Tôm hùm cây tuyệt chủng 80 năm trước lại hồi sinh ở đảo Lord Howe

Ngày 03/03/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Nếu chúng ta hay nói câu “trời sinh voi sinh cỏ” thì con người chẳng qua chỉ là cọng cỏ nhỏ bé giữa thiên nhiên to bự với muôn vàn chủng loài khác biệt. Trong dòng chảy của sự sống, điều gì cũng có thể xảy ra. Vậy nên chẳng mấy bất ngờ trước tin tôm hùm cây tuyệt chủng 80 năm trước lại hồi sinh ở đảo Lord Howe.

Muốn biết tôm hùm cây là thứ quái gì, đầu tiên ta cần điểm qua một vài thông tin bao quát về chốn cư trú bí ẩn của bạn ấy đã nhé!

 

Tôm hùm cây, tuyệt chủng, đảo Lord Howe

@placestoseeinyourlifetime.com

Đảo Lord Howe thực chất gồm các hòn đảo bị cô lập ở phía nam của Thái Bình Dương, tại phía đông của Châu Úc, cách bờ biển gần nhất khoảng 700 kilômét. Đập vào mắt ta khi ghé ngang đây chính là vô số ngọn núi lửa nằm ở đáy đại dương, nhô cao lên khỏi mặt nước tạo thành dãy non xanh vô cùng ngoạn mục với chiều cao trung bình lên đến 2000 mét.

Mời nghía xuống bức ảnh bên dưới để có cái nhìn cận cảnh chỗ tôm hùm cây bỗng tái xuất giang hồ sau 80 năm bốc hơi khỏi Trái Đất.

 

Tôm hùm cây, tuyệt chủng, đảo Lord Howe

@janeresture.com

Quan sát hình trên, không khó nhận ra mỏm đá chót vót nhô hẳn khỏi các vùng biển trông như tòa lâu đài kì vĩ hoặc kim tự tháp cô đơn giữa muôn trùng khói sóng. Dãy đá xám này là tàn tích của một ngọn núi lửa cũ đã tách ra khỏi bờ biển Úc. Được đặt theo tên vị sĩ quan hải quân người Anh đã phát hiện ra nơi đây vào năm 1788, kim tự tháp tập hợp vẻ đẹp đáng kinh ngạc với bề mặt hẹp và chiều cao khủng. Những ai có trí tượng tưởng phong phú sẽ nghĩ nó giống như chiếc móng tay cố gắng vươn lên để chọc thủng bầu trời. Đặc biệt, khu vực Pyramid Ball còn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1982 bởi sở hữu khoảng 130 loài đặc hữu và nhiều loài chim quý hiếm.

Cách Pyramid Ball ước chừng 27 kilômét, một hòn đảo lớn và lạnh lẽo, trăm năm chẳng ám hơi người thậm chí còn được xem là tử địa của sự sống bỗng chốc bị phá vỡ bởi một nhóm nhà leo núi. Trong lúc leo lên vách đá cheo leo xâm nhập vào cùng đất cấm nhân loại này, họ tình cờ chứng kiến cảnh tôm hùm cây múa càng sau 80 năm tuyệt chủng. Khi khám phá kinh thiên động địa ấy được công bố, ngay lập tức khiến hàng tỉ người ngơ ngác.

 

Tôm hùm cây, tuyệt chủng, đảo Lord Howe

@npr.org

Bây giờ, bỏ qua việc Nam Thái Bình Dương đang nuôi dưỡng một cấu trúc tự nhiên tuyệt đẹp ở biển Tasman, chúng ta sẽ quay lại câu chuyện sống còn của chú giáp xác được cho đã bị xóa sổ gần trăm năm trước bỗng cải tử hồi sinh ở đảo Lord Howe. Được biết, vào thuở còn thấp thoáng khói bếp bay lên từ những mái nhà tranh, mấy chú tôm hùm biết trèo cây chui ra không nhỏ hơn 30 centimét và được dân đảo sử dụng làm mồi câu cá.

Đi lý giải cái tên gọi “tôm hùm cây” lạ lùng cũng hổng khó khăn chi cả vì trên thực tế, người châu Âu đặt biệt danh này đơn giản căn cứ vào khung xương cứng của chúng. Mang tên khoa học là Dryococelus Australis, các chú thực chất là một loài côn trùng vô cùng hiếm có thuộc họ Bọ que Phasmatidae.

Mấy bạn nhìn hình phía dưới sẽ hân hạnh diện kiến chúng rõ mười mươi liền hà!

 

Tôm hùm cây, tuyệt chủng, đảo Lord Howe

@ooyuz.com

Thế do đâu sinh vật 6 chân đen nhẻm như trong ảnh lại mất tích đột ngột không để sót tí dấu vết nào vào hơn 80 năm trước? Lật lại từng trang lịch sử, LaLung.vn xác định thảm họa xảy ra chính xác trong năm 1918 khi các tàu cung cấp đính nhãn SS Makambo bị mắc cạn ở hòn đảo hình lưỡi liềm không đều nằm giữa Úc và New Zealand. Chỉ trong thời gian chưa đến vài tháng, toàn bộ cá thể Dryococelus australis đã bị cắn nuốt bởi loài chuột đen đu bám theo trên tàu.

Những tưởng đây sẽ là kết cục buồn của giống loài dù nhỏ nhưng có võ ấy, may mắn thay tất cả đã thay đổi vào năm 2001 nhờ chuyến thám hiểm đảo đá Balls Pyramid của David Priddel và Nicholas Carlile.

 

Tôm hùm cây, tuyệt chủng, đảo Lord Howe

@npr.org

Hai nhà khoa học nước Úc là vô tình phát hiện được 24 cá thể đang sinh sống ở độ cao 152 mét, ngay trên cây duy nhất còn sống sót tại đảo đá khô cằn Balls Pyramid - Kim tự tháp Ball cao 562 mét có môi trường vô cùng khắc nghiệt, chẳng có lấy giọt nước nào. Bằng cách vi diệu gì đó mà loài côn trùng không có cánh đã leo lên đỉnh của đảo đá giữa biển để xây dựng làng xã sồng kiểu lánh đời trong khi chúng chẳng hề biết bay. Liệu còn có điều gì ấn tượng hơn nữa cơ chứ!

Nói theo kiểu của Nick Carlile kể lại cảm nhận trong khoảnh khắc đầu tiên tái phát hiện Dryococelus australis: "Tôi cảm thấy như bước chân trở về kỉ Jura – thời điểm côn trùng còn đang cai trị thế giới."

 

Tôm hùm cây, tuyệt chủng, đảo Lord Howe

@theconversation.com

Sau vài năm kiên trì thuyết phục, nhóm nhà khoa học có công tìm thấy 24 con Dryococelus australis duy nhất còn sống trên Trái Đất đã được Chính phủ Úc chấp thuận cho bắt 4 cá thể mang về đất liền nhân giống trong phòng nghiên cứu. Patrick Honan đến từ vườn thú Melbourne được giao chăm sóc chúng. Tiếc hùi hụi là cặp đầu tiên lìa đời ngay sau khi ra khỏi đảo. Cặp còn lại được đặt tên là Adam và Eve vẫn bền bỉ cầm cự.

Dẫu vậy, Eve vẫn rơi vào cảnh bệnh tình nguy kịch trong phòng thí nghiệm. Trước bờ vực của cái chết, khi Eve kiên trì bám chặt cuộc sống, Patrick đã trộn vài giọt hỗn hợp gồm canxi và mật ong pha chế một cách bản năng cho cô nàng ăn. Tuyệt vời là Eve khôi phục gần như ngay lập tức và bắt đầu đẻ ra nhiều quả trứng to bằng hạt đậu. Điều này cũng có nghĩa là Honan đã lai tạo thành công.

 

Tôm hùm cây, tuyệt chủng, đảo Lord Howe

@npr.org

Khi nhà nhân chủng học nổi tiếng thế giới - Jane Goodall đến thăm các cặp tôm que, vườn thú đã sở hữu một bộ sưu tập ấn tượng với 11.376 trứng côn trùng và 700 cá thể trưởng thành nuôi nhốt khỏe mạnh. Theo trang tin OutdoorHub, tính đến hiện tại, hơn 1000 cô nàng và anh chàng giáp xác dạng que đã trưởng thành. Sự gây giống thành công này hoàn toàn giúp Dryococelus australis thoát khỏi thảm họa tuyệt chủng.

 

Tôm hùm cây, tuyệt chủng, đảo Lord Howe

@pinterest.com

 

Chớ bỏ qua quá trình ấu trùng màu xanh của loài tôm hùm cây phá trứng chui ra trong clip ngắn cực chất bên dưới, LaLung.vn hy vọng nó không mang lại kinh nghiệm đáng sợ cho vài trái tim yếu bóng vía hén!

Đừng quên bấm bút chia sẻ bài viết hay ho này để mọi người đều có thể biết rõ hơn về một thế giới sinh học đa dạng phong phú của hành tinh xanh mà chúng ta đang sống nhá! 

Bài viết liên quan: