Kraken: lịch sử ẩn sau những truyền thuyết nổi tiếng về quỷ biển

Ngày 10/01/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Năm 2010, trong tuyệt phẩm “Crash of the Titans” (tạm dịch là Cuộc chiến các vị thần) chi tiết Zeus thét lệnh thả Kraken, một lần nữa dấy lên nhiều cuộc truy lùng về loài quỷ dữ này.

Trong lịch sử tìm kiếm, nhiều bằng chứng đã được tung ra khẳng định nó là loài thủy quái có thật chứ không hẳn là một sản phẩm hư cấu thêu dệt từ trí tưởng tượng.

Cùng LaLung.vn khám phá về Kraken và lịch sử ẩn sau những truyền thuyết nổi tiếng về loài quỷ biển này nhé!

 

1) Loài quỷ biển bước ra từ các câu chuyện dân gian

kraken loài quỷ biển

Kraken là tên của loài quỷ biển mạnh nhất đại dương, tiếng Na Uy nghĩa là “sinh vật huyền hoặc”. Xuất hiện trong các câu chuyện dân gian về cuộc phiêu lưu mạo hiểm của hai cha con ngư dân trong một lần lênh đênh trên biển đã xui rủi đụng độ với hai sinh vật biển khổng lồ.

Ngoài ra, con quái vật này còn là nguồn cảm hứng sáng tác khơi nguồn trong văn học, thi ca, hội họa…

 

2) Kraken và quyển sách phân loại sinh vật sống

kraken quyển sách phân loại

@Wikipedia

Trong ấn phẩm Systema Naturae – quyển sách phân loại sinh vật sống đầu tiên xuất bản năm 1735, Kraken được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Theo nhà động vật học kiêm bác sĩ người Thụy Điển Carl Von Linné mô tả trong quyển sách của mình thì Kraken là loại động vật thân mềm, có tên khoa học là Microcosmus marinus và là một loài quái vật độc đáo.

 

3) Giả thuyết của Aristotle về quái vật biển Teuthos

kraken quái vật biển teuthos

@JettFine Art

Năm 350 TCN, giả thuyết của Aristotle về một loại quái vật biển mang tên Teuthos có khá nhiều điểm chung với Kraken. Ông miêu tả chúng có hình dáng gần giống loài mực ống khổng lồ, thân mềm dài gần 15 m, có nhiều vòi tạo được xoáy nước chuyên làm đắm thuyền.

Điều đó đã làm dư luận thời bấy giờ dấy lên nghi vấn “Liệu Kraken (tức Teuthos) là có thật hay chỉ là loài quái vật khổng lồ hư cấu như rồng?”.

 

4) Lời kể khó tin của một số nhân chứng may mắn sống sót sau sự kiện đắm tàu

mực

Sống sót sau hàng loạt sự kiện đắm tàu như một kỳ tích, các nhân chứng bắt đầu hồi tưởng về thảm họa kinh hoàng.

Tất cả họ đều đã bị tấn công bởi một con quái vật trồi lên từ đáy biển, thân nhớt nhầy nhụa, da cứng hơn thép, to gấp trăm lần chiếc tàu. Nó bắt đầu bám, bẻ nát từng cột buồm và nhấn tất cả vào xoáy nước hun hút. Không ai trong số họ có thể chiến đấu với nó, cái họ có thể làm là cầu đến quyền năng của các thần.

 

5) Cái chết trên những hòn đảo trọc giữa biển khơi

kraken cái chết trên đảo trọc

Cũng theo các lời kể của các thủy thủ, loài quỷ này không thường săn mồi nhưng bất cứ chuyến thuyền nào một khi đã phạm vào lãnh phận của nó, đều phải chịu chung án tử.

Có kích thước khổng lồ, khi nhìn từ xa các ngư dân dễ ngộ nhận nó là một hòn đảo trọc giữa biển khơi. Và khi họ đang cố tiếp cận đảo cũng chính là lúc họ tự bước chân vào cổng địa ngục.

 

6) Dấu hiệu bất thường và sự xuất hiện của quái thú đại dương

kraken đấu hiệu bất thường

@Huffingtonpost

Qua nhiều kỳ tích sau thảm họa, dân biển bắt đầu truyền nhau những kinh nghiệm thoát thân cũng như các dấu hiệu mà họ cho là quái vật sẽ xuất hiện.

Như những nơi có nhiều cá biển tập trung thành tập đoàn hay đột ngột thấy biển động với từng đợt sóng cá ập lên mặt biển chính là lúc Kraken xuất hiện. Theo kinh nghiệm các ngư dân, Kraken dùng phân chính mình để làm mồi nhử con mồi, đợi đến khi chúng mất hết cảnh giác nó sẽ vồ lên đớp trọn.

 

7) Kraken: quái thú cô độc

kraken quái thú cô độc

Theo truyền thuyết, Kraken là loài quái vật phục vụ Zeus chuyên thực hiện nhiệm vụ trừng phạt loài người bất trị. Những lúc bình thường, loài quỷ biển này rất thích sự cô độc bằng việc sống sâu trong các hang đá ở tận cùng đáy đại dương, ít ra ngoài, nó chỉ cần dùng đến xúc tu khi cần thiết.

 

8) Hóa thạch có mẫu xương lệch là manh mối chứng minh sự tồn tại của Kraken

kraken hóa thạch

@Urwelt Museum

Trong quá trình nghiên cứu hóa thạch của loài Ichthyosaur (tạm dịch là giống thằn lằn cá khổng lồ), nhà cổ sinh vật học Mark McMenamin đã phát hiện ra điểm bất thường trên khung xương vật mẫu.

Tại một vài chỗ, xương của hóa thạch có dấu hiệu tổn thương và lệch khỏi vị trí ban đầu bằng một cú siết ngoại lực có kích thước ngang ngửa hoặc hơn hẳn loài thằn lằn cá khổng lồ. Mà nghi phạm lớn nhất chính là thủy quái Kraken.

Nhiều năm sau đó, Mark đã đưa ra không ít lập luận đanh thép chứng minh Kraken thực chất chỉ là một loài bạch tuộc khổng lồ tầm 30 m.

 

9) Xuất hiện bản phác thảo sơ khai Kraken và các lập luận bác bỏ sự thật

kraken bản phác thảo

Ngay sau tuyên bố của Mark McMenamin, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu thiên về lập luận của ông, trong đó có Sir Richard Owen (người sáng chế ra từ Khủng Long) thì một bản phác thảo về hình dáng thật của Kraken xuất hiện gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.

Trong bản phác thảo, Kraken có hình dáng vừa giống cua biển vừa giống loài ốc mượn hồn, và hoàn toàn không có chút nào giống mực ống hay bạch tuộc.

Giải thích cho các hiện tượng xoáy nước lớn, những nhà tư tưởng cho rằng các thủy thủ đang nhầm lẫn với các hoạt động ngầm của các núi lửa, và trong lúc hoảng sợ họ đã mắc chung một chứng ảo giác tưởng tượng về một loài quái vật biển.

 

10) Kraken không chỉ có một

kraken không chỉ có một

@Geekster.be

Trong truyền thuyết Kraken là loài thủy quái chỉ có tại vùng biển Na Uy, tuy nhiên khi các vụ đắm tàu lần lượt xảy ra trên khắp thế giới với các tình tiết y hệt, dư luận dần hoang mang và đặt ra câu hỏi “phải chăng Kraken không chỉ có một mà thậm chí còn có rất nhiều?”.

 

11) Là loài thủy quái duy nhất không có siêu năng lực

kraken loài thủy quái

@Zankai

Ngay cả khi không có siêu năng lực, những tai nạn đắm tàu chỉ là vô tình thì cái tên Kraken vẫn luôn là nỗi ám ảnh không dứt của dân đi biển.

Không phải tự nhiên con người thường có phần e dè với thánh thần hay quái thú, bởi đứng trước những thứ khác thường bản năng chúng ta sẽ nảy sinh tâm lý phòng thủ dù rằng chưa biết chúng lợi hại ra sao.

 

12) Nguyên nhân làm nên vòng xoáy tử thần giữa đại dương

kraken vòng xoáy tử thần

@Andy Fairhurstart

Thường thì Kraken rất ít săn mồi và di chuyển, nó chỉ hoạt động xúc tu và phá hoại khi cần thiết. Những chiêu thức tấn công khi săn mồi của nó là dùng phân nhử cá và tạo thành xoáy nước từ các xúc tu và đớp mồi.

Trong những trường hợp kiếm ăn gần mặt biển, Kraken vô tình làm nên những hố nước sâu hun hút nuốt hết mọi thứ trên mặt biển đồng thời kéo tất cả chìm sâu vào đáy đại dương.

Ngoài ra, giữa những cuộc đụng độ của Kraken và cá nhà táng mà truyền thuyết ví như cuộc chiến của các hải thần đã gây ra vô số lần biển động dữ dội ảnh hưởng lớn đến đời sống của ngư dân trên biển.

Đây cũng là nguyên nhân khiến hàng loạt tàu biển bị đắm một cách vô cớ.

 

13) Kraken và sự trả thù

Hấp dẫn bởi các món tiền thưởng, không ít thợ săn quỷ lao vào các cuộc tìm kiếm trên biển và lùng sục đáy đại dương, bất chấp mọi thủ đoạn để rồi nhận lấy sự trả thù đẫm máu bằng các cuộc tấn công đầy giận dữ của con quái vật to gấp trăm lần chiến thuyền trồi lên từ đáy biển, nghiền vụn tất cả chỉ trong tích tắc bằng những cái chân dài nhớt có nhiều lỗ tròn bên trên.

 

Nhiều thế kỷ trôi qua khi con người dần tìm được một số bộ phận của vài loài bạch tuộc có kích thước khổng lồ trôi dạt vào bờ, thì các câu hỏi xoay quanh lai lịch quỷ biển Kraken lần nữa trở nên sôi nổi.

Còn bây giờ thì cùng xem con mực khổng lồ có thật chứ không phải trong truyền thuyết qua clip này nhé!

Đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết thêm về muôn vàn bí ẩn của thế giới rộng lớn nhé!

Bài viết liên quan: