình nhà ở này không phù hợp với hiến pháp. Nhà nước lo ngại Pruitt-Igoe sẽ thu hút người da đen đến ở. Dân chúng ngay lập tức bỏ của chạy lấy người ra các vùng ngoại ô. Và thành phố không tưởng này đã thất bại một cách ngoạn mục.

Pruitt-Igoe bị bỏ hoang một thời gian dài, tất cả các thiết bị điện trong công trình phục vụ cho cuộc sống thường ngày đã ngừng làm việc. Một số người nghèo muốn chuyển đi nhưng bị cảnh sát bỏ mặc, lúc ấy các băng nhóm ma túy thành lập. Pruitt-Igoe bỗng nhiên trở thành một trong những dự án nhà ở của Mỹ ảm đạm và nguy hiểm nhất lúc bấy giờ. Cuối cùng nơi này buộc phải đánh bom để phá dỡ và ngậm ngùi tiếc nuối một số tiền không hề nhỏ vừa bị đốt đi.


7) Nudist Colony của Tiểu Bang Washington, Mỹ

Nudist Colony của Tiểu Bang Washington, Mỹ

@NaJina McEnany

Nudist Colony nằm ở tiểu bang Washington, thành lập thành một khu riêng biệt không tuân theo các đạo luật của chính phủ. Được thành lập vào năm 1895, nó được xem là một nơi con người phát triển tự do, không bận tâm đến mệnh lệnh của chính phủ. Những người sáng lập ra nơi này muốn rằng người dân sống ở đấy tự do phá vỡ những ràng buộc của xã hội và tạo ra một thiên đường trên Trái Đất.

Điều họ thường làm nhất là khỏa thân suốt toàn bộ thời gian ở nhà hay ra phố và bất cứ đâu. Bởi vì không cần sống có quy tắc nên nơi đây thu hút sự chú ý của nhiều người ở vùng khác đến. Dân chúng đổ xô đến để được tắm trần trong hồ, đi dạo không quần áo xuống phố và rác thải, phế liệu xả một cách vô tư.

Đối với nhiều cư dân khác, đây là một sự tự do quá đáng. Thị trấn Nudist Colony chia thành hai nhóm người, một là “khỏa thân” hai là “đoan chính”. Cả hai bên xảy ra chiến đấu liên tục, cuối cùng cả thị trấn phải giải thể trong vòng chỉ hơn một thập kỷ sau khi sáng tạo ra nó.

 

6) Ngôi sao chết phục hưng ở Ý

Ngôi sao chết phục hưng ở Ý

@IlirikIlirik/Wikimedia

Dưới đây là một câu hỏi kỳ cục xíu dành cho bạn: Nếu bạn được lựa chọn nơi để sống, bạn sẽ sống trên hành tinh chết (Death Star) chứ? Chúng tôi đoán 100% ai cũng trả lời “không”. Bạn biết không, trong những năm cuối thế kỷ 16, nước Cộng hòa Venetian đã hỏi dân chúng của họ câu này.

Sau đó họ xây dựng một thành phố không tưởng mới, gấp đôi lượng siêu vũ khí và cố gắng thuyết phục người dân đến đó sống.

Được biết đây là khu tự trị Palmanova của Ý, khu đô thị này được giám sát bởi kiến trúc sư quân sự là Giulio Savorgnan. Hình hài mảnh đất này sắp xếp giống kiểu ba ngôi sao đồng tâm. Bao xung quanh là những bức tường cao, cắt cử người canh giữ ngày đêm, còn bên trong thành phố thì thúc đẩy đời sống được cho là hạnh phúc.

Thị trấn Palmanova thiết kế kiểu pháo đài như vầy nhằm chống lại lược lượng tấn công Ottoman. Nơi này là nhà của các thương gia, thợ thủ công và nông dân. Điều kiện sống rất tốt và bày trí thanh lịch theo hướng thành phố kiểu mới, nhưng bất kể tất cả mọi thứ, không ai chọn để sống ở đây. Bởi vì nơi này phải chịu đựng những thứ rất khủng khiếp như cưỡng hiếp, cướp bóc, rượt đuổi kéo dài.

Cuối cùng người quản lý nơi này buộc phải tha thứ cho các tội phạm và cho tiền để họ sống ở đây, nơi còn có cái tên là “Ngôi sao chết Phục hưng” (Renaissance Death Star”).

Mặc dù thành phố tưởng chừng như tuyệt vời lại thất bại một cách ngoạn mục, thì hiện nay nó đã trở thành một thị trấn du lịch nổi tiếng, không còn chứa những siêu vũ khí như trước nữa.

 

5) Thành phố cho khu ổ chuột (New Delhi, Ấn Độ)

Thành phố cho khu ổ chuột, New Delhi, Ấn Độ

@RISHABHNAGPAL20/Wikimedia

Thành phố New Delhi ở Ấn Độ có thể nói rất sôi động, nhộn nhịp nhưng không kém phần hỗn loạn. Trong số 18 triệu cư dân sống ở thành thị, một nửa đang sống trong các khu nhà ổ chuột hoặc khu vực bất hợp pháp.

Nhiều du khách gần xa cho rằng đây chỉ là một thực tế của cuộc sống trong việc phát triển nước Ấn mà thôi. Nhưng đối với New Delhi thì phải khác. Và trong năm 1947, vào đêm trước ngày độc lập của Ấn Độ, Thủ tường Jawaharlal Nehru tuyên bố New Delhi không ai cần phải sống trong cảnh nghèo khổ nữa. Nghe có vẻ thật khó tin và rốt cuộc tuyên bố này cũng không thành sự thật, bởi hai vấn đề lớn là: thuộc địa Anh và phân chia đất nước.

Sau khi Ấn Độ giành lại độc lập, đất nước lâm vào kiệt quệ vì nước Anh đã khai thác gần như mọi thứ tại thuộc địa này, khiến Ấn Độ lâm vào tình trạng hết đường xoay sở. Và thành phố Delhi cũng không ngoại lệ. Tổng số tiền của một thành phố lúc đó chỉ bằng 1 triệu đô (hơn 20 tỉ VNĐ) ngày nay. Đủ để xây 3 ngôi nhà khang trang chứ còn xây cả thành phố là chuyện không thể.

Yếu tố thứ hai là tại Delhi tràn ngập những khu ổ chuột. Sau đợt chia cắt đất nước, hơn nửa triệu người lẩn trốn đến thủ đô mới, tiềm kiếm nơi trú ẩn không có bạo lực. Do thiếu thốn về tài chính mà cuộc sống những người này tồi tệ hơn.

 

4) Đô thị nhàm chán ở Anh

Đô thị nhàm chán ở Anh

@Tom Walker

Nói đến Milton Keynes, một thị trấn sầm uất của nước Anh người dân ở đây không khỏi cười nhẹ một cách nhạo báng. Bởi vì trong năm 1970, nó đã được lên kế hoạch để xây dựng thành thành phố lý tưởng, tượng trưng cho cuộc sống tương lai của Anh Quốc.

Thay vì phát triển nó thành một thị trấn tiên tiến, Keynes nâng cấp lên như là một vùng ngoại ô được mở rộng vô tận. Không gian xanh ở khắp mọi nơi, những con đường được nâng lên hạ xuống để không cản trở người đi bộ.

Vậy đây đúng là một thiên đường hiện đại rồi. Thậm chí nó có thể coi là di sản thế giới UNESCO. Tuy nhiên, nó lại có một khiếm khuyết duy nhất, đó là một trung tâm đô thị nhàm chán. Hãy tưởng tượng về một vùng ngoại ô cứ mở rộng vô tận không bao giờ dừng. Lại thêm việc thành phố đã trở thành một điển hình cho cuộc sống nhàm chán, vô hồn mà từ đầu các nhà hoạch định không ngờ tới. Thay vì chỉ đường phát triển cho tương lai nước Anh, những nỗ lực ấy lại thất bại một cách ngoạn mục.

 

3) Thành phố Hippie ở sa mạc Arizona, Mỹ

Thành phố Hippie ở sa mạc Arizona, Mỹ

@CodyR/Wikimedia

Trong những năm 1970, kiến trúc sư người Mỹ gốc Italia là Paolo Soleri đặt ra một tầm nhìn hoành tráng cho một thành phố kiểu mới của Mỹ. Tại giữa sa mạc Arizona, Mỹ sẽ gồm các căn nhà sắp chồng lên nhau để trông giống một gò mối kiểu ngoài hành tinh. Những người sống ở đây sẽ dùng nhiên liệu hóa thạch để làm chất đốt, tự trồng cây lương thực cũng như tự túc trong mọi sinh hoạt khác. Toàn bộ kinh phí xây dựng được tài trợ qua việc bán chuông gió. Nó sẽ trở thành một thành phố hippie hoàn hảo.

Vào thời điểm đó, cuộc khủng hoản dầu mỏ và các trận bạo loạn thường xuyên xảy ra khiến cho người Mỹ có xu hướng muốn sống một cuộc sống đơn giản, vì vậy họ thấy nên sống ở sa mạc.

Người ta độ rằng Arcosanti sẽ mất khoảng 5 năm để xây dựng. Nhưng không ngờ đến năm 2016 (tức 46 năm trôi qua) mới chỉ được 3% tiến độ.

Vấn đề là kinh phí phụ thuộc vào việc bán chuông gió là một ý tưởng ngốc nghếch. Nhưng không ai nghĩ đến nguồn thu nhập khác, cũng như phải đối mặt với những tình nguyện viên xây dựng không có tay nghề thay vì sử dụng người chuyên nghiệp.

Kết quả là Arcosanti không biết khi nào hoàn thành, mặc dù công việc vẫn đang tiếp tục như 46 năm trước đó.

 

2) Thành phố bê tông xám xịt Skopje

Thành phố bê tông xám xịt Skopje

@Pudelek/Wikimedia

Thành phố Skopje, thủ đô của cộng hòa Macedonia từ một thiên đường đã bị một trận động đất năm 1963 san bằng thành phố và có hơn 100.000 người bị mất nhà cửa. Cộng hòa Nam Tư (trong đó có một phần là Macedonia) quyết định chi tiền để xây dựng lại thành phố… miễn là nó hoàn thành với một thiết kế táo bạo.

Kiến trúc sư Nhật Bản là Kenzo Tange đã nhận lời cuộc họp để quyết định biến Skopje thành xứ sở của những khối bê tông.

Kết quả là tiền đã bỏ không ít nhưng lại đổi lấy một thành phố buồn tẻ, xám xịt. Thành phố có kiến trúc Brutalist trở thành thiên đường cho sinh viên kiến trúc và là địa ngục với tất cả mọi người. Thay vì trở thành một đô thị hoàn hảo, là niềm tự hào của Nam Tư, Skopje đã trở thành một trò hề trong khu vực. Nhiều tòa nhà xi măng trông giống công trình trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Đến năm 2010, sau khi nhìn ngắm công trình đến phát chán, người ta quyết định nên san bằng nó đi và lại nỗ lực xây dựng một thành phố không tưởng khác.

Các dự án của Skopje năm 2014 làm lại theo phong cách tân cổ điển, những thành phố bê tông xám đã phá bỏ và thay bằng những đền thờ màu trắng sáng, có thêm cả tượng vàng và kiến trúc kitschy (loại kiến trúc chỉ hào nhoáng bề ngoài nhưng bản chất không có giá trị thực).

Nhưng, lại một lần nữa, sự tái cơ cấu đô thị này tiếp tục gây tranh cãi. Người dân Skopje gọi đây là một thảm họa, họ nói nó giống như một phiên bản Disney lố bịch.

 

1) Thành phố cho những người bình đẳng sắc tộc ở Mỹ

Thành phố cho những người bình đẳng sắc tộc ở Mỹ
Khi các thị trấn nhỏ đầu tiên được khai trương ở trung tâm khu rừng nhiệt đới thuộc nước Cộng hòa hợp tác Guyana, người ta tin rằng nó sẽ thành công rực rỡ. Được thành lập bởi một người nổi tiếng nhân đạo cho cuộc chiến đấu hòa nhập cộng đồng chủng tộc bị chia rẽ. Đây sẽ là một ngôi làng cầu vồng, nơi mà những người Mỹ gốc da màu có thể sống một cách bình đẳng. Và có tổ chức các nguyên tắc bình đẳng, bác ái rõ ràng. Tên gọi của nó là Jonestown, thể theo tên của người sáng lập là Jim Jones.

Nhưng bất ngờ thay, Jonestown đã kết thúc trong một vụ thảm sát dã man, trong đó hơn 900 người tử vong. Sau đó, những nhóm người Mỹ da màu đã dấy lên các chia rẽ sắc tộc. Thậm chí còn nổi loạn, nghiện hút ma túy. Rốt cuộc ý tưởng cao đẹp về một xã hội bình đẳng, tình cảm đã vỡ tan.

Còn về phía người sáng lập là Jones thì bị cáo buộc tội lạm dụng trẻ em, nhà báo lao vào điều tra, Jones đã hạ sát họ. Ngay sau đó ông tự tử bằng cách uống Kool Aid trộn xyanua. Một bi kịch không thể ngờ với thành phố trong mơ như Jonestown!

 

Thành phố không tưởng trong suy nghĩ của bạn là gì? Có giống như bộ mặt của thành phố hiện đại nằm giữa Thái Bình Dương này không? Bạn hãy đoán xem thành phố nào trước khi xem video này nhé!

Quả thật có một sự tiếc nuối không hề nhẹ khi bạn đọc tới đây với các thành phố không tưởng bị thất bại quá ngoạn mục phải không? Hãy chia sẻ bài viết này lên tường của bạn và cho chúng tôi biết ý kiến về thành phố trong mơ của bạn đi nào!

Bài viết liên quan: