Sự sợ hãi: những sự thật thú vị về sự lo ngại

Ngày 15/09/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Đã có bao giờ bạn rơi vào tình trạng lo lắng sợ hãi chưa? Hẳn với cuộc sống nhiều áp lực, giả dối, bon chen, đầy rẫy tai nạn trong xã hội này, đôi lúc hoặc thậm chí là thường xuyên tạo cho bạn một cảm giác sợ sệt là điều đương nhiên đúng không ạ. Hiện tượng này nghe thì có vẻ đơn giản, là một biểu hiện tất yếu, một trạng thái tự nhiên của cơ thể khi con người gặp những chuyện không may.

Song, thực tế cho thấy là chỉ khi nào vùng não nhận được tín hiệu xảy ra hoạt động tiêu cực thì nỗi lo lắng và sợ hãi mới thực sự xảy ra. Điều này có nghĩa là chỉ cần tác động nhân tạo khiến cho vùng não kiểm soát sự lo lắng hoạt động thì sẽ khiến cho một người rơi vào tình trạng tiêu cực. Ngược lại, nếu muốn chấm dứt nó, đơn giản chỉ cần tác động ức chế hoạt động tại vùng não ấy. Đó là một trong những sự thật đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Muốn biết thêm những sự thật thú vị về sự sợ hãi của chính bản thân chúng ta, hãy kéo con chuột xuống phía dưới để cùng với LaLung.vn khám phá nhé!

 

10) Não mã hóa, điều khiển sự sợ hãi

Cảm xúc sợ hãi rất khó để giải thích, có người nói nhìn thấy con vật đó tôi thấy sợ, thế nhưng tại sao sợ thì lại là một câu hỏi khó. Hầu hết trong não bộ và cơ thể của chúng ta đều tồn tại cảm xúc tiêu cực, khi rơi vào cảm giác này con người sẽ có xu hướng “cứng đơ” cơ thể. Một số người sẽ có những biểu hiện như tim đập nhanh, hơi thở hồng hộc, bủn rủn tay chân. Nói túm lại là không kiểm soát được trạng thái của mình lúc bấy giờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy vì có một số người lại rất chi là điềm tĩnh trước những biến cố và nghĩ cách để thoát khỏi nguy hiểm đó.

 

Não mã hóa, sợ hãi

Lý giải cho nguồn gốc cảm xúc tiêu cực này, các nhà nghiên cứu não bộ cho rằng, hiện tượng này là do hạch hạnh nhân (amygdale), nó nằm ở ngay tâm của não, với nhiệm vụ xử lý các yếu tố gây nên cảm xúc ở loài người.

Một khi vùng này hoạt động, chúng sẽ giúp chúng ta có phản ứng phù hợp trước một số yếu tố kích thích khác nhau trong đó có sự sợ hãi. Thí nghiệm này cũng được dùng cho loài khỉ, kết quả cho thấy rằng, hoạt động điện của các nơ-ron thần kinh có rất nhiều loại khác nhau trong hạch hạnh nhân.

 

 

9) Mùi của sự sợ hãi

Mùi của sự sợ hãi

Nghe thì có vẻ vô lý cả nhà hỉ? Từ trước đến nay, người ta chỉ nhắc tới mùi của thức ăn, mùi thơm mùi thối chứ có nghe ai nói mùi của sự sợ hãi bao giờ đâu. Nhưng thông tin chính xác là, con người có khả năng ngửi thấy mùi cảm xúc tiêu cực trước mối nguy hiểm ở xung quanh bằng chiếc mũi của mình. Có nhiều người nói đó là trực giác nhạy cảm hay sự nhạy bén của cơ thể, tuy nhiên phát hiện này được công bố trên tạp chí Psychological Science cho thấy rằng con người có thể liên lạc với nhau qua mùi giống như những động vật khác.

Sự thật này, trái với giả định khác là con người chỉ có thể giao tiếp với nhau thông qua thị giác và lời nói. Đúng là quá thú vị đúng không cả nhà?

 

8) Có khả năng di truyền từ đời này qua đời khác

Các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm cảm xúc này trên những con chuột. Họ cho những chú nhắt vừa ngửi mùi thơm của hoa anh đào vừa cho một cú sốc điện. Kết quả là không những bản thân chú chuột bạch đó, từ khi được thí nghiệm bị chứng sợ hãi mùi hoa anh đào mà thậm chí các đời sau, đời con, đời cháu của nó cũng cảnh giác khi ngửi thấy mùi của loài hoa này.

 

 Có khả năng di truyền từ đời này qua đời khác

Điều này cho thấy, sự sợ hãi một thứ gì đó có thể xuất phát từ gen di truyền. Các nhà khoa học cũng cho biết, một thực tế nữa về con người chúng ta. Đối với con người, người mẹ trước khi mang thai mà phải trải qua sự tổn thương về mặt tinh thần cũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đứa con, không chỉ về mặt tinh thần mà cân nặng hoặc những bệnh lý liên quan cũng bị ảnh hưởng. Nghiên cứu mới này giải thích việc tại sao tinh thần bị tổn thương lại dẫn đến việc di truyền cho đời sau và từ đó giúp tìm ra các biện pháp can thiệp cần thiết.

 

7) Trung tâm của sự sợ hãi

Gần 1 năm tiến hành nghiên cứu trên một nhóm người tình nguyện, trong đó còn có cả Perkins. Kết quả cho thấy rằng, não bộ có tồn tại một khu vực được xem là trung tâm của sự lo lắng và sợ hãi. Vùng này nằm ngay trung tâm hippocampus, bên trong thùy thái dương và là bộ phận tác động đến việc kiểm soát trí nhớ cũng như khả năng và ý thức của con người. Trong trường hợp, cảm giác của sự bất an xuất hiện, vùng này sẽ hoạt động và phát sáng như một đám pháo hoa khi được chiếu trên hình ảnh.

 

Trung tâm của sự sợ hãi

Không chỉ làm rõ mầm mống của trạng thái sợ sệt, lo âu của con người, nghiên cứu này còn đem lại một phát hiện khá thú vị và mới mẻ đó là những người thuận tay phải có khả năng bị rơi vào tình trạng tiêu cực dễ hơn đối với người thuận tay trái. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng dễ bị hơn nam giới. Bởi thông thường các chị em sẽ dễ bị cảm giác lo lắng, sợ hãi bởi những đe doạ không chỉ về mặt thể chất mà còn bởi những ám ảnh hay tưởng tượng khác, chẳng hạn như: nỗi sợ đám đông, sợ sự mạo hiểm, sợ bóng tối…

 

6) Hệ thống Endocannabinoid (Tâm cần sa)

Là hệ thống dẫn truyền thần kinh được tìm thấy nhiều nhất trong cơ thể người và động vật từ khi mới sinh ra. Dù muốn hay không thì nó cũng có sẵn trong cơ thể bạn rồi.

Chúng có rất nhiều chức năng khác nhau và đều có mục tiêu là cân bằng nội mô (homeostasis) trong suốt quá trình sống của con người. Những cơ quan thụ cảm cannabinoides kết hợp với hệ thống này luôn giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể, điển hình là kiểm soát não bộ và xử lý cảm xúc sợ hãi nó liên quan một phần tới hệ thống dây thần kinh bao gồm cả trí nhớ.

 

Hệ thống Endocannabinoid, Tâm cần sa

Khi gặp cảm xúc tiêu cực trước mối nguy hiểm, nếu chúng ta sử dụng ít tinh dầu cần sa (được chiết xuất từ cây cần sa) hoặc hệ thống này hoạt động tốt sẽ giúp cơ thể vượt qua được nỗi sợ hãi, thậm chí còn có khả năng kiểm soát được chúng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chất này thì ảnh hưởng của nó cũng không hề nhỏ đối với sức khỏe.

 

5) Hormone tình yêu

Có thể bạn không biết nhưng có một loại hormone được xem là một liệu pháp tốt nhất để khống chế cảm xúc tiêu cực trước mối nguy hiểm trong chính bản thân chúng ta đó chính là hormone tình yêu. Hormone này được tiết ra là khi con người rơi vào trường hợp liên quan đến quan hệ tình dục, yêu đương hay đạt khoái cảm và cũng có thể là cảm thấy được yêu thương và lãng mạn trong tình yêu. Khi chúng được sản sinh ra thì sẽ chi phối não bộ và chúng ta thường gọi đó là bản năng.

 

Hormone tình yêu

Bên cạnh đó, nó còn giúp con người giảm lượng hormone gây căng thẳng, ổn định huyết áp tim mạch và tăng cảm giác gần gũi giữa con người với con người.

Điều này được áp dụng cực kỳ hiệu quả khi con người ta rơi vào trạng thái lo âu, sợ hãi. Có nghĩa là khi bạn được những người bạn của mình chia sẻ hoặc ôm ấp, vỗ về trong cơ thể bạn sẽ sản sinh hormone oxytocin. Lúc này nó sẽ tăng thêm những hành động thân thiện giúp bạn thư giãn, khả năng tin tưởng cao hơn và không còn những cảm giác tiêu cực bủa vây lấy bản thân mình nữa.. Do đó, khi gặp tình trạng nguy hiểm cách tốt nhất là tìm những người thân bên cạnh mình để được chia sẻ, vỗ về và giúp đỡ nếu có thể.

 

4) Không gian sống tác động đến sự sợ hãi

Claustrophobia hay được gọi là chứng sợ hãi khi trời tối hoặc đối mặt với không gian kín. Bệnh sẽ xuất hiện khi con người ta ở trong một khoảng không nhỏ bé, chật hẹp như thang máy, hang động hay hầm, vân vân và mây mây. Túm lại là có một cảm giác tù túng như đang bị giam dữ đến nghẹt thở.

 

Không gian sống tác động đến sự sợ hãi

Bệnh này được phân thành các loại từ nhẹ đến nặng, với những trường hợp nguy hiểm, chỉ cần đóng cửa phòng thôi cũng đã khiến người bệnh trở nên bất an rồi.

Bên cạnh việc sợ không gian kín, ở một số người còn bị chứng sợ độ cao (Acrophobia). Mọi người và các nhà khoa học vẫn thường nhận định rằng, những người bị chứng sợ độ cao là do nhát gan nên mới dẫn đến sự sợ sệt. Tuy nhiên, một phát hiện gần đây cho thấy khi mắc bệnh họ sẽ nhìn thấy những tòa nhà có độ cao lớn hơn rất nhiều so với thực tế. Và có lẽ chứng bệnh sợ không gian kín này cũng tương tự với người có chứng sợ độ cao.

 

3) Ngủ để chế ngự sự sợ hãi

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy những ký ức liên quan đến những sự việc đáng sợ khiến con người lo lắng có thể được giảm bớt trong khi ngủ. Thí nghiệm này được tiến sĩ Hauner và các thành viên trong hội tham gia, ban đầu họ sẽ được tiếp xúc với một loại mùi cộng với bức hình nào đó liên quan, có thể là hoa hồng chẳng hạn. Sau đó, họ sẽ bị sốc điện nhẹ. Trường hợp khác là những người này đang ngủ, cho họ ngửi một mùi đặc trưng nào đó nhưng không sốc điện.

 

Ngủ để chế ngự sự sợ hãi

Thí nghiệm này nhằm khám phá ra xem liệu khi tỉnh dậy cho họ tiếp xúc với bức hình và loại mùi đó để xem phản ứng ra sao. Kết quả là, trong lúc ngủ họ đã thể hiện phản ứng sợ hãi, lo âu này còn khi tỉnh dậy thì không còn vấn đề gì.

Sự biến mất nỗi sợ hãi trong khi ngủ hứa hẹn một ngày nào đó có thể được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ chữa trị các vấn đề như chứng sợ sệt của con người, thậm chí là sự rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

 

2) Nỗi sợ bắt nguồn từ trong gene

Các nhà khoa học đã tìm thấy gene kiểm soát việc sản xuất một protein trong vùng não liên quan tới phản ứng cảm xúc tiêu cực trước mối nguy hiểm. Gene hoặc là stathmin đều nằm tập trung tại các hạch hạnh, vùng não chứa những cảm xúc tiêu cực của con người.

Điều hiển nhiên này vừa mới được phát hiện, nó được xem là một bước tiến quan trọng giúp hiểu rõ hơn về sự rối loạn thần kinh do chấn thương, nỗi sợ ám ảnh, sự rối loạn nhân cách và các loại bệnh tương tự khác.

 

Nỗi sợ bắt nguồn từ trong gene

Một cuộc thử nghiệm cho thấy những con chuột bị biến đổi để không tạo ra stathmin đều bị rối loạn não và ít có khả năng nhớ lại những phản ứng do nỗi sợ tạo ra. Ngoài ra chúng cũng có hành vi bất thường. Chuột thường tránh các khoảng trống theo bản năng, nhưng những chú nhắt không có stathmin lại không tỏ ra sợ sệt và thường tới khoảng trống nhiều hơn là chuột thường. Đúng là thú vị thật mấy chế nhỉ?

 

1) Con người có thể chết vì sợ

Một sự thật cuối cùng trong bài viết về nỗi sợ hãi này đó chính là chúng ta có thể chết vì sợ hãi. Hẳn bạn thường nghe người ta nói nửa đùa nửa thật như là sợ đến chết điếng người hay sợ phát khiếp đúng không ạ? Đối với con người, khi gặp những tình huống khiến người ta sợ thì sẽ kích hoạt phản ứng hoặc là chiến đấu hoặc là bỏ chạy. Chúng sẽ làm cho tim bạn đập nhanh hơn, tác động đến các giác quan làm nó trở nên sắc bén và nhiều năng lượng để đối phó với trường hợp nguy cấp trước mặt mình.

 

Con người có thể chết vì sợ

Nhưng đôi khi, mối đe dọa mãnh liệt quá mức quy định cho phép thì có thể gây ra phản ứng "đóng băng" hay "chết sững người". Hiểu một cách nôm na về hiện tượng này có nghĩa là khi não bộ choáng ngợp một cách đột xuất sẽ bị bất động. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện được nguyên nhân vì sao con người có thể bị những cơn đau tim hay cái chết đột quỵ xảy ra chóng vánh trước các tình huống gây căng thẳng. Tất cả chứng đều liên quan đến sự tương tác giữa các hormone gây căng thẳng với vi khuẩn.

Khi một người bình thường bỗng nhiên phải đối mặt với cú sốc bất ngờ, căng thẳng quá mức hay gắng gượng quá sức sẽ có một số loại hormone nhất định được sinh ra trong cơ thể. Những loại hormone này sẽ làm biến đổi những vi khuẩn thường sống ở các động mạch, khiến những mảng tích tụ dễ dàng xâm nhập vào dòng máu mà không có sự báo trước. Chính sự đột ngột này đã gây ra tác nghẹt mạch máu, dẫn đến hiện tượng đau tim thậm chí có những cái chết bất ngờ có thể xảy ra.

 

Nếu bạn đang bị cảm xúc tiêu cực, lo lắng, sợ sệt chi phối nhưng không biết nên làm thế nào? Hãy click ngay vào video dưới đây để được Thạc sĩ Dương Ngọc Dũng hướng dẫn cách vượt qua chúng một cách dễ dàng nhé!

Trong cuộc sống, thỉnh thoảng bạn rơi vào cảm xúc tiêu cực trước mối nguy hiểm nhưng chưa hiểu hết về chúng đúng không nào. Qua bài viết sự sợ hãi: những sự thật thú vị về sự lo ngại này có thể bạn đã hiểu được nguồn gốc và cơ chế hoạt động của nó rồi. Vậy thì hãy để lại ý kiến của bạn ở cuối bài viết nhé. Và đừng quên chia sẻ những sự thật này đến với bạn bè của mình, có thể họ sẽ rất thích thú chứ chẳng đùa đâu.

Bài viết liên quan: