Những thí nghiệm khoa học lộn xộn của các nhà khoa học điên khùng

Ngày 25/11/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Các nhà khoa học đã làm việc rất chăm chỉ và miệt mài với tất cả nhiệt huyết của mình để làm tầm hiểu biết của chúng ta thêm phong phú hơn trong cuộc sống.

Các thành tựu của họ đã giúp con người đạt được cuộc sống tiện nghi, thoải mái, bệnh tật gì hầu như cũng có cách chữa trị. Song bên cạnh đó lịch sử cũng đã ghi nhận nhiều nghiên cứu khoa học bị thất bại, gian dối, hoặc không có lợi ích gì.

Sau đây là những thí nghiệm khoa học lộn xộn của các nhà khoa học điên khùng trên thế giới. Nhiều chuyện thú vị đang chờ bạn bên dưới đấy!

 

10) Lừa trẻ em ăn ngũ cốc dinh dưỡng chứa phóng xạ

Nhà khoa học, nghiên cứu, thí nghiệm, em bé, chuột, chuột bạch, phản khoa học

@Taringa!

Vào những năm 1940, công ty Quaker Oats chuyên sản xuất bột lúa mạch cấp một khoản tài trợ nghiên cứu cho công ty MIT (Viện công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ) để cạnh tranh với đối thủ của họ là Cream of Wheat chuyên sản xuất cháo kết hợp với lúa mì, đặc biệt là dòng sản phẩm kem gạo dành cho trẻ sơ sinh đang làm mưa làm gió tại thị trường lúc bấy giờ. Cream of Wheat đã lan rộng trên các phương tiện truyền thông rằng các chất dinh dưỡng trong sản phẩm của mình được cơ thể hấp thu trọn vẹn.

Quaker cũng muốn nói được như Cream of Wheat, nhưng họ từ chối bất cứ công bố quảng cáo nào chứng tỏ họ không vi phạm đạo đức kinh doanh. Bởi vì để thử nghiệm sản phẩm mới, bên trong họ đã thuê hơn 100 trẻ em mồ côi, khuyết tật và cho chúng ăn bột yến mạch trong bữa ăn sáng có phóng xạ canxi và sắt phóng xạ mà họ gọi đó là thực đơn dinh dưỡng. Khi các độc chất này đi qua cơ thể, Quaker xem như chất sắt đã đi vào bên trong cơ thể các bé và lừa bịp bọn trẻ.

Sau khi sự thật bị bại lộ, hai tổ chức là Quaker Oats và MIT phải đối diện với pháp luật. Trước tòa họ công bố đã chi hết 1,85 triệu đô la (hơn 40,7 tỉ VNĐ) cho việc nghiên cứu. MIT nhận trách nhiệm đã tiếp tay vào việc nghiên cứu, đồng thời tố cáo Quaker Oats lừa trẻ em vô tham gia các cuộc thí nghiệm độc hại bằng cách nói họ là một phần trong câu lạc bộ khoa học. Sau đó cả hai tổ chức này đều phải chịu trách nhiệm cho việc hủy hoại sinh mạng của những trẻ em xấu số đó.


9) Thử nghiệm điều khiển chuột sống từ xa qua máy tính

Nhà khoa học, nghiên cứu, thí nghiệm, em bé, chuột, chuột bạch, phản khoa học

@BBC

Một trường đại học ở bang New York đã muốn thực hiện một công trình siêu đẳng cho nhân loại giải trí (có lẽ vậy) với “chuột điều khiển từ xa”. Đó là con chuột sống hẳn hoi đấy nhé! Ý tưởng của họ là dùng một cái máy tính kết nối với bộ não của bọn chuột lóc chóc kia để sai khiến nó. Có thể đó là một phần mềm cài đặt trong máy khi chạy lên có thể bắt con chuột làm theo ý mình như bật, nhảy, leo trèo. Các nhà nghiên cứu có thể nhờ một đường ống liên kết tới não con vật để ra tín hiệu, và con chuột làm các việc đó rất tự nguyện, nhiệt tình.

Với sáng kiến này, kẻ thù của họ nhà mèo có thể dùng để cứu các nạn nhân bị động đất, theo như tiến sĩ Tiến sĩ Sanjiv Talwar đã nói. Nếu có cơ hội tốt, thiết bị điều khiển não này sẽ được sử dụng cho một cái gì đó. Công trình thí nghiệm khoa học này đã được tài trợ do Bộ Quốc phòng Mỹ.

 

8) Thử nghiệm ngôn ngữ đầu tiên qua việc nuôi cách ly trẻ em

Nhà khoa học, nghiên cứu, thí nghiệm, em bé, chuột, chuột bạch, phản khoa học

Các nhà khoa học chưa bao giờ đặt điểm dừng cho những khám phá và lần này họ có sự quan tâm đặc biệt với ngôn ngữ tự nhiên của loài người. Họ tin rằng những đứa trẻ khi bị cô lập một mình (không tiếp xúc với bất cứ thứ gì liên quan tới tiếng nói) nó sẽ tự tìm cách nói chuyện và điều này trùng với ngôn ngữ đầu tiên của con người.

Trong quá khứ cổ đại, có có vài người thử điều này. Khoảng 2.700 năm trước đây, có một vua pharaoh Ai Cập ra lệnh cho hai đứa trẻ được cách ly để lớn lên. Quan sát trẻ thí nghiệm, một trong các bé bi bô tiếng gì đó giống như “bekos”, từ Phrygian cho “bánh mỳ”. Vì vậy, vua pharaoh tuyên bố Phrygian là ngôn ngữ tự nhiên của chúng ta.

Vào thế kỷ 15, vua James IV đã thấy một phụ nữ câm chăm sóc con nhỏ một mình trên đảo. Ông nói rằng đứa trẻ này đã có thể nói được tiếng Hebrew. Nhưng hầu như các kết quả nghiên cứu đều không đúng sự thật.

Tới lượt hoàng đế Frederick II đã có bước tiến xa hơn, đó là thử nghiệm một đứa trẻ chỉ nuôi và cho ăn chứ không động chạm vào bé, không trò chuyện với bé, cuối cùng một rắc rối lớn xảy ra - em bé đã chết vì sự bỏ bê đó.

 

7) Pfizer làm chết 50 trẻ em khi thử nghiệm loại thuốc mới

Nhà khoa học, nghiên cứu, thí nghiệm, em bé, chuột, chuột bạch, phản khoa học

@The Guardian

Năm 1996, Pfizer đã thử nghiệm một kháng sinh mới có tên Trovan để chống lại căn bệnh suy gan. Cuộc thí nghiệm khoa học diễn ra trên 200 trẻ em Nigeria trong một đợt dịch viêm màng não. Điều này là bất hợp pháp, vi phạm đạo đức nhưng vẫn tiến hành bởi vì họ cần người demo để còn cung cấp thuốc đạt yêu cầu cho trẻ em ở Mỹ và bất cứ ai trong Liên minh châu Âu. Vì thế Pfizer đã đi tới Nigeria.

Tuy vậy, chính phủ Nigeria đã một mực phủ nhận việc họ đồng ý cho Pfizer tiến hành thí nghiệm. Sau khi kết thúc thí nghiệm, một thời gian sau chính phủ Nigeria cho biết thuốc đã giết chết tới 50 trẻ em và gây ra dị tật thể chất và thần kinh cho các trẻ khác. Hậu quả đã trở nên rất nghiêm trọng và lộn xộn bởi nhà khoa học điên khùng Pfizer.

Pfizer phủ nhận công bố của chính phủ nước sở tại. Ông ta cho rằng các trẻ em bị chết hoặc đang xi cà que là do bị viêm màng não chứ ông không làm chết ai do demo cả. Nếu không thừa nhận hành vi sai trái hoặc chịu trách nhiệm thì phải giải quyết với tòa 75 triệu đô la (hơn 1 nghìn 650 tỉ VNĐ).

 

6) Thử phản xạ có điều kiện trên em bé

Nhà khoa học, nghiên cứu, thí nghiệm, em bé, chuột, chuột bạch, phản khoa học

Trong giới nghiên cứu khoa học, không ai không biết về Ivan Petrovich Pavlov – một nhà sinh lý học, tâm lý, thầy thuốc người Nga. Ông đã có một thí nghiệm nổi tiếng về phản xạ có điều kiện bằng một con chó chảy nước miếng mỗi khi rung chuông cho ăn.

Ông có một người học trò tên là Nikolai Krasnogorsky, anh quyết định mở rộng thí nghiệm của thầy mình đối với trẻ con. Krasnogorsky cũng cho các em bé nghe tiếng chuông và chúng cũng tiết nước bọt thèm ăn theo phản xạ, dù biết rằng con người có ý thức tự chủ cao hơn chó.

Đệ tử của Pavlov cũng tái tạo thí nghiệm chọc giận các em bé bằng cách tạo âm thanh như vậy nhưng không cho bé ăn, các bé đã thất vọng và nổi giận dữ dội. Krasnogorsky cho rằng đó là một cách tuyệt vời để kích thích thần kinh của trẻ. Mấy bé vô tình trở thành vật thí nghiệm cho nhà khoa học điên khùng.

 

5) Lấy người làm vật thí nghiệm thay cho chuột

Nhà khoa học, nghiên cứu, thí nghiệm, em bé, chuột, chuột bạch, phản khoa học

Trong thế kỷ 19, có một cuộc tranh luận nảy lửa xảy ra về việc bệnh lậu có thể lây lan như một loại vi trùng. Nhà khoa học Henry Heiman cho rằng những thí nghiệm trên chuột bạch sẽ không tương thích bất cứ cái gì với cơ thể người, vì vậy ông làm thử trên trẻ em tàn tật. Ôi trời ơi, ông ta bị tâm thần rồi!

Nói là làm, Heiman đã dùng 2 đứa bé trai cho cuộc làm thử, một bé 4 tuổi và bé 16 tuổi, ông tiêm vào virus lậu. Sau đó Heiman tiêm tiếp vào một người đàn ông 26 tuổi sắp chết vì bệnh lậu đã lâu.

Thí nghiệm của Heiman tự dưng trong phiền toái vì khi tiêm cho các trẻ em khuyết tật virus lậu thì Heiman không thể tìm ra cách trị bệnh lậu.


4) Cố gắng thụ tinh giữa người và đười ươi của một nhà sinh học Liên Xô

Nhà khoa học, nghiên cứu, thí nghiệm, em bé, chuột, chuột bạch, phản khoa học

@thedailyomnivore.net

Trong suốt cuộc đời mình, nhà sinh vật học người Liên Xô Ilya Ivanov muốn thấy một con người thụ tinh với một người phụ nữ. Một ý tưởng điên rồi quá mức! Khi Ilya Ivanov tuyên bố kế hoạch thụ tinh nhân tạo quái dị của ông với chính phủ thì họ trở nên quan tâm và cung cấp đủ tiền cho ông ta làm thí nghiệm tại viện Pasteur của Pháp. Tại đây có rất nhiều tinh tinh để lấy tinh trùng nhưng ông không tìm được một người phụ nữ nào ở Pháp muốn làm thụ tinh nhân tạo với loài linh trưởng cả.

Ivanov mới giả vờ làm bác sĩ phụ khoa và bí mật phối giống cho một phụ nữ nhẹ dạ nào đó với tinh trùng khỉ. Nhưng các cơ quan chức năng Pháp không để nhà sinh vật học làm chuyện khùng điên đó. Vì vậy ông đã tập hợp một số loài đười ươi và mang chúng trở về Nga. Chính phủ nước nhà đã cho ông tiếp cận với phạm nhân và Ivanov đã có năm tình nguyện viên sẵn sàng. Nhưng đau lòng thay, con đười ươi cuối cùng để ông tiến hành thử nghiệm đã qua đời và Ivanov đã chết ngay sau đó.

 

3) Đo tốc độ dẫn điện bằng các nhà sư

Nhà khoa học, nghiên cứu, thí nghiệm, em bé, chuột, chuột bạch, phản khoa học

Trong thế kỷ 18, Jean-Antoine Nollet cảm thấy hứng thú với những thí nghiệm điện của Benjamin Franklin, anh muốn biết làm thế nào dòng điện chạy nhanh chóng như vậy. Vì vậy Nollet nhờ vài chục nhà sư nắm tay nhau xếp thành một hàng dài hơn 1 cây số. Sau đó, ông nhờ người đầu tiên cầm dây dẫn điện.

Mục tiêu của Nollet là đo tốc độ điện đi qua một ống dẫn đến người. Khi ông bật công tắc điện, toàn bộ nhà sư bị điện giật và hét lên trong đau đớn cùng lúc. Ông Nollet lúc này tự hào, hớn hở ghi vào kết quả đo lường về tốc độ điện lực của mình là: “Rất nhanh chóng”. Trời đất quỷ thần ơi, sao không có ai cản nhà khoa học khùng khùng này lại sớm hơn?

 

3) Cho uống ba chậu cà phê mỗi ngày xem có giảm tuổi thọ không

Nhà khoa học, nghiên cứu, thí nghiệm, em bé, chuột, chuột bạch, phản khoa học

Khi cà phê lần đầu tiên du nhập đến Thụy Điển, nó bị xem như một chất độc nguy hiểm làm rút ngắn tuổi thọ. Trong thế kỷ 18, các luật lệ và thuế được thiết lập để kiềm chế lạm dụng cà phê và trà. Cuối cùng thì cấm luôn cà phê trên cả nước.

Người đi đầu chủ trương là Vua Gustav III, vì vậy ông đã tiến hành một thử nghiệm. Nhà vua ân xá hai kẻ giết người đang chờ kết án tử hình với hai điều kiện. Thứ nhất, họ sẽ sống vĩnh viễn trong tù. Thứ hai, mỗi ngày người thứ nhất uống ba chậu cà phê, còn người kia uống ba chậu trà. Nghe có vẻ quái đản kinh!

Vua Gustav muốn chứng minh rằng tuổi thọ của họ sẽ giảm, nhưng vô tình ông đã làm điều ngược lại. Những người uống trà chết trước với tuổi 83. Còn người uống cà phê khi nào chết thì không biết. Ngoại trừ khả năng nhà vua sống lâu hơn ông này. Nhưng có lẽ Người đã băng hà sớm hơn tên tử tù còn lại.

 

Nhà khoa học, nghiên cứu, thí nghiệm, em bé, chuột, chuột bạch, phản khoa học

@cbc.ca

Kể từ năm 1942, chính phủ nước Canada tiến hành một vài thí nghiệm nguy hiểm trên người nước mình. Nó triển khai cho một cộng đồng sắp chết đói ở Manitoba.

Các nhà nghiên cứu muốn kiểm tra các vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng như thế nào đối với người. Họ cung cấp cho cộng đồng đó lượng thức ăn có khoảng 1.500 calo mà không bổ sung vitamin.

Các nhà nghiên cứu còn cắt luôn sữa cho 1000 trẻ em chết đói trong hai năm và sau đó trở lại để xem kết quả có ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe của trẻ. Trong thử nghiệm của mình, các nhà nghiên cứu cấm sự can thiệp bất kỳ nào của nha sĩ vì họ lo ngại các nha sĩ sẽ bổ sung thêm vitamin cho trẻ để răng được chắc hơn thì sai lệch kết quả nghiên cứu.

Mặc dù tin rằng kết quả nghiên cứu của họ cực kỳ quan trọng để đánh giá giá trị của vitamin, nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng trong nhiều thập kỷ. Khi kết quả cuối cùng cũng được tìm ra, mọi người chỉ thấy buồn và cộng đồng khoa học bác bỏ phát hiện vì “nó không hữu ích”.

 

Sau đây là những thí nghiệm khoa học vui bạn có thể làm tại nhà, hãy trải nghiệm cảm giác sung sướng bằng cách bắt chước video sau nào!

Hành trình chinh phục chân trời khoa học có muôn hình vạn trạng và đôi khi phải đánh đổi cả sinh mạng con người để làm thử nghiệm. Hãy chia sẻ bài viết bổ ích này cho cộng đồng biết bạn nhé!

Bài viết liên quan: