Sự sụp đổ của nền văn minh Maya: bằng chứng gây sốc dưới 125 mét nước

Ngày 31/03/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

"Hố xanh lớn" - một hang động dưới nước nằm ở đảo san hô Lighthouse Reef của Belize được mệnh danh là một trong "10 địa danh đẹp nhất trên trái đất" bởi kênh Discovery. Đó là nhà của một loạt các hệ thực vật và động vật, cùng với một cảnh quan có thể làm tất cả mọi người kinh ngạc và trên thực tế, Hố xanh này vô cùng tuyệt diệu.

 

Khí hậu, nguyên nhân, sự sụp đổ, nền văn minh Maya

@imgur

Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều gì đó khác hơn mà có thể làm tăng thêm ý nghĩa cho nơi này: nghiên cứu gần đây được tiến hành trong khu vực đó dường như đã thu thập được bằng chứng về trận hạn hán được dự đoán là đã kết thúc nền văn minh của người Maya.

Người Maya là một nhóm người tập trung ở các vùng đất thấp Guatemala hiện đại ngày nay, và nổi tiếng nhất về kỹ năng và tài phiệt của mình trong các lĩnh vực nhất định như nông nghiệp và toán học; một số người cũng có thể nhận ra rằng người Maya như là nguồn khởi của sự kết thúc tàn khốc vô cùng của thế giới vào ngày 21 Tháng 12 năm 2012. Sau đó người ta thấy rằng các nhà khoa học đã đánh giá sai dự đoán. Nền văn minh Maya đã phát triển vô cùng rực rỡ, miễn là nó từng tồn tại. Tuy nhiên, vào khoảng cuối thế kỷ thứ tám, họ đã bị ảnh hưởng bởi một sự kiện chưa từng được biết đến mà đã dẫn đến việc sụp đổ dần dần đầy bí ẩn của một đế chế và khiến hầu hết các cư dân phải rời bỏ thành phố của mình. Vào năm 900 sau công nguyên, nền văn minh Maya đã hoàn toàn sụp đổ.

Sự sụp đổ bí ẩn của nền văn minh Maya đã khiến một số nhà khoa học lớn phải vò đầu suy nghĩ và đưa ra một số kết luận. Cho đến bây giờ: hố xanh của Belize dường như là giải pháp hứa hẹn nhất cho vấn đề này.

 

Khí hậu, nguyên nhân, sự sụp đổ, nền văn minh Maya

@aquaviews.net

Một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học từ Đại học Rice và Đại học bang Louisiana đã thu thập mẫu từ Hố xanh lớn và các đầm phá gần đó rồi so sánh nồng độ của titan và nhôm ở đấy; nồng độ titan cao hơn chứng tỏ lượng mưa lớn. Nhóm nghiên cứu tìm thấy một sự thay đổi lớn từ titan cho tới hàm lượng nhôm từ thế kỷ chín đến thế kỷ mười. Từ năm 800-1000 sau công nguyên, tỷ lệ giữa hai yếu tố này giảm hơn nửa và đã cho thấy việc giảm lượng mưa trong khu vực này, điều đó đã củng cố một niềm tin phổ biến rằng hạn hán và các điều kiện khí hậu không phù hợp tương tự đã dẫn tới sự sụp đổ của đế chế Maya. Nghiên cứu này cũng ám chỉ một đợt hạn hán thứ hai có thể đã tấn công khu vực này giữa năm 1000 và 1100 sau Công Nguyên.

 

Khí hậu, nguyên nhân, sự sụp đổ, nền văn minh Maya

@imgur

Người Maya phụ thuộc nhiều vào lượng mưa ở các khu vực họ sinh sống, chẳng hạn như bán đảo Yucatan, thiếu nghiêm trọng nguồn nước tự nhiên. Lượng mưa thấp hơn trong những năm này có vẻ là lý do thích hợp khiến người Maya đánh mất đi nền văn minh của mình.

Nghiên cứu này đến cùng với các nghiên cứu khác mà cho rằng sự sụp đổ của nền văn minh Maya là kết quả của sự thay đổi khí hậu: trong năm 2012, các nhà khoa học đã thu thập mẫu măng đá từ một hang động ở Belize, và nhận được kết quả rằng hạn hán là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ.

 

Hy vọng rằng nghiên cứu này có thể giải quyết được các vấn đề của nền văn minh Maya một lần và mãi mãi. Còn đây là những điều thú vị về nền văn minh kỳ lạ nhất thế giới này. Các bạn bấm vào xem nha!

Tiếc gì một lượt chia sẻ cho bài viết hay ho này nhỉ? Các bạn cũng đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để không bỏ lỡ bất cứ thông tin độc lạ nào.

Bài viết liên quan: