Những ngôn ngữ cổ xưa nhất vẫn còn được sử dụng đến ngày nay

Ngày 05/05/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Song hành với sự ra đời và phát triển của các nền văn minh đầu tiên là những ngôn ngữ lâu đời nhất từng được biết đến trong lịch sử loài người. Xét về mặt tổng thể, chúng ta có thể xem sự tiến hóa của ngôn ngữ giống như sự tiến hóa sinh học vậy. Nó là một quá trình diễn ra rất tinh vi, kế thừa theo từng thế hệ và cứ thế nối tiếp nhau. Vì vậy, khó có thể nói rằng một ngôn ngữ nào đó có tuổi đời lâu hơn một hoặc các ngôn ngữ khác bởi lẽ chúng đều có tuổi đời bằng với bản thân các nền văn minh của nhân loại.

Tuy cùng có chung cội nguồn song mỗi ngôn ngữ cổ đều có một chút gì đó khác biệt và đặc biệt mang đậm tính đặc trưng của cộng đồng dân tộc ở nơi nó được tạo ra. Tạm thời bỏ qua một vài ngôn ngữ đã bị tuyệt tích bởi sự tàn phá của thời gian và lịch sử, dưới đây là những ngôn ngữ cổ xưa nhất vẫn còn được biết đến và sử dụng đến ngày nay.

 

1) Tiếng Hebrew – trên 3000 năm tuổi

Ngôn ngữ, chữ viết

Hebrew là một trường hợp khá thú vị bởi trên thực tế ngôn ngữ này đã bị loại ra khỏi đời sống và gần như đã chết vào khoảng 400 năm TCN. Lúc này nó tồn tại chủ yếu trong văn thơ hay chỉ để viết kinh thánh cho người Do Thái. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi dòng người Do Thái bắt đầu trở về Israel, Hebrew lại được sử dụng, trải qua quá trình phục hưng để một lần nữa trở thành ngôn ngữ được hơn 9 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, trong đó có 5 triệu người Israel. Hebrew còn được xem là ngôn ngữ linh thiêng nhất thế giới với việc đã từng được sử dụng để chép Kinh thánh.

 

2) Tiếng Tamil – hơn 2.200 năm tuổi

Ngôn ngữ, chữ viết

Ngôn ngữ Tamil được nói bởi khoảng 78 triệu người và được công nhận là một ngôn ngữ chính thức ở Ấn Độ, Sri Lankam, Malaysia và Singapore. Theo nhiều học giả người Ấn thì Tamil là ngôn ngữ cổ duy nhất còn tồn tại vẫn được sử dụng đến ngày nay. Là một phần trong hệ ngôn ngữ Dravidian, bao gồm một số ngôn ngữ chủ yếu ở miền nam và miền đông Ấn Độ, Tamil cũng là ngôn ngữ chính thức của bang Tamil Nadu. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những di tích có khắc chữ Tamil từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên và nó đã được sử dụng liên tục kể từ đó. Không giống như tiếng Phạn, một ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại khác đã bị quên lãng trong đời sống vào khoảng năm 600 TCN khi chỉ đóng vai trò phụng sự tôn giáo, tiếng Tamil cổ tiếp tục phát triển và hiện tại là ngôn ngữ lớn thứ 20 trên thế giới.

 

3) Tiếng Litva – chưa xác định

Ngôn ngữ, chữ viết

Litva là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Litva (thuộc nhóm các nước Bắc Âu) và được công nhận là một trong những ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu. Theo thống kê, hiện có khoảng 3 triệu người sử dụng ngôn ngữ Litva là tiếng mẹ đẻ ở Litva bao gồm khoảng 170.000 người nói thứ tiếng này ở hải ngoại. Tiếng Litva là một ngôn ngữ trong nhóm gốc Baltic, là một trong những ngôn ngữ còn lại của nhóm ngôn ngữ Anh-Ấn, có một chút tương đồng với tiếng Phạn cổ, tiếng Latinh và Hy Lạp và là họ hàng với tiếng Latvia cho dù người nói hai ngôn ngữ này không thể hiểu nhau. Ngôn ngữ này sử dụng bảng chữ cái La Mã.

 

4) Tiếng Ba Tư - Từ năm 600 TCN đến 300 TCN

Ngôn ngữ, chữ viết

@Public Domain/ WikimediaCommons

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng biết đến Thần Đèn, thần chai hay thần nhẫn phải không nào và… đúng rồi đó, mấy ông thần này đều đến từ đất nước Ba Tư. Hoặc như nếu đây là lần đầu tiên bạn nghe nói về tiếng Ba Tư thì chúng mình cũng xin được bật mí luôn đây chính là một ngôn ngữ hiện được 45 triệu đến 60 triệu người đến từ các nước Iran, Afghanistan, Tajikistan, Uzbekistan và một số những nơi khác đang sử dụng. Bản khắc bằng tiếng Ba Tư cổ xưa nhất của Old Persian có từ năm 522 TCN đến năm 486 TCN được sáng tác bởi Darius Đại Đế. Hiện tại, nếu đưa một người nói tiếng Ba Tư đọc một đoạn văn bản cổ từ năm 900 TCN thì họ vẫn có thể hiểu được đại khái.

 

5) Tiếng Iceland – thế kỷ thứ 3 TCN

Ngôn ngữ, chữ viết

Iceland là một ngôn ngữ cổ thuộc về hệ ngôn ngữ Ấn-Âu và là ngôn ngữ chính thức của Iceland. Nếu gộp chung tất cả những người hiện đang sử dụng tiếng Iceland trên toàn thế giới (chủ yếu là thêm ở Đan Mạch, Hoa Kỳ và Canada) thì cộng đồng nói tiếng Iceland hiện tại có khoảng 1.168.000 người. Về lịch sử ra đời, ngôn ngữ tiếng Iceland được cho là xuất hiện vào khoảng năm 2600 TCN do một bộ lạc nói ngôn ngữ Celtic cổ đã đến đây định cư và sau đó đã phát triển ngôn ngữ này thành tiếng Iceland nguyên thủy. Khác với những ngôn ngữ khác, đều bị đồng hóa hoặc mất đi theo dòng chảy lịch sử thì tiếng Iceland lại hầu như rất ít thay đổi. Nó bảo lưu tốt đến nỗi mà người Iceland hiện đại vẫn có thể đọc hiểu trôi chảy những bài văn cổ đã hàng nghìn năm. Tiếng Iceland được các nhà truyền giáo sử dụng phổ biến, chỉ sau tiếng La-tinh bắt đầu từ thế kỷ thứ 6.

 

6) Tiếng Macedonian – chưa xác định

Ngôn ngữ, chữ viết

Tiếng Macedonian là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Macedonia và là thành viên của nhóm ngôn ngữ Đông Nam Slavic bao gồm Nga, Ba Lan, Séc, Croatia, và nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác. So với các ngôn ngữ trong danh sách thì Macedonian có tuổi đời khá non trẻ khi chỉ vừa được tách ra và có bảng chữ cái riêng với tài liệu cổ nhất được tìm thấy là vào thế kỷ thứ 9 khi người Slav chuyển sang đạo Cơ đốc. Hiện tại, tổng số người nói tiếng Macedonian ước tính khoảng từ 1,6 đến 3 triệu người. Macedonian là một trong những ngôn ngữ bị xếp vào hàng thiểu số dù cho nó là ngôn ngữ được giảng dạy trong một số trường đại học tại Úc, Canada, Croatia, Ý, Nga, Serbia, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

 

7) Tiếng Basque – chưa xác định

Ngôn ngữ, chữ viết

@rocky Icelandic

Basque là ngôn ngữ khá khác biệt bởi nó không hề giống với bất cứ một ngôn ngữ nào khác ở Châu Âu và trên thế giới. Tiếng Basque là ngôn ngữ tách biệt và chỉ được người dân Basque sử dụng (sống ở Tây Ban Nha và Pháp). Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều giả thuyết về mối liên hệ giữa Basque với các ngôn ngữ khác song hiện vẫn chưa một ai có thể chỉ ra điểm tương đồng. Điều duy nhất rõ ràng là ngôn ngữ này đã tồn tại ở đây từ trước khi các ngôn ngữ Romance xuất hiện - nghĩa là trước khi những người Ấn-Âu đến Châu Âu. Bảng chữ cái Basque dùng hệ Latinh và hệ đang có khoảng từ 550.000 tới 720.000 người đang sử dụng.

 

8) Tiếng Phần Lan

Ngôn ngữ, chữ viết

Phần Lan là một trong những ngôn ngữ cổ xưa nhất vẫn còn được sử dụng đến ngày nay trên thế giới. Đây là ngôn ngữ phổ biến của hơn 5 triệu người dân nước Phần Lan, bao gồm 1 triệu nguời Phần Lan ở hải ngoại như Nga, Estonia, Brasil, Canada, Hoa Kỳ và một số quốc gia lân cận như Thụy Điển và Na Uy. Tiếng Phần Lan là một thành viên thuộc ngữ tộc Finn, bao gồm cả tiếng Estonia, Hungary và một số ngôn ngữ thiểu số được nói bởi các cộng đồng ít người trên khắp Siberia. Tiếng Phần Lan không có gốc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu giống tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha, vì thế phần lớn những người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ cho biết họ cảm thấy rất thích thú với bộ môn ngoại ngữ này.

 

9) Tiếng Gruzia - thế kỷ thứ 5

Ngôn ngữ, chữ viết

@Wellcome Trust/ WikimediaCommons

Dãy núi Caucasus được xem là “thiên đường” của các nhà ngôn ngữ học. Nhận  định này có thể là do ngôn ngữ chính của ba nước ở đây là Armenia, Azerbaijan và Gruzia sử dụng tới 3 hệ ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau - tương ứng với Đông Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Kartvelian. Gruzia là hệ ngôn ngữ Kartvelian lớn nhất và là ngôn ngữ duy nhất của người Caucas với một truyền thống văn học cổ. Bảng chữ cái Gruzia khá đẹp, độc đáo và có lịch sử hình thành khá lâu đời, được cho là đã được chuyển thể từ  ngôn ngữ cổ Aramaic từ thế kỷ thứ ba sau Công nguyên. Giống như Basque, bốn ngôn ngữ Kartvelian, bao gồm tiếng Gruzia đều được xếp vào loại ngôn ngữ thiểu số, chủ yếu chỉ được các nhóm ít người sử dụng và tất cả chúng đều không liên quan đến bất kỳ ngôn ngữ nào khác trên thế giới.

 

10) Tiếng Gaelic (Ireland) - thế kỷ thứ 4

Ngôn ngữ, chữ viết

Mặc dù ngôn ngữ Gaelic Ireland chỉ được nói bởi một phần nhỏ người Ireland hiện đại nhưng nó vẫn được xem là một trong những ngôn ngữ cổ xưa nhất từng được biết đến. Tiếng Gaelic là một thành viên của chi Celtic hệ ngôn ngữ Đông Âu, và đã tồn tại rất lâu trên các hòn đảo thuộc Anh và Ireland ngày nay trước khi làn sóng hệ ngôn ngữ Germanic kéo đến.

Với văn bản sớm nhất ghi chép bằng ngôn ngữ này được tìm thấy, tiếng Gaelic Ireland theo khẳng định của các nhà nghiên cứu là ngôn ngữ cổ nhất so với bất kỳ ngôn ngữ nào ở Tây Âu. Điều thú vị là trong khi phần lớn liên minh Châu Âu nói ngôn ngữ riêng của họ và sử dụng hệ thống chữ viết bằng tiếng Latin, chính quyền Ireland lại quyết định bảo tồn ngôn ngữ riêng của họ bằng các chính sách và quy định. Ở Ireland, Gaelic là ngôn ngữ chính thức đã được hiến pháp thông qua, trong khi tiếng anh chỉ được xem là ngôn ngữ thứ hai. Bên cạnh đó, tiếng Gaelic còn là môn bắt buộc trong các trường học. Sử dụng thành thạo và đạt được chứng chỉ tiếng Gaelic là một điều kiện bắt buộc đối với ai muốn nộp đơn ứng tuyển vào các cơ quan chính phủ. Ngoài ra, để duy trì tiếng mẹ đẻ, tại Ireland có rất nhiều cơ quan nhà nước, địa danh, trụ sở... sử dụng tiếng Gaelic nguyên bản.

 

Các bạn vừa xem qua những ngôn ngữ cổ xưa nhất vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, còn đây là cách mà chúng đã học ngôn ngữ:

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nhớ chia sẻ điều thú vị này đến nhiều người nhé!

Chúc các bạn một ngày tốt lành!

Bài viết liên quan: