Bàn chơi cờ vua tự động fake từng thắng hoàng đế Napoleon Bonaparte

Ngày 31/03/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Nhà phát minh người Hungary Wolfgang von Kempelen rất được nữ hoàng Maria Theresa của Áo ngưỡng mộ.

Trong thập niên 1760, Kempelen là một khách thường xuyên tại cung điện của nữ hoàng. Ở đó ông đã tận mắt chứng kiến một hành động ảo diệu trình diễn bởi một ảo thuật gia người Pháp tên Francois Pelletier.

Các hành động ảo giác đó cũng gây ấn tượng mạnh với nữ hoàng, và Kempelen quyết định anh cũng tạo ra điều kỳ diệu ấy để nắm bắt sự tập trung của nữ hoàng đế.

Vào năm 1769 Kempelen tạo ra “The Turk” – một máy chơi cờ vua tự động mà có thể đánh bại bất cứ người nào có tay nghề cao. Mời bạn xem tiếp nội dung bài: “Bàn chơi cờ vua tự động fake từng thắng hoàng đế Napoleon Bonaparte” bên dưới nhé!

 

 Cờ vua, hoàng đế, Napoleon Bonaparte, Áo, thiết bị

Thiết bị gồm một tủ gỗ lớn, một mô hình người đàn ông có đầu và thân. Mô hình người được mặc áo choàng Thổ Nhĩ Kỳ và một chiếc khăn quàng cổ hệt như một phù thủy phương đông. Con người giả đứng phía sau tủ gỗ, trên mặt tủ đặt một bàn cờ, tay đánh cờ di chuyển rất linh hoạt. Nó còn được Kempelen cài đặt ngôn ngữ, để con rối la hét hào hứng trong trận đấu.

Cứ tưởng bên trong là một cỗ máy siêu thông minh như máy tính ngày nay, vì dường như nó có thể đánh bại mọi đối thủ là con người. Nhưng thực chất đó chỉ là hệ thống cơ khí phức tạp như những chiếc đồng hồ cơ ngày xưa. Bàn chơi cờ vua tự động kết cấu có ba khoang, mỗi khoang có máy móc khác nhau. Khi vào cuộc chơi, người ta khởi động bàn cờ bằng cách cầm tay quay bên trái xoay nhiều vòng như lên dây cót. Người tỉ thí với phù thủy phương đông nếu có nghi ngờ có thể mở cửa tủ của máy để xem nó hoạt động, nhưng vì cơ chế phức tạp nên không thể mở hết ba khoang tủ cùng một lúc. Khi ra đời máy chơi cờ, nó như một cỗ máy phép thuật vì đã chiến thắng nhiều tay chơi cờ trên khắp thế giới.

 

Cờ vua, hoàng đế, Napoleon Bonaparte, Áo, thiết bị

Nhưng cơ chế hoạt động phức tạp thực chất chỉ là sự ngụy trang, giấu đi việc có mặt của một con người, một con người nhỏ nhắn ép mình trong tủ và kiểm soát mọi hoạt động trên bàn cờ. Công chúng đã biết trò lừa bịp này vào đầu những năm 1860, gần 100 năm sau khi bàn chơi cờ vua tự động fake ra đời.

Mặt cắt ngang của máy chơi cờ vua ảo thuật cho thấy làm cách nào để người chỉ huy ngồi được bên trong tủ khi chơi với đối thủ. The Turk được giới thiệu lên cung điện của nữ hoàng Maria Theresa trong năm 1770 và ngay lập tức được đánh giá cao, nổi như cồn vì sự ảo diệu. Chiếc máy đã đánh bại nhiều quý tộc chơi cờ nghiệp dư, kể cả Bá tước Ludwig von Cobenzl – một cận thần của Áo ở cung điện.

The Turk cũng được ca ngợi về khả năng giải quyết các câu đố cờ phức tạp một cách vượt trội được gọi là “bài toán mã đi tuần”. Từ cuối những năm 1770 đến đầu những năm 1800, Turk và cả người sản xuất ra nó thường đi lưu diễn châu Âu và trở thành tâm điểm thu hút các quý tộc và dân thường tham gia chơi cờ. Sau khi Kempelen chết vài năm, con trai ông đã bán chiếc Turk cho Johann Nepomuk Mälzel vào năm 1804. Mälzel đã học được bí mật của máy đánh cờ vua tự động và làm cho nó còn phổ biến hơn.

 

Cờ vua, hoàng đế, Napoleon Bonaparte, Áo, thiết bị

Dựa trên một cuốn sách mô tả những đánh lừa bên trong Turk sau đó xây dựng lại thiết bị. Mälzel tuyển mộ một người chơi cờ giỏi ở nước Áo là Johann Baptist Allgaier, anh này trở thành người điều khiển mới bàn cờ vua bù nhìn. Trong năm 1809 vua Napolepn Bonaparte tới lâu đài Schönbrunn để thách thức The Turk. Turk cúi đầu chào Napoleon và bắt đầu vào trận. Ông vua chơi hai trận và thua cả hai, nhưng khá thích thú bởi kỹ năng của Turk.

Bàn cờ bù nhìn là một trò ảo thuật thật sự vì bí mật của nó là những nam châm và có người trốn trong tủ để điều khiển. Dưới đáy mỗi con cờ đều có một miếng nam châm nhỏ, di chuyển nam châm bên dưới bàn sẽ làm con cờ trên bàn đi theo đúng ý. Bàn cờ trong tủ được khắc số tương ứng từ 1-64 là số ô vuông của bàn cờ vua. Cho phép người điều khiển bên trong biết được vị trí quân cờ đi. Nam châm trong tủ được đặt ở chỗ đặc biệt mà từ trường bên ngoài không thể ảnh hưởng đến việc vận hành thiết bị.

 

Cờ vua, hoàng đế, Napoleon Bonaparte, Áo, thiết bị

Bản phác thảo khác từ cuốn sách đã cố gắng giải thích trò bịp đằng sau Turk. Trong những năm 1920 Mälzel và Turk đi lưu diễn ở châu Mỹ và trở thành một điểm thu hút phổ biến. Mälzel một lần nữa tuyển mộ thêm William Schlumberger – một cao thủ cờ vua để chạy cỗ máy bù nhìn của mình. Một vài nhà phát minh người Mỹ đã sáng tạo bàn cờ vua tự động để cố gắng đạt mục tiêu thành công giống như Turk, nhưng họ nhanh chóng rơi vào lãng quên.

The Turk ngày càng nổi tiếng đến nỗi cuộc so tài giữa Benjamin Franklin (một nhà khoa học đã phát minh ra cột thu lôi, bếp lò Franklin, ống thông tiểu, chân nhái, kèn harmonica… ) và nó mà Franklin bị thua. Một trong số ít các đối thủ đã đánh bại Turk là Charles Carroll – người ký quyết định Tuyên ngôn Độc lập.

 

Cờ vua, hoàng đế, Napoleon Bonaparte, Áo, thiết bị

Một quảng cáo cho cuộc triển lãm của Ajeeb, phiên bản nhái của Turk.

Edgar Allan Poe đã rất hào hứng với những máy tự động, ông đã viết một bài tiểu luận mang tên " Maelzel’s Chess Player " (nghĩa là: Người chơi cờ vua của Maelzel ), trong đó ông đã cố gắng trình bày kỹ năng cờ vua siêu phàm của Turk.

Mälzel chết vào năm 1838, và một vài năm sau đó, Turk đã bị thiêu rụi trong một vụ cháy. Không ai biết rằng các kỹ năng chơi cờ vượt trội của máy tự động là một trò lừa bịp công phu cho đến đầu những năm 1860.

Khi đó tiến sĩ Silas Mitchell tiết lộ bí mật ngắn ngủi của Turk trong tạp chí cờ của ông tên là "Cờ vua hàng tháng”. Trong đó nói về một cỗ máy chơi cờ vua tự động dỏm đã cháy trong vụ hỏa hoạn ở Philadelphia (Mỹ), lúc đó người ta thấy chiếc máy động đậy và có một con người bé nhỏ chui ra. Lúc này ai nấy mới phát hiện chiếc máy có người điều khiển chứ không phải thông minh như họ tưởng.

 

Rõ ràng đây là một cỗ máy trá hình mà công chúng đã tung hê trong một thời gian dài, chứng tỏ ông Wolfgang von Kempelen đã làm cứ lừa bịp thành công lớn, qua mặt được cả giới quý tộc, hoàng đế, bình dân trên khắp Âu, Mỹ.

Sau đây là một thiết bị đơn giản nhưng giúp bạn in ra bao nhiêu tiền tùy thích. Bấm xem nhé!

Dĩ nhiên đây cũng là một trò ảo thuật thôi. Nếu thấy bài viết “Bàn chơi cờ vua tự động fake từng thắng hoàng đế Napoleon Bonaparte” hay, bạn đừng quên bấm thích và chia sẻ trên trang cá nhân mình nhé. Đón xem các bài viết mới mỗi ngày nữa bạn ơi. Chúc bạn một ngày tốt đẹp và mọi sự bình an.

Bài viết liên quan: