Trứng rồng được phát hiện và chúng đang lớn lên

Ngày 18/03/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Trên thế giới hiện nay, tồn tại một số loài động vật quý hiếm và kỳ lạ mà con người ít khi được nhìn thấy, trong đó có loài manh giông. Manh giông được biết đến lần đầu vào năm 1689 tại Carniola, khi những người dân địa phương tại đây trông thấy một loài vật rất giống con rồng nhỏ, đang trồi lên từ vùng nước ngầm sau trận mưa bão. Chính vì mang hình dạng giống dragon, nên người ta xem manh giông như hậu duệ của con vật huyền thoại đó, và đặt cho nó biệt danh là rồng con.

Mới đây, một loài rồng con sống ở hang động Postojna tại đất nước Slovenia, đang canh giữ hàng chục cái trứng do nó đẻ ra. Sự việc này đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học lẫn khách tham quan.

Cùng LaLung.vn xem trứng rồng được phát hiện và chúng đang lớn lên như thế nào nhé bạn!

 

1) Hậu duệ của rồng

Hậu duệ của rồng

@discovermagazine.com

Hậu duệ của loài vật bay trên trời còn có cái tên khoa học là Proteus anguinus, thuộc loài động vật lưỡng cư. Chủ yếu sống trong không gian thiếu ánh sáng, thị lực của rồng con rất kém nhưng bù lại, khả năng nghe và ngửi mùi của chúng lại cực kỳ nhanh nhạy.

Vòng đời của manh giông khá dài, chúng có thể sống tới khoảng 100 năm. Tuy nhiên, quá trình sinh sản của dragon cái lại ít khi diễn ra, thường thì trung bình 10 năm chúng mới sinh con đẻ cái một hoặc hai lần mà thôi.

 

2) Rồng con đẻ trứng tại hang động Postojna (Slovenia)

Rồng con đẻ trứng tại hang động Postojna

@iflscience.com

Đây là hình ảnh của manh giông cái trong hang động Postojna tại Slovenia. Khi mới được tìm thấy, người ta đã khám phá ra con vật này đang canh giữ khoảng 60 quả trứng của nó. Khó để dự đoán được rằng, trong hàng chục quả chứa phôi có bao nhiêu cái sẽ nở thành con, trong thời gian bao lâu.

 

3) Sự kiện khó có thể được chứng kiến trong thế giới hoang dã

Rồng con

@iflscience.com

Trước đây, hiếm có ai trông thấy bất cứ quả trứng hoặc ấu trùng nào của tiểu long. Quá trình những quả trứng nở ra thành con diễn ra như thế nào? Chúng phát triển hoàn chỉnh các bộ phận trên cơ thể ra sao? Đây là các câu hỏi chưa có lời giải đáp tường tận.

Lý do chính là vì thời kỳ sinh sản của manh giông quá ít, với tỉ lệ cứ một thập niên mới diễn ra một hoặc hai lần. Thêm nữa, manh giông luôn sinh sống trong tận những ngóc ngách kín đáo, u tối, sâu thẳm nhất của hang động, và chúng cũng canh giữ các bảo bối của mình khá kỹ càng. Chính vì thế mà hiếm ai có thể theo dõi được quá trình sinh sản, cũng như chu trình trứng nở thành con của loài vật này.

Bởi vậy, việc phát hiện ra long nhi đang đẻ con và canh gác những quả trứng của chúng trong hang động Postojna, thật sự là một cơ hội rất tốt đối với người nào thích khám phá thế giới hoang dã. Đây được xem là sự kiện hiếm thấy trong thế giới tự nhiên. Người quản lý thủy cung tại hang động đã gắn một chiếc camera hồng ngoại trong khu vực này, để khách tham quan có thể trực tiếp theo dõi quá trình tăng trưởng của trứng manh giông.

 

4) Manh giông mẹ canh gác những bảo bối của mình

Manh giông mẹ canh gác những bảo bối của mình

@iflscience.com

Trong thời gian sinh sản, tiểu long thường không dịch chuyển nhiều. Chúng chỉ di chuyển quanh ổ của mình để kiểm tra lại số lượng hoặc sinh thêm trứng. Nhờ có bộ phận nhạy cảm với luồng điện nằm ở phía trong lỗ mũi, nên long nhi có khứu giác cực nhạy. Chúng thường dùng mũi để ngửi mùi của các bảo bối, phân biệt được quả nào còn tốt, quả nào đã bị hỏng không thể nở được. Vì thức ăn trong hang động quá ít ỏi, nên manh giông mẹ sẽ ăn luôn những quả đã hỏng.

Trong khi đôi mắt hầu như không nhìn thấy được gì, cũng nhờ chiếc mũi “thần thánh” này, nó còn có thể phát hiện ra những con giáp xác tí hon đi tìm mồi và đuổi chúng đi chỗ khác.

 

5) Kế hoạch bảo vệ những quả trứng rồng

Kế hoạch bảo vệ những quả trứng rồng

@iflscience.com

Vào năm 2013, cũng từng có một long nhi khác đẻ trứng tại hang động Postojna. Tuy nhiên, thật không may cho những sinh linh chưa chào đời, và cả manh giông mẹ là không có quả trứng nào nở cả. Bất hạnh hơn nữa khi có nhiều quả egg trở thành thức ăn cho những con manh giông khác.

Ngoài nguyên nhân là bị những con cùng loài nuốt vào bụng, thì điều kiện ánh sáng, ôxy, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến các quả trứng. Các quả tí hon của tiểu long quá yếu ớt để kháng cự lại những yếu tố tác động từ môi trường xung quanh.

Rút kinh nghiệm từ lần sinh nở thất bại của loài manh giông, những người quản lý thủy cung của hang động đã lên kế hoạch bảo vệ những quả trứng được an toàn, để chúng được ấp nở thành công. Họ đã di chuyển những con cùng loài đi nơi khác, chỉ giữ lại manh giông mẹ cùng các quả egg trong bể. Bể nuôi này được bịt kín để các bảo bối tránh được sự ảnh hưởng từ luồng ánh sáng. Bên cạnh đó, họ cũng đã tăng cường lượng ôxy vào bể.

 

6) Thằn lằn không tai monitor

Thằn lằn không tai monitor

@imgur.com

Ngoài manh giông, vẫn còn một số loài vật có ngoại hình giống dragon. Ví dụ như loài thằn lằn không tai monitor chẳng hạn. Có xuất xứ từ đất nước Borneo, thằn lằn monitor mang làn da màu nâu xen lẫn chút vàng, đôi mắt xanh biếc. Trên da chúng có lớp vảy cứng xù xì trông như những cái đinh, các ngón chân có lớp móng vuốt cực kỳ sắc nhọn.

Nằm trong top những sát thủ săn mồi khét tiếng, nó từng đánh bại được loài rắn hổ mang bành – một trong các loài rắn nguy hiểm nhất hành tinh. Đây cũng là loài vật được xếp vào dạng hiếm có khó tìm, thu hút sự nghiên cứu của các nhà khoa học.

 

7) Thằn lằn bay (Draco volans)

Thằn lằn bay

@ytimg.com

Thằn lằn bay, hay còn được gọi là rồng bay vì chúng có vẻ ngoài rất giống với loài vật huyền thoại này. Được tìm thấy tại các khu rừng ở Đông Nam Á, rồng bay là loài vật thôi thúc sự tìm hiểu của các nhà khoa học bởi những điều bí ẩn của chúng. Cơ thể của thằn lằn bay khá đặc biệt với phần da nối giữa các xương sườn, có hình dạng trông như đôi cánh. Bộ phận này giúp chúng có thể bay qua bay lại giữa các cành cây để tìm kiếm thức ăn hoặc đối phó với kẻ thù. Tuy có kích thước nhỏ, nhưng chúng có thể bay xa trong quãng đường khoảng 8 mét.

Thằn lằn bay có khả năng ngụy trang cực tốt, có thể đổi màu cho giống với môi trường xung quanh. Kỹ năng này giúp cho chúng không bị các kẻ săn mồi tìm ra.

Thường sống trên cây, món ăn mà rồng bay đặc biệt thích là tổ mối, tổ kiến. Chúng săn mồi rất tài tình nhờ vào chiếc lưỡi có chất dính, chỉ cần phóng lưỡi là con mồi bị nằm gọn trong mồm của chúng ngay.

 

8) Thằn lằn armadillo girdled

Thằn lằn armadillo girdled

@thingpic.com

Có nguồn gốc từ Nam Phi, hình dạng của thằn lằn armadillo girdled trông như một con tiểu long. Cơ thể chúng có màu nâu nhạt, được bao phủ bởi lớp gai xù xì, sắc nhọn. Thường sống trong các khe đá, thức ăn chủ yếu của thằn lằn armadillo là các loài côn trùng nhỏ.

Loài thằn lằn này có khả năng tự vệ trước kẻ thù bằng hình thức cuộn tròn người lại. Tuy nhỏ bé với kích thước chỉ khoảng 8 cm, nhưng vòng đời của thằn lằn armadillo girdled khá dài, chúng có thể sống đến 25 năm.

 

9) Rồng Komodo

Rồng Komodo

@nationalgeographic.com

Được phát hiện tại hòn đảo Komodo của đất nước Indonesia, rồng Komodo được xem là loài thằn lằn có kích thước khổng lồ nhất hành tinh, với chiều dài khoảng 3 mét và nặng khoảng 70 kg. Các nhà khoa học cho rằng, rồng Komodo có mối liên quan rất gần với loài khủng long đã bị tuyệt chủng hàng triệu năm về trước.

Rồng Komodo thuộc chủng ăn thịt rất tàn bạo, chúng có thể xơi tái từ loài vật nhỏ như côn trùng, cho tới những con to hơn như trâu rừng, lợn, chó, v.v... Chúng còn tấn công và ăn thịt cả đồng loại, gia đình của mình. Nguy hiểm hơn cả là có trường hợp, rồng Komodo còn tấn công cả con người.

Bằng hàm răng sắc nhọn, kết hợp với nọc độc tiết ra từ cơ thể, chúng khiến con mồi của mình chết từ từ. Đặc biệt, tuy khả năng nghe và nhìn không tốt, nhưng khứu giác của chúng thuộc dạng siêu đẳng. Rồng Komodo có thể đánh hơi được một xác chết cách chúng một khoảng rất xa.

Đây là loài vật rất quý hiếm, chúng ta không bao giờ bắt gặp được rồng Komodo ở bất cứ nơi nào trên thế giới ngoài Indonesia. Hiện nay, rồng Komodo đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do việc khai phá đất đai của con người, cộng thêm những cơn tàn phá của núi lửa làm mất đi môi trường sống của chúng. Hơn nữa, giống cái cũng rất ít nên việc duy trì nòi giống của rồng Komodo bị hạn chế.

 

10) Tắc kè đuôi quỷ Satan (Uroplatus phantasticus)

Tắc kè đuôi quỷ Satan

@blogspot.com

Sinh sống tại vùng đảo Madagascar, tắc kè đuôi quỷ Satan có ngoại hình na ná con rồng nhỏ. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ, chúng có hình dạng gớm ghiếc và kinh dị hơn loài rồng nhiều. Đặc biệt, tắc kè Satan có biệt tài ngụy trang rất giỏi, đến mức mà khi chúng nằm trên các nhánh lá khô, khó ai có thể nhìn thấy được.

Kỹ thuật bậc thầy này giúp tắc kè Satan có thể nằm ẩn nấp trên các tán lá, mà không bị kẻ săn mồi nào phát hiện ra. Khi đi tìm thức ăn vào ban đêm, chúng cũng dùng đến tuyệt chiêu biến hình để đánh lạc hướng con mồi.

Trứng rồng được phát hiện và chúng đang lớn lên trong hang động Postojna, có kích thích sự tò mò của bạn? Nếu có, hãy đến ngay thủy cung ở hang Postojna tại đất nước Slovenia để tham quan, và theo dõi trực tiếp quá trình nở ra của những quả trứng manh giông nhé bạn! Bảo đảm là bạn sẽ bị phấn khích tột độ khi quan sát trực tiếp cho mà xem.

 

Xem thêm video miêu tả những quả trứng rồng tại hang động Postojna nào bạn!

Chia sẻ bài viết đến bạn bè của bạn, để họ cùng khám phá sự kiện trứng rồng được phát hiện và chúng đang lớn lên nhé!

Bài viết liên quan: