Những hiện tượng liên quan tới Mặt Trời nhìn giống như phép màu

Ngày 31/05/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Khi mùa xuân đi qua, chuyển giao đất trời vào hạ, cũng là thời điểm Mặt Trời như sáng tỏa nhất, ánh nắng như nhiều nhất, lan toả khắp bầu trời trong xanh.

Tuy nhiên, bạn có biết rằng quả cầu lửa cũng giống như một nhà ảo thuật, có thể làm rất nhiều điều kì diệu để đánh lừa đôi mắt của chúng ta? Ảo ảnh quang học trên bầu trời rất hiếm khi xảy ra, nhưng một khi chúng xuất hiện, các bạn chắc chắn sẽ không khỏi ngỡ ngàng.

Hãy sẵn sàng tâm lý và chiêm ngưỡng những tấm ảnh tuyệt đẹp dưới đây do các nhà nhiếp ảnh gia du lịch “chộp” được:

 

1) Hào quang

Hào quang

Hiện tượng thiên văn này khá hiếm nhưng vẫn là hiện tượng quang học bình thường. Hiện tượng này được tìm hiểu và giải thích là do các tinh thể bụi đá trong các đám mây ở trên cao khúc xạ ánh sáng. Lúc này sẽ xuất hiện một vòng xung quanh Mặt Trời, có thể là hai vòng hoặc thậm chí rất nhiều vòng ánh sáng.

Và thông thường hiện tượng này dự báo sắp nổi gió lên hoặc thời tiết thay đổi. Loại vòng sáng này đôi khi có ở xung quanh Mặt Trăng và cả các ngôi sao hay hành tinh sáng như sao Kim. Quầng quanh quả cầu lửa hoặc quanh Mặt Trăng đơn giản thì sẽ thường thấy, nhưng nếu phức tạp thì rất hiếm khi thấy.

 

Hào quang

Khi mà có quá nhiều quầng tán xuất hiện, đan xen lẫn nhau, thì những chỗ đan xen sẽ hình thành một điểm vô cùng sáng, nhìn rất giống quả cầu lửa, đó lại là một hiện tượng khác là “Mặt Trời giả” hay hiện tượng liên quan tới Mặt Trời nhìn giống như phép màu.

Đối với những người quan sát từ trên mặt đất, sẽ dễ dàng nhận thấy cầu vồng có nhiều màu sắc hơn vầng hào quang. Nhưng không đơn giản như vậy, nó xuất hiện với nhiều hình dạng khác nhau, một số trong đó cũng có chút màu sắc.

Khi đó chúng được gây ra bởi tác động của ánh sáng nhật lên hai pha khác nhau của nước: nước đá và nước. Nói đơn giản hơn, nếu ta biết ánh sáng của nắng kết hợp với giọt nước mưa sẽ tạo ra cầu vồng thì khi kết hợp với tinh thể nước đá sẽ tạo thành Halo.

 

2) Mặt Trời ảo

 Mặt Trời ảo

Ảo nhật là cách gọi khác của hiện tượng này. Ngoài ra ta cũng có thể gọi là Mặt Trời bóng ma hay quầng tinh thể. Đây là hiện tượng khí quyển là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của quầng Mặt Trời. Hiện tượng này xảy ra là do ánh sáng của ngôi sao khổng lồ bị khúc xạ lại qua các tinh thể hơi nước trong không khí khi mà các tinh thể ấy ở dạng băng. Vì thế tạo ra hai Mặt Trời khác giống như thật.

Hiện tượng thường diễn ra lúc Mặt Trời đến gần chân trời, Mặt Trời thật thì ở vị trí trung tâm, người quan sát có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu ở hai bên, bên trái hoặc bên phải của Mặt Trời thật, với cùng một khoảng cách trên đường chân trời như Mặt Trời, trong quầng sáng băng, trên cùng một mặt phẳng theo phương nằm ngang đối với người quan sát.

Ta có thể được nhìn thấy hiện tượng “đánh lừa thị giác” này ở bất cứ đâu, bất cứ vị trí nào trên khắp thế giới và cả trong bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng không phải lúc nào chúng cũng luôn rõ ràng hoặc sáng. Ảo nhật dễ thấy nhất khi quả cầu lửa ở vị trí thấp.

 

3) Trụ ánh sáng

Trụ ánh sáng

Hiện tượng liên quan tới Mặt Trời nhìn giống như phép màu này được gọi là: Cột năng lượng Mặt Trời. Những chùm ánh sáng bao phủ một diện tích rộng bất thường chỉ được tạo ra trong không khí lạnh với các tinh thể băng rơi xuống từ những đám mây.

Các tinh thể băng đôi khi bằng phẳng cộng với sự phản xạ của không khí sẽ làm cho nó dựng thẳng lên chứ không cắt nó sang bên.

Khi ánh sáng của ngôi sao khổng lồ phản chiếu các tinh thể băng sẽ tạo ra một hoặc nhiều cột ánh sáng chiếu thẳng đứng lên bầu trời giống như nó được xuất hiện từ quả cầu lửa, nhưng thực tế nó chỉ cách xa người quan sát vài dặm.

 

4) Bóng ma trong cầu vồng

Bóng ma,  cầu vồng

Bạn có cảm thấy sửng sốt khi nhìn vào bức ảnh trên không? Là một năng lực siêu nhiên nào đó tạo ra chăng? Nó giống như một bóng ma mờ ảo xuất hiện trên cầu vồng vậy. Hiện tượng gây ảo giác này thường xuất hiện trên các đỉnh núi nơi mà có nhiều sương mù vây kín. Đây là hiện tượng thật sự thú vị của tự nhiên, người ta gọi chúng là Spectre Brocken hay Brocken Bow.

Trong đó, Brocken được lấy từ tên của một đỉnh núi trong dãy núi Harz ở nước Đức được biết đến là nơi có sương mù dày đặc thường xuyên và Spectre nghĩa là bóng ma. Hiện tượng này sẽ xảy ra khi một người đứng trên sườn núi hoặc trên đỉnh núi cao nào đó, nơi xuất hiện cầu vồng sương mù và phải đứng đối diện với Mặt Trời, lúc đó bóng của họ sẽ bỗng chốc in trên cầu vồng.

Vì vậy mà nhiều người đã nhầm tưởng những cái bóng này, chính xác hơn là bóng của chính mình, là ma quỷ đang lấp ló trên cầu vồng. Brocken Spectre cũng là tên của một thể loại chụp hình.

 

5) Cực quang

Cực quang

Theo các nhà thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học đẹp đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm. Hiện tượng này sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt Trời (nói cách khác là năng lượng Mặt Trời) với tầng khí quyển bên trên của Trái Đất.

Theo các nhà khoa học, quá trình xảy ra hiện tượng cực quang tương tự với những gì xảy ra trong một bóng đèn neon, nhưng quy mô rộng lớn hơn gấp nhiều lần. Các dải ánh sáng đầy màu sắc này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa đa sắc trên bầu trời đêm.

Cực quang thường xuất hiện theo hình vòng cung hoặc xoắn ốc, theo sau dòng từ trường của Trái Đất. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các chất khí khác nhau trong khí quyển Trái Đất đã tạo nên những màu sắc rực rỡ của cực quang. Ví dụ, oxy tạo màu xanh lá cây, nitơ tạo thành màu xanh da trời hoặc đỏ.

Người dân sống ở vùng vĩ độ càng cao càng có nhiều cơ hội được chứng kiến những hiện tượng liên quan tới quả cầu lửa nhìn giống như phép màu này, với đặc trưng là ánh sáng nhiều màu sắc xuất hiện trên bầu trời đêm. Cực quang chủ yếu diễn ra ở Bắc bán cầu - được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực; và ở Nam bán cầu thì là nam cực quang. Đây có thể coi là một trong những phép màu tuyệt đẹp của tự nhiên.

 

6) Mặt Trời xanh

Mặt Trời xanh

Mặt Trời dù mọc hay lặn cũng chỉ thường có màu nóng như đỏ, cam... Tại sao lại có màu xanh kì lạ như vậy? Quả cầu lửa xanh thường xuất hiện với những tia sáng đầu tiên của mình vào buổi bình minh hay ánh sáng cuối cùng của hoàng hôn. Theo một chuyên gia giải thích rằng hiện tượng màu xanh này hình thành do bầu khí quyển bẻ cong và làm tán sắc ánh thái dương.

Ông cho rằng bầu khí quyển Trái Đất hoạt động tương tự như một chiếc lăng kính và có thể phân tích ánh sáng trắng của Mặt Trời thành từng màu sắc riêng biệt, nhất là khi bình minh và hoàng hôn. Thông thường nếu bẻ cong nhẹ, chúng ta sẽ thấy những tia màu đỏ, nhưng nếu bẻ ở góc độ lớn hơn, nó sẽ xuất hiện màu xanh lá hay xanh dương.

Ánh sáng xanh của Mặt Trời sẽ nhìn thấy rõ hơn nếu bầu trời quang mây. Khoảnh khắc Mặt Trời xanh cực hiếm và thường không kéo dài (chỉ trong 1-2 giây) nên chúng ta sẽ khó có may mắn được thấy.

 

7) Cầu vồng lửa

Cầu vồng lửa

Cầu vồng lửa (Circumhorizontal arc) hay còn gọi là vòng cung circumhorizontal không phải là lửa nhưng cũng chẳng phải cầu vồng mà là vầng hào quang đa màu sắc xuất hiện vắt ngang ngang trên bầu trời.

Tuy nhiên, cầu vồng lửa chỉ xuất hiện trong những đám mây ti và tại những vĩ độ nhất định. Hiện tượng quang học độc đáo này hình thành từ sự khúc xạ của ánh sáng Mặt Trời (đôi lúc là Mặt Trăng), qua các tinh thể băng đá lơ lửng trong không khí. Mặt Trời lúc này phải ở vị trí rất cao, chừng 58 độ so với đường chân trời hoặc có thể cao hơn. Trên thực tế, những màu sắc cực kì đặc biệt do hiện tượng này tạo ra luôn nằm song song với đường chân trời.

Với màu chủ đạo là đỏ rực, thường xuất hiện ở Bắc Mỹ vào mùa hè. Trong khi đó, những khu vực như Bắc Âu hầu như không bao giờ có khả năng chứng kiến hiện tượng kỳ thú này. Trên hành tinh xanh của chúng ta, cầu vồng lửa không thể xuất hiện từ vị trí phía bắc của vĩ tuyến 55 độ bắc và ở phía nam của vĩ tuyến 55 độ nam.

Đối với những người sống gần vùng cực, việc quan sát hiện tượng này là điều không bao giờ có thể làm. Cầu vồng lửa đã minh chứng cho khả năng biến hóa kỳ diệu của ánh sáng Mặt Trời là tuyệt vời như thế nào.

 

8) Nhật thực

Nhật thực

Chắc các bạn cũng đã ít nhiều nghe nói đến hiện tượng nhật thực hoặc thậm chí cũng có bạn đã từng quan sát hiện tượng này. Vậy các bạn đã thật sự hiểu rõ về nó chưa?

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời. Khi quan sát từ Trái Đất, Mặt Trăng sẽ từ từ che khuất hoàn toàn hoặc là một phần của Mặt Trời, được gọi là nhật thực toàn phần và nhật thực một phần.

Điều này chỉ xảy ra tại thời điểm trăng non, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, khi đó bóng của Mặt Trăng sẽ phủ lên Trái Đất. Khi nhật thực toàn phần, Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất hoàn toàn, còn nhật thực một phần hoặc hình khuyên thì Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.

Sẽ rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời khi quan sát hiện tượng. Do vậy để quan sát nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt. Hình ảnh các bạn vừa xem là cảnh người dân ở Chương Châu, Trung Quốc, xem nhật thực vào ngày 15 tháng 1 năm 2010.

 

Nhật thực

Và đây là những hình ảnh của nhật thực trên mặt đất dưới những tán lá cây. Điều này có được là nhờ ánh sáng thấm qua những khoảng trống nhỏ giữa các lá. Bức ảnh này được chụp ở Madrid trong lần nhật thực vào ngày 03 tháng 10 năm 2005.

 

Nãy giờ đọc chữ cũng nhiều và coi hình cũng không ít rồi. Giờ thì mời các bạn cùng chiêm ngưỡng những cảnh tượng nhật thực tuyệt vời qua video dưới đây!

Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè để cùng biết thêm về khoảnh khắc thiên văn hiếm có và những hiện tượng liên quan tới Mặt Trời nhìn giống như phép màu này nhé!

Bài viết liên quan: