Bạch tuộc: những sự thật sởn gáy về con mực phủ

Ngày 27/12/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Loài octopus được coi là siêu anh hùng trong các động vật không xương sống. Không chỉ thông minh, chúng còn có khả năng “biến hình” và bơi cực kỳ nhanh. Hơn thế nữa, dù bạn tin hay không, trí tuệ của chúng không kém gì loài người và còn là loài động vật có tập tính xã hội cao.

Những sự thật sởn gáy về con mực phủ mà LaLung.vn giới thiệu hôm nay sẽ cho bạn cái nhìn mới về loài bạch tuộc này. Kéo chuột xuống để tìm hiểu nhé!

 

15) Tim, não và máu

Bạch tuộc, con mực phủ, octopus, bạch tuộc Paul, trí thông minh

@oceanservice.noaa.gov

Loài động vật thân mềm này có những 3 trái tim, 9 bộ não và máu của nó màu xanh giống với máu của các sinh vật ngoài hành tinh mà bạn hay xem trên tivi. Hai trái tim có nhiệm vụ đưa máu đến mang. Trái tim thứ 3 sẽ tuần hoàn máu đi khắp cơ thể.

Lý do máu của sinh vật này có màu xanh là vì chúng chứa hemocyanin giàu nguyên tố đồng. Loại protein này cũng giúp bạch tuộc sống sót ở nhiệt độ nguy hiểm với các động vật biển khác như môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, nó còn sở hữu 9 bộ não, với một bộ ở đầu và mỗi xúc tu có một bộ não nữa.

 

14) Otto nổi loạn

Bạch tuộc, con mực phủ, octopus, bạch tuộc Paul, trí thông minh

@telegraph.co.uk

Sinh vật biển có 8 xúc tu này được biết đến như là loài thông minh nhất trong tất cả các động vật không xương sống. Chúng thừa trí tuệ để thực hiện điều mình muốn. Điển hình là con tuộc Otto ở thủy cung Sea Star Aquarium (Coburg, Đức), nó khá khó chịu với ánh sáng chiếu vào “căn hộ” của mình nên đã nhặt đá trong bể ném vỡ bóng đèn. Các nhân viên của thủy cùng phải “nằm vùng” mới phát hiện ra “kẻ tội đồ” này.

 

13) Biến hình như siêu nhân

Loài động vật có xúc tu này có khả năng “biến hình” một cách nhanh chóng thành các sinh vật biển khác, để thích nghi với môi trường xung quanh. Chúng có thể bắt chước và giả dạng thành 15 loài khác nhau như: rắn biển, cá sư tử, cá bơn, sao giòn, cua khổng lồ, vỏ sò biển, cá đuối gai độc, sứa, hải quỳ hay tôm bọ ngựa.

 

12) Nhà tiên tri Paul

Bạch tuộc, con mực phủ, octopus, bạch tuộc Paul, trí thông minh

@telegraph.co.uk

Bạn còn nhớ bạch tuộc Paul, Vanga của mùa World Cup 2010? Trong giải World Cup năm ấy, Paul vụt sáng thành “ngôi sao” khi đã dự đoán chính xác 11 trên 13 trận. Tỷ lệ thành công trong các lần tiên toán là 85%. Vì năng lực dự đoán ấy mà nó bị các fan hù dọa làm thịt. Những “kẻ thù” của Paul còn lập hẳn một thực đơn để “đánh chén” con tuộc thông minh ấy. Năm đó, Paul cũng góp phần giúp các món ăn từ bạch tuộc bán đắt như tôm tươi.

“Nhà tiên tri” này sinh vào tháng 1/2008 tại Anh và được Viện Hải dương học Aquarium Sea Life ở Oberhausen (Đức) nuôi dưỡng. Nó đã “ra đi” một cách nhẹ nhàng trong lúc ngủ vào ngày 26/10/2010, hưởng thọ 2,5 tuổi.

 

11) Bạch tuộc chăn và sự khác biệt cân nặng giữa con đực, con cái

Bạch tuộc, con mực phủ, octopus, bạch tuộc Paul, trí thông minh

@www.lazerhorse.org

Khác biệt về kích thước giữa giống đực và giống cái của loài động vật có xúc tu này luôn khiến mọi người té ghế khi biết. Con cái có kích thước gấp 10.000 lần con đực, đôi khi cách biệt đó lên tới 40.000 lần.

Bên cạnh đó, con cái có thể dài đến 2 m, nhưng con đực chỉ dài không quá 2,5 cm. Vì thế, khi những con cái bơi, chúng không khác gì cái chăn khổng lồ. Sinh vật biển này còn có khả năng miễn dịch với nọc độc sứa.

 

10) Con tuộc bé bỏng

Bạch tuộc, con mực phủ, octopus, bạch tuộc Paul, trí thông minh

@simplepimple.com

Thực tế thì các bé tuộc mới nở cực kỳ nhỏ chứ không to đùng như bạn vẫn tưởng tượng đâu. Những con tuộc cái sẽ đẻ từ 20.000 – 100.000 quả trứng, sau đó, nó ngồi bất động để canh trứng cả năm trời cho đến khi chúng nở hết. Những “em bé” này sẽ ăn các sinh vật phù du trên mặt nước để sống. Khi mới nở, chúng bé xíu xiu, chúng nó có thể nằm vừa vặn trên đầu ngón tay của bạn.

 

9) Ăn chính mình

Bạch tuộc, con mực phủ, octopus, bạch tuộc Paul, trí thông minh

@imgur

Một số con bạch tuộc đã được phát hiện mắc chứng autophagy (tự thực). Chúng tự ăn các “cánh tay” của mình. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng chúng bị một căn bệnh nào đó tấn công vào hệ thần kinh, khiến chúng tự ăn và tự giết mình. Nghe mà nổi da gà.

 

8) Đấu vật với mực phủ

Bạch tuộc, con mực phủ, octopus, bạch tuộc Paul, trí thông minh

@Skin Diver Magazine July 1963

Chiến đấu với sinh vật biển có 8 xúc tu đã từng là một môn thể thao. Nó phổ biến nhất trên các bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ trong những năm 1960. Ở thời điểm đó, giải vô địch thế giới Wrestling Octopus được tổ chức hằng năm tại Puget Sound (Washington). Cuộc thi này cực kỳ nổi tiếng, nó được truyền hình trực tiếp và thu hút hơn 5.000 khán giả thưởng thức.

Hình thức thi đấu là một thợ lặn sẽ chiến đấu với một con mực phủ ở vùng nước nông, và sẽ chiến thắng nếu kéo được nó vào bờ. Các danh hiệu sẽ được trao cho cá nhân hoặc nhóm người tóm được con to nhất. Số phận của những con tuộc thua cuộc kia là trở thành các món ăn.

 

7) Không gây mê khi phẫu thuật loài động vật có 8 xúc tu là phạm pháp

Luật bảo vệ động vật thí nghiệm vốn dĩ chỉ dành cho các loài có xương sống. Tuy nhiên, vì trí thông minh của mình, những con mực phủ cũng được hưởng luật bảo vệ này ở một số nước. Bất cứ ai muốn giải phẫu nó để thí nghiệm đều phải gây mê trước.

Tại Anh, từ năm 1993 – 2012, con tuộc được bảo vệ bởi đạo luật ASPA (quy định bảo vệ các loài động vật được sử dụng cho mục đích khoa học) đã thông qua năm 1986. Đến năm 2012, dự luật mở rộng ra, bảo vệ tất cả các động vật thân mềm.

 

6) “Tẩu thoát” qua lỗ nhỏ bằng con mắt

Bạn có tin một con tuộc nặng hơn 200 kg có thể chui vào không gian hẹp, chỉ bằng ¼ cơ thể nó? Vì là động vật không xương sống, nên nó có thể thu mình chui ra, chui vào lỗ hổng chỉ bằng kích thước con mắt của nó. Bên cạnh đó, có một thực tế không thể phủ nhận là nó có thể ở trong không gian cực kỳ nhỏ hẹp. Điều này được giải thích là do chúng không có túi khí hoặc bong bóng không khí nên có thể sống sâu dưới đáy biển, nơi có áp lực nước dữ dội. Trong điều kiện đó, một con người như chúng ta sẽ bị nổ tung. Rùng mình chưa?

 

5) Chuyên gia trong việc thoát khỏi lọ kín

Bạch tuộc là chuyên gia trong việc giải quyết các câu đố và vấn đề khó. Bạn có thể thấy ở hình trên, nó thoát khỏi lọ kín bằng cách dùng xúc tu xoay nắp. Theo tìm hiểu, loài sinh vật này rất hay “đào tẩu” khỏi các bể trong thủy cung. Chúng cũng thường mò lên các tàu đánh cá để ăn trộm cua.

Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng nhiều nhà khoa học thừa nhận, gần giống con người, chúng có trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Loài động vật này có khả năng phân biệt được các hình dạng khác nhau. Chúng cũng có khả năng học hỏi từ việc quan sát.

 

4) Lạnh sống lưng với nọc độc của bạch tuộc vòng xanh

Bạch tuộc, con mực phủ, octopus, bạch tuộc Paul, trí thông minh

@www.animalspot.net

Điều này là một trong những sự thật sởn gáy về con mực phủ. Con vật có những vòng xanh kỳ lạ và đẹp mắt kia có đủ lượng độc tố để giết chết 26 người trưởng thành trong vòng vài phút. Lượng độc nó mang được cho là gấp 50 lần lượng độc của rắn hổ mang. Nó có tên là Hapalochlaena, sống chủ yếu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Con vật xinh đẹp này chứa khá nhiều chất độc rợn tóc gáy như: tetrodotoxin – loại độc có trong cá nóc, tồn tại ở nhiệt độ cao; chất dẫn truyền thần kinh dopamine; histamine – một chất gây đau, ngứa và co thắt khí quản, acetylcholine - chất có trong VX (VX là 1 trong 5 chất độc kinh khủng nhất hành tinh), tryptamine, taurin và octopamine.

Vết cắn của Hapalochlaena khá nhỏ và không gây đau, nhưng có thể giết người trong vòng 2 phút. Nạn nhân sẽ chóng mặt rồi dần tê liệt cơ thể. Chỉ cần chạm vào nó là khả năng bị cắn rất cao. Thế nên, nhắc đến nó là nhiều người lạnh toát mồ hôi luôn.

 

3) Khả năng tách rời tua

Bạch tuộc, con mực phủ, octopus, bạch tuộc Paul, trí thông minh

@medium.com

Loài bạch tuộc Argonaut và Paper Nautilus có khả năng tách rời xúc tu khi gặp nguy hiểm để đánh lạc hướng kẻ thù. “Cánh tay trái” thứ 3 của con đực thuộc 2 loài này cũng có khả năng phát triển thành một dương vật tháo rời. Hiển nhiên là sau khi tách ra, "dương vật" đó vẫn bơi theo con cái và giao hợp bình thường.

 

2) Mực quỷ (Vampire Squid)

Vampire Squid (Vampyroteuthis infernalis) là một thành viên của nhóm sinh vật biển có 8 xúc tu, nó có điểm tương đồng với cả mực và bạch tuộc. Loài mực “ma cà rồng” này có đôi mắt rất lớn, hình thù quái dị khiến ai nhìn thấy cũng hết hồn. Nó sống ở độ sâu 1.000 m dưới đáy đại dương, có thể tự phát sáng và trở nên vô hình trong khu vực tối nhờ photophores (chất tạo sáng) phủ trên cơ thể.

 

1) Là sinh vật cực kỳ thông minh và có tập tính xã hội cao

Bạch tuộc, con mực phủ, octopus, bạch tuộc Paul, trí thông minh

@www.dailymail.co.uk

Các nhà khoa học cho rằng loài sinh vật biển này thông minh hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Bên cạnh đó, nó còn là loài có tập tính xã hội cao, hiện nay nó đã là loài thống trị biển cả nhờ trí tuệ, tài ngụy trang và khả năng tấn công vô đối. Một số nhà nghiên cứu đưa ra nhận định, trí thông minh của các loài sinh vật có thể tiến hóa nhiều hơn nữa theo thời gian.

Tiến sĩ Clint Perry đến từ Đại học Macquarie (Australia) cho rằng chúng ta cần phải dừng ngay suy nghĩ con người sở hữu trí tuệ đỉnh cao. Tiến sĩ Russell Burke đến từ Đại học Hofstra (New York, Mỹ) thì nói rằng chúng sử dụng các công cụ quá rành và quá thông minh. Hiện nay, chúng chưa xây dựng được nơi trú ẩn như con người, nhưng tương lai thì chúng hoàn toàn có khả năng. Chính vì thế, các nhà khoa học lo rằng, khi đủ khả năng, chúng sẽ chống lại loài người và trở thành kẻ thống lĩnh hành tinh. Nghe rợn gáy nhỉ?

 

Các mem vừa xem qua 15 sự thật sởn gai ốc về con mực phủ. Sau đây là cảnh bạch tuộc nhảy lên bờ bắt cua. Rất thú vị nhé! Hãy bấm vào để xem.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy thích và chia sẻ nó để ủng hộ bọn mình nhé. Mọi người cũng đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để cập nhật những thông tin thú vị một cách nhanh nhất nha.