Cá mập ma biển sâu già đời hơn khủng long lần đầu được quay phim

Ngày 29/01/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Mặc dù các kỹ năng săn mồi của cá mập trắng khổng lồ đang thu hút sự chú ý của nhiều người, nhưng cũng có rất nhiều điều cần khám phá và tìm hiểu về những người họ hàng ít được biết đến hơn của chúng. Một người họ hàng như thế là loài chimaera xanh mũi nhọn mà chỉ được tìm thấy từ một thập kỷ trước và gần đây đã được phát hiện ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương.

Ngoài ra, nó còn được gọi là chimaera Ray Troll hay Cá mập ma, những sinh vật xinh đẹp này sống sâu dưới đại dương và vô cùng khó tìm. Nếu chúng khơi gợi sự quan tâm của bạn, thì đây sẽ có nhiều chi tiết thú vị về loài cá mập ma biển sâu khó thấy và những cảnh quay trong môi trường sống tự nhiên của chúng.

 

Trước kia khi được cho là đang sinh sống ở Đông Nam Thái Bình Dương, loài chimaera xanh mũi nhọn đã được phát hiện gần đây ở vùng biển ngoài khơi Hawaii và California. Chúng thậm chí có màu xanh xám hoặc xanh nhạt và mõm nhọn, từ đó làm nên cái tên gọi của mình.

Cá mập ma, biển sâu, quay phim, khủng long

Loài này được mô tả lần đầu vào năm 2002 từ 23 loài bị bắt ở ngoài khơi New Caledonia và chỉ được xác định bởi mẫu vật thu được ở vùng tây nam Thái Bình Dương, ngoài khơi Australia, New Zealand và New Caledonia. Khoảng 300 triệu năm trước đây, loài cá mập ma biển sâu này sống cách ly với họ hàng của mình, đó là cá mập và cá đuối.

 

Tên khoa học Hydrolagus trolli và tên thay thế chimaera Ray Troll đến từ tên của một nghệ sĩ Alaska, Ray Troll, vì niềm đam mê của ông cũng như sự trân trọng với những sinh vật này và loài cá nói chung.

Cá mập ma, biển sâu, quay phim, khủng long

 

Không giống với những con cá mập ma khác, chimaera xanh mũi nhọn thích các mỏm đá nhô lên gồ ghề và được tìm thấy ở độ sâu từ 2.000 đến 6.500 feet (610 đến 2.100 mét). Rất khó để tìm thấy các loài và chỉ gần đây các nhà nghiên cứu thuộc MBARI mới có thể quay phim bằng cách sử dụng phương tiện điều khiển từ xa.

Cá mập ma, biển sâu, quay phim, khủng long

Năm 2009, Viện nghiên cứu thủy sinh vịnh Monterey (MBARI) ở California đã gửi một chiếc xe điều khiển từ xa (ROV) và lặn xuống tớ độ sâu 6.700 feet (hơn 2.000 m) ngoài khơi California và Hawaii. May mắn thay, các camera đã bắt hình được một con cá trông giống như cá mập ma mới mà các nhà nghiên cứu chưa từng thấy trước đó. Sau khi tham khảo các tư liệu đa dạng sinh học biển, họ đã có thể xác định nó như một loại chimaera màu xanh mũi nhọn.

 

 

Ngoài ra, không giống những con cá mập nổi tiếng, chimaera không có hàm răng thưa và thay vào đó chúng có hàm răng khoáng hóa để giúp nhai mồi. Một điều thú vị về chimaera là các con đực có cơ quan sinh dục trên trán và còn có thể co rút lại.

Cá mập ma, biển sâu, quay phim, khủng long

Cơ thể mảnh mai và chiếc đầu hẹp của chimaera đều thon lại thẳng theo một cái đuôi hình roi và tổng thể có lẽ khoảng 4 feet (khoảng 1,2 m). Ngoài răng, đặc điểm riêng biệt khác của chimaera bao gồm có đôi mắt trống rỗng nhìn như đã chết, vây có hình dạng như cánh, hình dạng mõm và các đường rãnh mở đi tới đầu và mặt, được gọi là đường rãnh bên, có chứa các tế bào giác quan mà có thể cảm nhận sự chuyển động của nước để giúp chúng cảm nhận được con mồi.

Chimaera thích ăn động vật thân mềm, sâu và các sinh vật dưới đáy khác. Và một ví dụ về cơ quan sinh dục của Chimaera đực trên trán có thể được nhìn thấy trong bức tranh Ray Troll ở trên.

 

Các khung xương của chimaera được cấu tạo bằng sụn thay vì chất xương, đó là lý do chúng được xếp ở loài cá mập và cá đuối. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn ta sẽ thấy rằng chúng không thuộc về loài Hydrolagus trolli, nghĩa là chúng có thể là một loài mới.

Cá mập ma, biển sâu, quay phim, khủng long

Cách duy nhất để chắc chắn loài này thuộc về hydrolagus trolli là lấy được các mẫu ADN từ một mẫu thực tế. Nhưng cách để có thể lấy được một mẫu vật lý kiểm tra hoặc thu thập được mẫu ADN từ chúng là phải sử dụng một tàu đánh cá, đây là phương pháp rất không khả thi vì phải quan sát hết khắp các vùng biển mênh mông, hoặc kiên nhẫn kiếm tìm trên tất cả các thị trường cá.

 

Cùng xem con chimaera xanh mũi nhọn xinh đẹp bơi trong một chiếc giường đá ở môi trường sống tự nhiên của mình nhé!

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên bấm thích và chia sẻ nó mọi người nhé!

Bài viết liên quan: