Những khác biệt trong cách tổ chức đám cưới giữa các vùng miền

Ngày 27/08/2015 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

“Tôi yêu em và chỉ biết yêu em kể từ khi tôi bắt gặp ánh mắt em. Chính giây phút ấy tôi biết mình đã thuộc về em mãi mãi.

Hãy tin tôi và tin rằng tôi sẽ mang lại hạnh phúc cho em. Về làm vợ và làm mẹ của những đứa con anh em nhé!”

Sau câu nói ấy sẽ là một cái gật đầu đồng ý và một đám cưới sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới.

Nhưng để có một đám cưới thì phải chuẩn bị những gì, các lễ nghi nào phải có, nhất là phải phù hợp với vùng miền mà mình đang sinh sống. Hãy tham khảo dưới đây bạn nhé!

 

cô dâu chú rể đi chụp hình cưới

 

1) Lễ nghi đám cưới của người miền Bắc

Nghi thức và lễ nghi ở đây hơi nghiêm ngặt so với những vùng miền khác, nhưng qua thời gian cũng phải thay đổi theo tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên vẫn giữ đủ ba lễ: chạm ngõ, lễ hỏi và rước dâu.

Chạm ngõ

lễ ăn hỏi của miền Bắc

Có một sự nghiêm túc không hề nhẹ ở đây! Có thể nói đây là lễ nghi cần thiết nhất, giữ nguyên nếp xưa của ông bà để lại. Hai bên gia đình sẽ gặp mặt, là chỗ người lớn nói chuyện với nhau. Sau lễ này, người con gái coi như là đã có chốn, là bước đầu tiến tới hôn nhân.

 

Ăn hỏi

lễ vật ăn hỏi của miền Bắc

Wow... Nhiều quá, cầu kỳ quá! Mâm quả ở vùng này rất trang trọng và cầu kỳ, một điểm đặc trưng riêng biệt là “trong chẵn ngoài lẻ” (trong: số lễ vật mỗi tráp, ngoài: số lượng tráp). Tráp được sơn son thếp vàng và được phủ khăn rồng phụng, số lượng tráp tùy thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình. Lễ vật gắn liền với những đặc sản của địa phương, dù nhiều hay ít cũng không thể thiếu hồng, cốm và bánh phu thê được.

 

Rước dâu

lễ gia tiên của người miền Bắc

Trước khi đón dâu, cô dâu và chú rể phải làm lễ gia tiên như một sự tưởng nhớ tới cội nguồn tổ tiên. Sau lễ thành hôn hai vợ chồng phải về lại nhà gái tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt.

Sau khi ăn hỏi khoảng 10 ngày, nhà trai sẽ qua rước dâu.

 

lê rước dâu

Phải chăng đây là sự khác biệt giữa lễ cưới xưa và nay? Ngày xưa khi rước dâu có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám cưới phải là những người giàu có hoặc có địa vị trong làng xã. Đi tới đầu làng còn có lễ chăng dây, muốn đi qua phải có một ít tiền. Và nhất là mẹ của cô dâu không được đi đưa dâu.

 

lễ lại mặt mọi người vui vẻ bên nhau

Trông mọi người vui chưa kìa, cười hớn hở luôn! Ngoài việc thể hiện sự tôn trọng và đạo hiếu, lại mặt còn giúp cho mọi người trong gia đình gắn bó với nhau hơn. Lễ này thường tiến hành vào thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới. Vì vậy các cặp uyên ương phải chuẩn bị thật chu đáo.

 

cô dâu chú rể khui sân banh

Sâm banh được khui đó là dấu hiệu cho sự bắt đầu của buổi tiệc. Mọi người cùng nhau nhập tiệc trong không khí vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng bạn nên nhớ một điều là buổi tiệc ở đây chỉ là tiệc ngọt không phải tiệc mặn nhé!

 

2) Lễ nghi đám cưới của người miền Trung

Hầu như lễ nghi ở đây cũng khá giống với các vùng khác, nhưng các bước chuẩn bị thì đơn giản và tiết kiệm hơn nhiều, không phô trương theo quan niệm “trọng lễ khinh tài”.

lễ vật ăn cưới người miền Trung

Nhìn thì đơn giản nhưng rất đầy đủ ý nhỉ! Lễ vật ở vùng này thì đơn giản hơn nhiều, thường là trầu cau, trà rượu, nến uyên ương, bánh phu thê. Nếu gia đình nào khá giả có thể thêm bánh kem, heo quay hoặc bánh dẻo.

 

một số cách têm trầu cau

Têm trầu là một nghệ thuật, liệu người têm có phải là nghệ sĩ? Trong đêm tân hôn đôi trai gái phải nhai hết 12 miếng trầu tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp. Người dân ở đây hơi tín ngưỡng chút vì vậy thường xem giờ tốt xấu trước, có khi còn đi thỉnh ý các cao tăng nữa cơ.

 

lễ rước dâu người miền Trung

Rước dâu mà đông vui như trẩy hội vậy! Ở đây lễ rước dâu phải có một đôi phù rể và phù dâu, ngoài ra còn phải có hai đứa trẻ thường là một đôi trai gái tuổi tương đương nhau cầm đèn hoặc cầm hoa đi trước.

 

hai bên thông gia chụp hình với nhau

Theo phong tục thì ngày đưa dâu bố mẹ cô dâu không được đi đưa, mà phải ngày hôm sau mới sang. Nhưng hiện nay, bố mẹ cô dâu có thể đi bằng xe khác và trao đổi với bên nhà trai trong lúc đãi tiệc. Ba ngày sau cô dâu mới được về nhà mẹ đẻ để thu dọn tư trang.

 

3) Lễ nghi đám cưới của người miền Nam

Lễ nghi miền Nam cũng giống như các vùng miền khác, tuy nhiên họ phóng khoáng và thoải mái hơn nhiều. Nếu hai nhà thông gia ở xa nhau thì cũng có thể bỏ qua nghi thức chạm ngõ.

lễ vật ăn cưới miền Nam

Một con heo quay vàng ươm, bạn có nghe mùi thơm của nó chưa? Lễ vật của người miền Nam cũng không khác biệt lắm các bạn nhỉ? Ngoài ra còn có lợn quay hay gà quay, xôi biểu trưng cho sự thịnh vượng. Số tiền mà nhà gái thách cưới nhà trai (lễ đen) sẽ được đựng trong một cái tráp nhỏ, còn lễ vật dành riêng cho cô dâu là trang sức và áo dài.

 

lễ lên đèn ngày cưới

Điều quan trọng ở đây là phải có cặp nến to đùng. Vì lễ lên đèn là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất.

 

lễ rước dâu bằng ghe

Rước dâu bằng ghe là một điểm đặc biệt của miền sông nước. Nhưng như vậy bạn phải thật cẩn thẩn. Vì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể uống nước đấy!

 

cô dâu bị té xuống nước

Ôi ôi... Coi chừng, đã bảo là coi chừng rồi mà. Kết quả là hai nhân vật chính của chúng ta sắm hai bụng đầy nước.

 

một số kiểu cổng hoa

Miền nào thì nó cũng có cái hay riêng. Giống như miền tây vậy, họ có những cổng hoa làm thủ công nhưng vô cùng cầu kỳ và đẹp mắt.

 

cô dâu chú rể đội mành chụp hình cưới

Ối chà chà... Đến phong cách chụp hình cũng rất miền tây luôn! Không biết nhà ai đang phơi bánh tráng mà bị trộm mất một mành rồi.

Wow... Vô cùng phong phú đúng không nào? Giờ thì bạn có thể lựa chọn những nghi thức phù hợp nhất cho đám cưới của mình mà không làm phật ý bề trên rồi. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các hoạt động ngày cưới qua video này nhé, cực chất luôn!

 

Phong tục tập quán của người Việt đa dạng vậy đó. Hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!

Bài viết liên quan:

TIN MỚI NHẤT