Những bản viết tay cổ xưa vừa được giải đoán

Ngày 05/08/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Kiến thức thì luôn luôn cần học và bí mật sớm muộn cũng phải bật mí. Nói thì dễ đấy, chứ gặp những bí mật trong một cuốn sách có đầy ký tự với hình thù đặc biệt thì để giải đoán cực kỳ gian khổ trần ai. Đau đầu hơn, nội dung diễn tả trong đó toàn dùng các biểu tượng Hi Lạp cũ kỹ, một số khác lại bị cháy rụi cần được phục chế lại. Nếu các nhà khoa học thiếu kiên nhẫn, thì những bản viết tay cổ xưa vừa được giải đoán sau đây sẽ không cho ta biết chuyện “khủng khiếp” gì đã có hồi xửa hồi xưa. Đừng giới hạn cơn tò mò của bạn, hãy đọc tiếp bên dưới nào!


10) Những câu thần chú trong sách viết tay người Ai Cập

Trải qua nhiều thập kỷ dày công nghiên cứu, vào năm 2014, các nhà khoa học đã khám phá ra một cuốn sổ tay của người Ai Cập gọi là codex (dạng sách chép tay). Nội dung trong đó có nhiều câu thần chú và những hình vẽ rất đặc biệt. Những trang viết này người Ai Cập dùng để tra cứu thần chú trong khi làm phép cầu tình yêu, thành công trong kinh doanh, chữa bệnh về vàng da hoặc thực hiện một nghi lễ trừ tà nào đấy. Tùy thuộc vào tâm trạng của người dùng mà lựa chọn câu thần chú vào mục đích tốt hay âm mưu hãm hại kẻ thù.

Các giấy da 1300 tuổi ám chỉ Chúa Giêsu cũng như một nhân vật thần thánh khác có tên là Baktiotha, có sức mạnh lớn để cai trị các thế lực. Trong giai đoạn sách ra đời, có vẻ nhiều người Ai Cập theo đạo Kito giáo, nhưng họ cũng bị những tôn giáo khác làm lẫn lộn. Chính nhờ có cuốn Kinh Thánh này đã đánh dấu sự chuyển mình của một xã hội từ hệ thống tín ngưỡng khác thành tín ngưỡng Kito giáo một cách chính thống nhất.

Nhưng cho đến nay ai là người sở hữu cuốn sách vẫn còn là một bí ẩn. Cũng không ai biết nó xuất phát từ đâu. Chỉ thấy có nhiều dấu hiệu về phong cách viết có vẻ là bắt nguồn từ vùng Thượng Ai Cập.

 

9) Cuộn sách Ein Gedi


Ein Gedi là một ốc đảo nằm ở bờ biển phía tây của Biển Chết. Tại đây có một bề dày lịch sử phong phú về ngành nghề của con người gần 5000 năm.

Nó còn là nơi ẩn náu tốt nhất của vua David khỏi sự truy lùng của vua Saul. Ein Gedi cũng là nơi có một ngôi làng của người Do Thái thuộc Byzantine (Đế quốc Đông La Mã). Một số nơi ở đây bị thiêu rụi, trong đó có một bức tranh khảm sàn giáo đường. Năm 1970, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một cuộn giấy bị cháy sém tại giáo đường Ein Gedi. Cơn hỏa hoạn đã làm cho cuộn giấy không thể hiển thị được nội dung rõ ràng.

Gần 50 năm sau, công nghệ phục chế hiện đại hơn đã làm một chuyện không tưởng. Đó là các nhà khoa học đã scan giấy da với phần mềm chuyên dụng. Họ rất bất ngờ khi thấy văn bản bị cháy đã dễ đọc hơn ngoài sức tưởng tượng. Cuối cùng xác định đó là một cuộn Kinh Thánh cổ nhất hơn cả cuộn Dead Sea. Cuộn Ein Gedi cũng là cuộn Torah (hay còn gọi là Ngũ Thư, nó chứa giáo lý tôn giáo của người Do Thái) đầu tiên được tìm thấy tại một giáo đường Do Thái trong công việc khai quật khảo cổ.

 

8) Chân dung thật sự của Shakespeare


Một cuốn sách 400 năm tuổi về thực vật học đã chứa đựng một báu vật phi thường, đó là bức chân dung của đại văn hào William Shakespeare. Đó là chân dung duy nhất được tạo ra trong suốt quãng đời của nhà soạn kịch. Tác giả vở Hamlet hiện ra trên nền hoa và rau quả, đầu đội vòng nguyệt quế, trông nhà văn trạc khoảng 30 tuổi, đẹp trai.

Cuốn sách ở thế kỷ 16 này được nhà thực vật học kiêm sử gia Mark Griffith phát hiện được. Sách dày 1.484 trang có nhan đề là “The Herball or Generall Historie of Plantes” xuất bản năm 1598, cũng của một nhà thực vật học là John Gerard. Bên cạnh hình người trong cuốn sách là những bông hoa, huy hiệu có những mật mã mà Griffith dịch rằng đó là tên William Shakespeare.

Đại văn hào người Anh Shakespeare chúng ta chắc chắn đã nghe nói thường rồi nhưng hình ảnh của ông thì không nhiều người biết. Vì ông đã cách chúng ta hơn 400 năm, không có bức vẽ nào khác để đối chiếu chính xác diện mạo, hình chụp lại càng không có ở thế kỷ 16, nên cứ cho ảnh đấy đúng là Shakespeare.

 

7) Các nét chạm khắc trên tường của người Maya

Các nét chạm khắc trên tường của người Maya

Đa số các nét chạm khắc trên tường của người Maya đã được giả mã, nhưng một số vẫn còn khó hiểu. Một trong số đó là bức glyph T514 trong ngôi mộ hoàng gia ở miền nam Mexico, nó được phỏng đoán có tuổi đời hơn 1.700 năm.

Bức phù điêu chứa nhiều góc cạnh của con báo đốm nhằm làm phức tạp hóa việc giải mã thông điệp. Các nhà nghiên cứu bắt tay vào tìm hiểu hộp sọ của loài báo này và đối chiếu với hình ảnh trên tường. Cuối cùng nó cũng tiết lộ tên phòng ngủ của vua Pakal bị chôn vùi.

Trong bức phù điêu T514 có đề cập đến chiến tranh. Lăng mộ của nhà vua có nhiều hoa văn để tôn vinh các chiến công. Các hình tượng đó có liên quan đến các chiến binh xâm lăng và tù nhân. Khám phá này giúp các nhà nghiên cứu xác định khoảng thời gian cuộc chiến nổ ra, đó là vào giữa năm 700 và 800. Có vẻ như là không có nhiều trận đấu trong thời điểm này mặc dù người Maya rất có tinh thần xả thân chiến đấu.

 

6) Tài liệu về các thầy thuốc chữa bệnh mắt


Một cuốn sách được phát hiện có từ thế kỷ 18 chứa các mã Copiale Cipher gồm 75.000 ký tự viết tay, dày 105 trang. Màu giấy ngả vàng nhưng chất giấy là gấm màu xanh lá cây. Những biểu tượng trong sách chưa bao giờ thấy từ trước đến nay, mặc dù nhìn thì biết có những chữ cái Hy Lạp và La Mã đấy.

Các nhà giải mã bắt tay vào hành động trong tình hình không thể xác định được ngôn ngữ mẹ đẻ của tác giả cuốn sách thần bí. Họ thử sức với 80 ngôn ngữ khác nhau, để rồi sau đó phát hiện ra đó chỉ là mưu mẹo để đánh lừa hậu thế.

Cuối cùng nội dung cuốn sách được bật mí. Đó là tiết lộ một xã hội bí mật của Đức về “thầy thuốc chữa bệnh mắt”. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, các thành viên trong nhóm thời bấy giờ không nhất thiết là bác sĩ nhãn khoa. Con mắt là biểu tượng quyền lực trong xã hội lúc đó.

Tài liệu mô tả một nghi lễ, trong đó người được chọn yêu cầu đọc một tờ giấy trắng. Người đọc thú nhận không đọc được, họ được cho đeo kính và lặp lại công việc với tờ giấy. Sau đó người này đi rửa mắt với một mảnh vải, sau đó ngắt một sợi lông mi. Bên cạnh đó sách còn mô tả những thảo luận của Tam Điểm. Hội này cổ xúy cho nền tảng tự do, truyền bá một lối giáo dục bí truyền, sử dụng những biểu tượng và nghi lễ. Các thành viên kết giao huynh đệ và hành động vì sự tiến bộ của nhân loại.

 

5) Quái vật có cánh trong hang động Utah


Được phát hiện vào năm 1928 trong hang động Utah (Mỹ). Đó là một tác phẩm nghệ thuật sơn đỏ trên đá cổ. Nó vẽ lên một con quái vật, trông giống như một con chim lạ. Tác phẩm được cho là tạo bởi bàn tay người Mỹ bản địa khoảng 2000 năm trước.

Trong suốt nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra những tranh luận về bức hình liệu nó có phải là con quái vật có cánh? Có phải là thằn lằn bay, hay bò sát bay không?

Cho tới khi công nghệ phân tích hình ảnh hiện đại hơn đã chứng minh sự hiện diện của quái vật có cánh trong tác phẩm mực đỏ trên tường thực sự không phải là một hình. Chính xác nó có tới năm hình chồng lên nhau.

Khi các nhà khoa học chụp lại bức vẽ trên tường, một công cụ có thể tách các hình ảnh bằng cách phân biệt những sắc độ khác nhau. Lúc này họ phát hiện ra là không có bí ẩn cổ xưa nào ở đấy cả. Thay và đó chỉ là những hình vẽ về một người cao lớn, mắt to, cùng với một người nhỏ hơn đang đi chung với một con chó, cừu và một con giống như rắn. Đơn giản vậy thôi!


4) Cuộn giấy Herculaneum

Khi núi lửa nổi tiếng Vesuvius bị xóa sổ khỏi Pompeii (nước Ý) vào năm 79 sau Công Nguyên, thị trấn Herculaneum lân cận cũng bị dòng nham thạch phá hủy. Năm 1752 khi các nhà nghiên cứu bắt tay vào tìm kiếm, họ đã phát hiện ra một thư viện tại nơi này.

Hầu hết 1800 cuốn sách đều bị cháy nặng bởi ảnh hưởng của dòng nham thạch. Hơn hai thế kỷ sau, các nhà khảo cổ đã sử dụng tia X để đọc nội dung trên giấy da mỏng manh ấy, chữ viết trên đó là tiếng Hy Lạp. Đây đúng là một nỗ lực không ngừng.

Các cuộn giấy cói Herculaneum không có ký hiệu nào bí ẩn hoặc các tin nhắn mật đáng kể. Nơi đây vẫn là một thư viện đúng nghĩa, đầy đủ sách chưa được khôi phục ở thời cổ đại. Một số cuộn có thể mở bằng tay, bên trong là những bài văn xuôi về kho báu bị mất và những bài thơ của nhà triết học Hi Lạp nổi tiếng là Epicurus. Lại cũng có những văn bản không rõ tên tác giả.

Nhờ những nguồn tư liệu khai quật được, không chỉ cho phép các nhà nghiên cứu có một sự hiểu biết sâu sắc về các tác phẩm lừng danh ở Hi Lạp và tiếng Latinh cổ, mà nó còn củng cố những gì ta chưa biết về lịch sử của mực viết chữ.

Khi các nhà khoa học phân tích các mảnh vỡ cuộn sách, họ thấy trong đó mực có chứa một lượng chì cao. Mực kim loại được cho là có mặt vào khoảng năm 420 từ bản thảo của Hi Lạp và La Mã. Nhưng cuộn sách Herculaneum lại có trước năm 420 vài thế kỷ. Ồ, có một sự ngạc nhiên không hề nhẹ ở đây!

 

3) Văn bản trong hòm công ước

Văn bản trong hòm công ước

@Vassil

Một văn bản Hebrew vừa dịch đã tiết lộ nơi cất kho báu ở đền thờ vua Salomon đã bị ẩn và điều gì đã xảy ra với Hòm Công ước. Những tài liệu chứa trong hòm có tên là “Nghiên cứu các tàu thuyền”, tài liệu cho biết rằng ngay trước khi thành Babylon bị cướp bóc, đền Solomon bị đốt thì vua Nebuchadnezzar II bị đuổi khỏi đền vào thế kỷ thứ 6 TCN (theo cuốn kinh thánh Hebrew).

Hòm Công ước là một cái rương, chứa 10 điều răn, được đặt trong đền Solomon – một nơi chứa nhiều bảo vật khác nhau.

Chỗ cất giấu kinh thánh Hebrew cực kỳ bí mật và vị trí không được tiết lộ cho đến khi có sự xuất hiện của con trai Đấng Melisa là David. 

Tuy nhiên một số chuyên gia cảm thấy rằng đây là một tác phẩm hư cấu tôn giáo có tính truyền thuyết.

 

2) Đĩa Phaistos


Thêm một bản viết tay cổ xưa nữa được tìm thấy ước tính khoảng 4000 năm tuổi, làm bằng đất sét, nó có đường kính khoảng 15 cm, phát hiện trên đảo Crete trong cung điện Phaistos (Hy Lạp). Sau nhiều cố gắng, cuối cùng bí ẩn trên chiếc đĩa cũng được giải đoán. Cả hai mặt được khắc 241 chữ tượng hình, tạo thành từ 45 ký tự, sắp theo hình xoắn ốc. Đọc theo thứ tự từ ngoài vào trong giữa tâm đĩa. Trong suốt 6 năm, các nhà nghiên cứu tại đại học Oxford giải mã hơn 90% dữ liệu trên đĩa. Chữ đầu tiên dịch được là “mẹ”. Và rốt cuộc nội dung đó là lời cầu nguyện tôn vinh thần mẫu của người Minoan. Theo nghiên cứu ghi nhận được, một mặt của chiếc đĩa được dành viết riêng về phụ nữ mang thai, mặt còn lại nói về người phụ nữ trong quá trình sinh nở.

Theo tiến sĩ Owens, ông gọi chiếc đĩa này là đĩa CD-Rom đầu tiên của người Minoan.

 

1) Bản thảo Voynich đột phá


Bản viết tay cuối cùng mà LaLung.vn muốn nói đến đó là bản thảo Voynich được phát hiện vào thế kỷ 15. Trong đó có một hình Zodiac chứa nhiều hình ảnh phức tạp như các sinh vật ngoài hành tinh, các ký tự lạ lùng. Mặc dù đã huy động tất cả các thành viên giỏi của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ cộng với kỹ thuật cao cấp nhưng đều thất bại khi giải đoán.

Người ta chỉ mới đành đặt tên cho bản thảo là Voynich dựa theo tên của người đầu tiên tìm thấy bản thảo - Michael Wilfrid Voynich.

May mắn thay, gần đây đã có một nhà tự xưng là tiên tri của Chúa, người Phần Lan tên Viekko Latvala đã dịch ra được bản thảo kia. Nội dung là về một loài hoa có tên là “Tim của lửa”. Tinh chất của hoa có thể làm đẹp da, kháng viêm, bổ thận. Cây có lá màu xanh tươi sáng.

Theo Viekko Latvala dạng ngôn ngữ truyền đạt trong bản thảo này khá phức tạp. Nó là sự tổng hợp các ký tự trong tiếng Ý và Tây Ban Nha. Một dạng tiếng địa phương ở Babylon hiếm người dùng.

 

Có một cuốn sách khác cũng được các nhà nghiên cứu đem ra mổ xẻ “nội tình bên trong” chúng ta hãy lật từng trang bằng cách bấm “play” video này nhé!

Thêm một bài viết về khoa học bí ẩn nữa mà LaLung.vn gửi đến các bạn mê tìm hiểu lịch sử thời đại. Nếu bạn bè của bạn cũng có sở thích này, hãy chia sẻ bài viết này ngay và luôn. Chắc chắn họ sẽ cảm kích nhiều lắm.

Bài viết liên quan: