Dù khuyết tật nhưng các nhà thám hiểm vẫn không bỏ cuộc

Ngày 30/12/2015 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Nhà thám hiểm là người yêu cầu phải có thể lực tốt và tinh thần thi đấu vững chắc để có thể vượt qua các kỳ thi mang tầm cỡ quốc tế, nâng cao khả năng chịu đựng tốt.

Nhưng điều đó sẽ như thế nào đối với những người không được lành lặn? Quả thật là thử thách vô cùng khó khăn và gian nan cho những ai muốn vượt qua chính bản thân mình.

Vâng! Đã có không ít người bị khiếm khuyết về thể chất đã chứng minh cho tất cả mọi người trên thế giới biết rằng dù không lành lặn như bao người nhưng họ thừa sức vượt qua mọi thử thách cho dù có khó khăn đến đâu. Đây quả là điều đáng được nể phục và tôn vinh!

 

1) Vladmi Virgilio Moreira dos Santos

@Thiago Diz

Vladmi Virgilio Moreira dos Santos - nhà thám hiểm hoàn toàn không nhìn thấy gì xung quanh nhưng đã chấp nhận thử thách đi bộ quanh núi Atacama. Dãy núi này có địa hình vô cùng hiểm trở, xung quanh chỉ là những cồn cát lâu năm và hoàn toàn không có sự sống của bất cứ cái cây nào.

Với tiết trời vô cùng oi bức và nóng nực nhưng Vladmi không vì thế mà bỏ cuộc, anh được quyền nhận sự trợ giúp của một người bạn đồng hành thông qua sợi dây mỏng manh nhưng anh đã hoàn thành xuất sắc cuộc đua của mình chỉ trong vòng 2 ngày ngắn ngủi.

Quả thật là điều hết sức nể phục cho anh, người bình thường chưa chắc đã làm được như vậy! Vượt qua hàng trăm cây số, anh đã đạt được kỷ lục người đi bộ đường dài nhanh nhất thế giới. Đây quả là danh hiệu xứng đáng cho “tinh thần thép” không gì có thể bẻ cong được của anh.

 

2) Jesse Swalley

@Wing for Life World Run

Là người thích phiêu lưu tự do, mặc dù bị liệt nửa người nhưng Jesse Swalley vẫn tham gia chương trình “Wings for Life World Run” và đạt được danh hiệu cao nhất. Dụng cụ giúp cho việc di chuyển của Jesse chỉ là ván trượt và đồ bảo hộ tay.

Những thứ đó tưởng chừng sẽ giúp cho ông dễ dàng vượt qua thử thách trong các đường đua. Nhưng có mấy ai biết được, vì tàn tật nửa người nên việc dùng tay để đẩy ván trượt di chuyển là vô cùng khó khăn đôi khi còn gây cảm giác đau đớn vô cùng.

Để có được thành tựu như ngày hôm nay, Jesse đã phải rất chăm chỉ tập luyện hằng ngày. Thời gian đầu quả thật là thời điểm khó khăn và gian khổ, nhất là đối với người vừa mới bắt đầu vào nghề như Jesse. Cố lên nhé!

 

3) Karen Darke

@KarenDarke.com

Karen - cô gái đầy nghị lực và không bỏ cuộc cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra. Mặc cho bộ phận cơ thể bị suy giảm chức năng nhưng không vì vậy mà niềm đam mê trượt tuyết chinh phục thử thách của cô dừng lại ở đó.

21 tuổi, lứa tuổi đẹp nhất và căng tràn sức sống nhất của người con gái nhưng Thượng Đế đã không cho cô được hưởng thụ những gì gọi là tuổi trẻ đó. Tai nạn đã cướp đi đôi chân khiến Karen phải nằm viện một thời gian khá dài.

Nhưng sau khi bình phục, cô đã cố gắng tập di chuyển với cơ thể thiếu thốn này, Karen đã chinh phục được rất nhiều dãy núi điển hình là Himalaya và nhiều ngọn núi khác nữa. Thật đáng ngưỡng mộ làm sao cho những con người kém may mắn nhưng đầy nghị lực này!

 

4) Vincent Delepeleire

@Vincent Delepeleire

Paragliding - dù lượn là môn thể thao an toàn và rất dễ chơi, tuy nhiên để giữ thăng bằng khi tiếp đất đòi hỏi người chơi phải trụ chắc trên đôi chân của mình. Tuy nhiên đối với Vincent Delepeleire, nhà thám hiểm bị liệt hai chân là một điều hoàn toàn không dễ dàng chút nào.

Thế nhưng, những người bạn luôn là người đồng hành và ủng hộ anh chơi môn thể thao trên không này. Với sự giúp đỡ và tiếp sức của 3 người bạn chí cốt, những “chuyến bay ngắn” được diễn ra hết sức tốt đẹp. Ngạc nhiên hơn là công cụ giúp anh giữ thăng bằng chính là chiếc xe lăn, người bạn đồng hành của anh trong suốt quãng thời gian anh bị tai nạn và không thể đi được.

Với nghị lực kiên cường và ý chí không bỏ cuộc anh đã đạt được kỷ lục đó chính là vượt qua được đoạn đường được được đánh giá là gian nan và trắc trở nhất từ trước tới nay. Dù khuyết tật nhưng không có gì có thể ngăn được đam mê của anh.

 

5) Philippe Ribière

@Wildonemovie.com

Nổi tiếng với danh hiệu “nhà leo núi” xuất sắc nhất, Philippe Ribière - nhà thám hiểm với hội chứng xương tay phát triển không bình thường đã chứng minh cho toàn thế giới thấy không phải người khuyết tật nào cũng dễ dàng từ bỏ mọi thứ khi bản thân mắc khiếm khuyết.

Anh đã làm được điều đó, đã có rất nhiều bác sĩ khuyên ngăn anh dừng lại vì việc tiếp tục leo núi sẽ khiến cho xương tay của anh ngày càng tổn thương và nguy cơ anh phải hủy đi đôi tay là điều một sớm một chiều.

Nhưng kỳ tích đã đến, với chế độ tập luyện và đều đặn mỗi ngày Philippe Ribière đã hoàn toàn khắc phục được căn bệnh này. Wow! Thật vui mừng cho anh!

Và kỷ lục lớn nhất đối với anh không phải là những huy chương sáng giá, mà anh cho rằng khắc phục được tình trạng bản thân chính là kỷ lục lớn nhất.

 

6) Chris Ballois

@Jonathon Tait

Chris Ballois - người có khuyết điểm về tay trái phát triển không bình thường, đây quả thật là một mất mát lớn đối với anh. Tuy nhiên, cánh tay không hoàn thiện không phải là trở ngại có thể cản bước chân anh đến với bộ môn thể thao kitesurf. Đây là môn thể thao đòi hỏi bạn có kỹ năng lướt sóng và điều khiển tấm ván tốt, giữ thăng bằng và bám một cái diều bay.

Nghe có vẻ thích thú, nhưng so với Chris, việc giữ dây chỉ với một tay là một điều hết sức khó khăn, anh có thể bị mất tay lái bất cứ lúc nào nếu như một tay của anh trở nên quá mỏi. Với chế độ tập luyện nghiêm khắc và sự huấn luyện của người bạn thân thiết, không những anh có đầy đủ niềm tin và nghị lực vượt qua mặc cảm mà con đạt rất nhiều giải thưởng.

Tính tới thời điểm này kỷ lục cao nhất của anh chính là 43 knots (80 km/ h), trong cuộc thi được tổ chức hằng năm tại hồ Luderitz ở bán đảo Namibia. Wow! Nhân tài đúng thật là không phân biệt một ai cả.

 

7) Jamie Andrew

@Thiago Diz

Trong vụ tai nạn năm 1999, việc rơi vào khe nứt của dãy núi cao nhất thế giới khi thám hiểm đã lấy đi cả tay và chân của Jamie Andrew. Đây quả thật là điều đáng tiếc nhất đối với anh. Leo núi là niềm đam mê và ước mơ lớn nhất của anh kể từ khi sinh ra cho đến nay.

Cho dù tai nạn có cướp đi của anh 4 chi nhưng niềm đam mê ấy vẫn luôn cháy trong anh. Chân giả là biện pháp tốt nhất và cũng là duy nhất để đáp ứng mong ước vượt qua chính mình tiến đến những con đường chông gai khác lớn lao hơn, mạnh bạo hơn.

Việc dùng đôi tay không nguyên vẹn để leo núi là khó khăn lớn nhất, trong khi người thường còn chưa thể bám chắc sợi dây thừng thì chỉ với cánh tay bị tật anh Jamie đã giữ rất chắc, tay còn lại phải chống lên những tảng đá hết sức sắc nhọn. Hai chân hoàn toàn là đồ vật nhân tạo cũng khiến cho anh phải khổ sở.

Điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời của anh chính là leo lên dãy núi không hẳn là cao nhất thế giới nhưng nó là cao nhất trong lòng anh, chiến thắng được thử thách, nghị lực của anh. Cố lên Jamie nhé! Chúc anh luôn thành công trên con đường anh đã chọn.
 

Bây giờ mời các bạn cùng xem cuộc chiến gian khổ vượt mọi thử thách của người thích mạo hiểm nhưng không bao giờ ngừng bước Jamie Andrew nhé!

Nếu thích bài viết hãy nhanh tay chia sẻ với bạn bè và người thân những tấm gương không bao giờ từ bỏ mơ ước bạn nhé!

Bài viết liên quan:

TIN MỚI NHẤT