Những từ ngữ phong phú của Việt Nam hay bị hiểu lầm

Ngày 06/12/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Ai trong số những người Việt Nam chúng ta đều vô cùng tự hào về ngôn ngữ của tiếng Việt đúng không ạ? Tự hào vì mặc dù là một quốc gia khá nhỏ bé nhưng lại có ngôn ngữ của riêng mình, không hề đụng hàng hay ăn cắp bản quyền của những nước khác trên thế giới. Tự hào vì trong tất cả những nước châu Á thì chỉ có duy nhất Việt Nam là nước có chữ viết bằng tiếng la-tinh. Và một điều nữa là dân tộc mình không bị đồng hóa bởi hàng nghìn năm đô hộ của giặc ngoại xăm, tất cả vẫn còn nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ.

Chưa hết, đất nước xinh đẹp này còn sở hữu một kho tàng từ vựng ngôn ngữ viết và nói vô cùng phong phú và đa dạng. Là một nước duy nhất dử dụng dấu trong cả nói và viết để diễn tả sâu sắc những ý nghĩa của ngôn từ giúp người đọc dễ hiểu, dễ cảm nhận và thêm phần độc đáo hơn. Rồi chưa nói đến chuyện từ địa phương, từ lóng, từ ngữ phổ thông, ngôn từ của giới trẻ, người già hay có những người tự chế vân vân và mây mây.

Đó là chúng ta đang nói về mặt phong phú và đa dạng của ngôn từ nước mình, còn trong bài viết này mọi người hãy cùng đi tìm hiều và phân tích thêm những từ ngữ phong phú của Việt Nam hay bị hiểu lầm. Không hẳn là người nước ngoài hiểu sai đâu mấy chế ạ, người Việt mình sẽ có khối người bị nhầm chứ chẳng đùa đâu.

Bây giờ, hãy cùng LaLung.vn điểm danh xem từ ngữ nào dễ bị lầm tưởng nhất nhé!

 

1) Độc giả hay đọc giả mới đúng?

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam

Nếu bạn hay đọc sách, để ý kỹ chúng ta sẽ thấy phần viết lời cảm ơn độc giả đã đồng hành cùng chúng tôi chẳng hạn. Một số bạn thắc mắc và cãi lại rằng, bản thân người đọc thì phải gọi là đọc giả chứ sao lại là độc giả được.

Một số người còn hiểu nhầm ý nên cho rằng sách viết sai chính tả, không tôn trọng người đọc. Thế nhưng, người ta giải thích rằng độc ở đây là đơn độc, là một và là người đọc sách báo nói chung. Vậy thì độc giả nó sẽ đúng hơn so với đọc giả đúng không cả nhà. Nhưng ở đâu đó vẫn còn có một số thanh niên cứng đang nghi vấn về hai từ này chứ chẳng đùa. Trường hợp, nếu bạn muốn dùng từ đọc giả theo đúng nghĩa của nó thì có thể thay thế cho từ người đọc nó sẽ hay hơn nhiều để khỏi phải tranh cãi hai từ này chi cho mệt.

 

2) Trệch hay chệch?

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam

Theo mấy chế trệch đúng hay chệch đúng? Hai từ này sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ tiếng việt nhưng người ta vẫn hay bị hiểu nhầm về nghĩa và cách dùng hai từ này. Trệch có thể được dùng trong ngữ cảnh là bạn đang viết trệch dòng, không đúng khớp chẳng hạn, còn việc chệch thì nghe có vẻ nghiêm trọng hơn có thể là hành động làm lệch đường đi của cái gì đó chẳng hạn.

Ở đây, chúng ta sẽ không bàn về tính đúng sai của từ vì nghĩa tiếng mẹ để đôi lúc thiên về âm, đôi lúc thiên về hình khó mà nói đúng 100% được. Quan trọng là từ trệch, khi chúng ta giải thích nó ra thì ví dụ như trúng mục tiêu, trượt mục tiêu vậy thì trệch mục tiêu mới có lý chứ nhỉ?

Tuy nhiên, hầu hết trong các dự án hoặc hợp đồng bạn sẽ nghe người ta nói chệch mục tiêu nhiều hơn, bởi từ này mang nghĩa nghe có vẻ trầm trọng hơn rất nhiều.

 

3) Kiềm chế hay kềm chế, kìm chế?

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

3 từ này rất quen thuộc đối với chúng ta đúng không mấy chế. Ba từ này có nhiều người không hiểu hết nên hầu hết đều được dùng chung cho một nghĩa giống nhau. Chúng ta cùng đi phân tích nhé!

+ Kiềm chế: nếu liên hệ đến thành phận kiềm mà chúng ta được học thì kiềm chế ở đây cũng có thể là kiềm hãm.

+ Kềm chế: bạn nghĩ tới cái kềm cắt móng tay, móng chân đúng không ạ? Nghĩa của nó cũng tương tự như kiềm hãm lại vậy đó.

+ Kìm chế: tương tự như vậy, bạn có thể liên tưởng đến việc bị dìm xuống nước và nó cũng mang ý nghĩa của từ kiềm hãm.

Vậy túm cái từ này lại là cả 3 từ đều mang nghĩa đúng và bạn có thể dùng nó ở bất kỳ ngữ cảnh nào cảm thấy hợp lý nhất. Và với từ kiềm kẹp, kềm kẹp hay kìm kẹp cũng tương tự cả nhà nhé!

 

4) Mẫu và mẩu

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Nhìn qua thì có vẻ như hai từ này mấy chế bị sai lỗi chính tả ở phần dấu ngã và dấu hỏi. Tuy nhiên, không hẳn vậy đâu bởi nghĩa của nó na ná nhau. Ví dụ thế này:

+ Mẫu được sử dụng trong trường hợp như: người mẫu quảng cáo, hay ngôi nhà kiểu mẫu vân vân. Nghĩa của từ này là từ làm mẫu.

+ Còn mẩu thì được nhìn ở góc độ phân chia lớn nhỏ ví dụ như mẩu bánh, mẩu nhỏ chẳng hạn.

Hai từ này thường bị hiểu nhầm khi sử dụng trong trường hợp, những mẫu chuyện thú vị hoặc mẩu thực nghiệm quan trọng nhất. Có nghĩa là thế này nếu dùng từ mẫu để nói về thí nghiệm, thực nghiệm thì nó vẫn đúng. Còn vì sao nó đúng thì có thể là do hiểu biết và cách nhìn khác nhau.

 

5) Chẩn đoán hay chuẩn đoán

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Hai từ này được dùng khá nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực y học. Vậy bạn nghĩ từ nào mới cho nghĩa đúng chuẩn nhất? Có người cho rằng nó là một, tuy nhiên từ điển chỉ có 1 từ duy nhất mà thôi.

Thế này nhé, chẩn có nghĩa là xác định dựa vào những triệu chứng hay biểu hiện bệnh có sẵn. Còn đoán nghĩa là căn cứ và cái có sẵn đó để đoán xem đó là bệnh gì? Như vậy, rõ ràng dùng từ chẩn đoán dựa theo kết quả hay một dấu hiệu nào đó mới đúng.

Bên cạnh đó, từ chuẩn trong trường hợp này không hề có nghĩa như thế. Bởi chuẩn nghĩa là cái được chọn để làm căn cứ, để nhìn vào đó mà làm chuẩn. Do đó từ chẩn đoán mới đúng còn chuẩn đoán hoàn toàn sai nha mấy chế.

 

6) Tham quan hay thăm quan

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Đối với cặp từ này bạn có thấy nó giống nghĩa nhau không? Hầu hết người ta đều cho rằng dùng từ nào cũng được. Nhưng thực tế lại khác, hãy cùng phân tích nó nhé!

Thăm quan nghĩa là đến một nơi nào đó để hỏi thăm (ví dụ như thăm người ốm yếu chẳng hạn) hoặc cũng có thể đến thăm trường, thăm lớp vì lâu ngày quá rồi không gặp.

Còn riêng chữ tham quan, nghĩa là đến tận nơi để nhìn tận mắt, quan sát thật kỹ để mở mang tầm hiểu biết và học hỏi thêm kinh nghiệm. Do đó, từ tham quan mới có nghĩa đúng và chính xác nhất.

 

7) Chín mùi hay chín muồi

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Ôi, nghe thấy là hại não quá mấy chế ơi. Những từ này khiến người ta mắc lỗi mà không biết là mình bị lỗi đây mà.

Chín muồi nghĩa thường diễn tả quả cây rất chín, đạt đến độ ngon của trái rồi. Tuy nhiên, một số người vẫn hay sử dụng chín mùi nhưng kiểm tra từ điển tiếng việt thì khó có tài liệu nào nói về từ này. Do đó, người ta nghĩ rằng đây là từ viết tắt của chín muồi. Và chắc chắc một điều, từ chín muồi mới đúng trong tiếng Việt.

 

8) Bắt chước hay bắt trước

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Thường thì người ta sẽ nói thế này, sao bạn lại bắt chước tui hoặc cái đồ bắt chước chẳng hạn. Trường hợp nói từ này là đúng, tuy nhiên một số người tự diễn giải và nói rằng, phải là bắt trước một cái gì đó mới đúng chớ. Họ nói, cái gì đó có trước rồi mình làm theo sau thì phải gọi là bắt trước.

Hai cái từ này gây ra nhiều tranh cãi, nhưng kết quả cuối cùng vẫn là từ bắt chước được công nhận là đúng và sử dụng phổ biến nhất.

 

9) Sát nhập hay sáp nhập

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Trường hợp, bạn được người ta đặt câu hỏi là từ sát nhập hay sáp nhập mới đúng, mấy chế sẽ trả lời sao đây?

Phân tích nhé, “sáp” có nghĩa là thêm vào còn “nhập” là đưa vào hoặc tham gia vào. Thế thì, sáp nhập sẽ có nghĩa là cộng lại, là gộp chung với nhau. Ví dụ, sáp nhập các công ty lại với nhau.

Bên cạnh đó, từ sát là biến thể của từ sáp. Nó cũng là có nghĩa là ngay bên cạnh, san sát nhau không có khoảng cách. Hai từ này xuất hiện trong từ điển tiếng Việt và chúng có nghĩa tương tự nhau, điều này khiến người dùng chẳng biết phân biệt được như thế nào.

Tuy nhiên, từ sáp nhập vẫn được coi là đúng và hợp lý nhất.

 

10) Vô hình chung hay vô hình trung

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Theo bạn thì vô hình chung là đúng hay vô hình trung. Cá là sẽ có 90% người Việt mình sẽ đồng ý với đáp án vô hình chung. Bởi thường ngày, chúng ta vẫn thường dùng từ này như một thói quen, và mặc định cho nó là đúng Tiếng Việt.

Bạn nghĩ rằng, chung có nghĩa là chung quy lại, vậy thì vô hình chung là đúng rồi còn gì? Thế nhưng, bạn đã nhầm to rồi đấy ạ. Trong nghĩa tiếng Hán, vô hình trung có nghĩa là trong cái vô hình đó không có chủ định, không cố ý nhưng lại vô tình tạo ra hay gây ra việc nói đến.

Ví dụ như, “mặc dù bạn không có ý xấu nhưng vô hình trung đã ảnh hưởng đến quyền lợi của tôi” chẳng hạn thế. Và một điều nữa là, không có từ điển tiếng Việt nào xuất hiện từ vô hình chung cả, nên mấy chế cần cẩn thận kẻo bị hiểu nhầm là nghèo tiếng mẹ đẻ nhé!

 

11) Nhậm chức hay nhận chức

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Hai cặp từ này cũng khiến không ít người bị lầm tưởng, trong nghĩa của Hán Việt, từ nhậm chức có nghĩa là gồng gánh thêm công việc, nhiệm vụ, đề cao bổn phận của mình. Hiểu một cách đơn giản là nhận thêm một chức vụ cao hơn, được cấp trên bổ nhiệm.

Còn với từ nhận chức thì “nhận” ở đây hay còn có nghĩa là tiếp đón, chịu lấy. Do đó, từ nhận chức vụ không được diễn tả sâu với trách nhiệm và nghĩa vụ. Thậm chí nó chẳng có nghĩa lớn lao gì cả.

Từ đó suy ra, từ nhậm chức mới diễn tả được hết ý nghĩa và tầm quan trọng, do đó từ chuẩn xác nhất sẽ là nhậm chức.

 

12) Giả thuyết hay giả thiết

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Ù uôi, cặp này là nhầm thiệt luôn chứ chẳng đùa đâu mọi người ạ. Không tin thì bạn có thể hỏi mấy đứa kế bên hoặc inbox ngay và liền hỏi chúng nó xem từ nào mới đúng. Chắc chắn sẽ có người nói giả thiết người lại cho rằng là giả thuyết cho mà xem.

Và thực tế là mỗi từ đều đúng nhưng khác trường hợp và ngữ cảnh. Cụ thể thế này các bác ạ, giả thuyết được dùng trong tình trạng muốn nêu ra quan điểm mới trong khoa học để chứng minh cho một hiện tượng nào đó nhưng chưa được kiểm chứng cụ thể.

Trong khi đó, từ giả thiết lại được sử dụng để chỉ điều nào đó cho trước tại một định lý hay một bài toàn nào đó, từ đó đưa ra kết luận và giải chúng. Một nguồn tin khá chính xác nêu cụ thể sau: “giả thiết” có thể gọi nó là có thật, nhằm nêu ra để làm dẫn chứng và phân tích chúng. Do đó, hai từ này đều chính xác, có điều bạn cần phải biết sử dụng chúng trong trường hợp thích hợp nhé!

 

13) Dông tố - Giông tố hay Cơn dông - Cơn giông

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Cái này là hơi bị hại não đúng không bà con, xét về nghĩa của chúng thì dông hay giông đều mang một hiện tượng tự nhiên của trời đất khi sắp xảy ra những cơn bão lớn đúng không ạ. Nhưng điều mà làm mọi người nhũn não là ngữ pháp của chúng, nên dùng từ giông hay dông mới cho độ chính xác cao.

Nếu tìm trên bác google bạn sẽ thấy người ta nói từ “giông” là biến thể của từ “dông”. Vì sao lại vậy, bởi trước khi bài viết “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng ra đời thì người sử dụng từ dông là chủ yếu. Tuy nhiên, khi tác phẩm này xuất bản, mọi người bắt đầu thay đổi cách dùng từ và lấy từ giông làm phổ biến.

Ơ, hóa ra là cái lỗi chính tả của Vũ Trọng Phụng lại trở thành cái đúng và được dân chúng chấp nhận hay sao? Chắc đây là do cảm thức của người Việt dành cho nhà văn này dẫn đến việc họ chấp nhận đến mức phổ biến như vậy.

 

14) Tiến sĩ hay tiến sỹ

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Có rất nhiều từ gây bối rối cho chính người Việt mình chứ chẳng phải ai khác. Hàng loạt từ ngữ cực khó để phân định rạch ròi, khiến cho nhiều người dễ mắc phải phổ biến là những từ có phụ âm đầu là d/gi, hay nguyên âm là i/y.

Điển hình có thể kể đến như “giậm chân” – “dậm châm”, “giùm” – “dùm”, “dấu diếm” – “giấu diếm” hoặc “giang tay” hay “dang tay” vân vân và mây mây. Ôi trời, thật ra cái từ nào mới cho kết quả chính xác và đúng chuẩn của ngôn ngữ tiếng Việt đây các bác.

Thật khó mà giải thích, bởi mặc dù trong từ điển không có “dùm” chỉ có từ “giùm”, nhưng chẳng hiểu sao bạn thử kiếm trên mạng thì sẽ cho kết quả là chữ “dùm” nhiều gấp mấy lần chữ còn lại.

Bởi thế mới nói, từ ngữ Việt Nam nó phong phú cực kỳ, nhưng song song với cái sự đa dạng đó lại khiến các bác nhũn não chứ chẳng chơi.

 

15) Chia sẻ hay chia xẻ

Việt Nam, từ ngữ phong phú, Vũ Trọng Phụng, Việt Nam, chính tả

Hai từ này thì sao mấy chế ạ, chắc chắn rằng bạn sẽ khẳng định và phùng má lên cãi cho bằng được chỉ có từ chia sẻ thôi chứ chia xẻ là sai hoàn toàn. Ấy, ấy bình tĩnh nha các bác. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu căn nguyên của hai từ này nhé!

Bắt đầu bằng từ chia sẻ. Sẻ ở đây nghĩa là chia bớt ra, lấy một phần nào đó để cùng chia với nhau, hay người ta có câu “chia ngọt sẻ bùi” đó ạ.

Còn với từ chia xẻ thì sao đây. Xẻ ở đây cũng có nghĩa là cắt nhỏ thành từng phần rồi chia nó ra để không dính lấy nhau nữa hay người ta thường nói là xẻ rãnh thoát nước.

Thế hóa ra là cả hai từ đều đúng, không có từ nào sai cả. Chỉ có cách bạn dùng trong trường hợp nào mà thôi, nghĩa là đừng ráng mà cãi lại với những thánh khác nếu ai đó có lỡ dùng từ “xẻ” thay vì “sẻ” nha mọi người.

 

Tình hình là những từ ngữ phong phú của Việt Nam hay bị hiểu lầm khiến mọi người căng não quá nhỉ? Thôi thì giải trí chút cùng video hài hước dưới đây. Cá là bạn sẽ cười nghiêng ngả với đoạn clip này. Đừng bỏ lỡ nhé mấy mem.

Hãy thử thách xem bạn bè của bạn có rành ngôn ngữ mẹ đẻ hay không bằng cách chia sẻ bài viết và tag tên bạn mình vào để xem có bao nhiêu thánh rành về ngôn ngữ nước nhà nhé! Và đừng quên, còn cặp từ nào mà bạn biết hoặc thường bị nhầm lẫn hãy bình luận ở cuối bài viết để LaLung.vn cập nhật thêm nhé!

Bài viết liên quan: