Sự thay đổi của Trái Đất theo năm tháng được NASA chụp lại

Ngày 26/01/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất, bắt đầu từ người nguyên thủy đến người hiện đại là một quãng đường thật dài.

Khi sống ở Trái Đất, loài người đều đồng thời can thiệp rất nhiều vào tự nhiên dẫn đến những thay đổi vô cùng to lớn.

Sự biến đổi đó xảy ra hàng ngày, hàng giờ phụ thuộc vào hoạt động của mỗi chúng ta, nhưng liệu rằng chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu thời gian trong đời để tìm hiểu xem hành tinh xanh xưa và nay khác nhau như thế nào vì ta chưa?

Nếu chưa thì bạn hãy xem sự thay đổi của Trái Đất theo năm tháng được NASA chụp lại, một vài hình ảnh sẽ làm bạn cảm thấy buồn đấy!

 

1) Pedersen Glacier, Alaska (Mỹ). Sông băng mùa hè năm 1917 - mùa hè năm 2005

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Pederson Glacier Alaska (Hoa Kỳ) khoảng hơn 100 năm trước bị bao phủ trong băng và tuyết, đất đai cằn cỗi. Nhưng giờ đây đã thay đổi đáng kinh ngạc. Thay thế cho những tảng băng trôi lạnh giá là màu xanh của cỏ cây tươi mát.

Hình ảnh trắng đen do NASA chụp vào năm 1917 còn cho thấy những ngọn núi bị che khuất bởi sương mù, nhưng sau 88 năm trở lại khu vực này là năm 2005, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cho chúng ta thấy núi non trùng điệp rõ ràng và hùng vĩ. Những khối băng lớn đã tan vào trong hồ ngày càng nhiều hơn.

 

2) Biển Aral (Trung Á) tháng tám năm 2000 - tháng 8 năm 2014

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu 

Biển Aral là một vùng bồn địa trũng có vài hồ nước mặn thuộc vùng Trung Á, những hồ này liên kết với nhau tạo thành một biển khép kín. Nhưng đó là chuyện của trước năm 2000 thôi. Theo hình ảnh của NASA ghi nhận được thì đến năm 2014, dưới tác động tích cực của bàn tay con người, những hồ đã dần bị cạn nước.

Từ một biển kín lớn thứ 4 thế giới, biển Aral bắt đầu trở nên khô cạn vì người ta đã dẫn nước đi phục vụ cho việc tưới tiêu những cánh đồng lúa, dưa, ngũ cốc, bông vải ở sa mạc. Bên cạnh đó hệ sinh thái của biển cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nhiễm dư lượng phân bón, những hậu quả thử nghiệm vũ khí của Liên Xô.

 

3) Carroll Glacier, Alaska (Mỹ). Tháng Tám năm 1906 - Tháng 9 năm 2003

 Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Carroll Glacier là sông băng dài 24 km nằm trong công viên bảo tồn quốc gia Vịnh Sông Băng, bang Alaska, Mỹ. Trước kia nó là một hồ nước tĩnh lặng trên đỉnh của một ngọn đồi nho nhỏ, tuyết phủ trắng quanh năm. Nhưng đến năm 2003, nước trong hồ rút mạnh khiến nó trở thành hồ tù đọng nhỏ. Thảm thực vật nhấn chìm những tảng đá mòn.

 

4) Hồ Powell, bang Arizona và Utah (Mỹ). Tháng Ba năm 1999 - tháng 5 năm 2014

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Chụp từ vệ tinh trên cao, chúng ta thấy đường màu xanh đậm ngoằn nghoèo chính là hồ chứa nước nhân tạo lớn thứ hai thế giới tại Mỹ - Hồ Powell. Hồ dài hơn 3000 km. Hồ được hình thành từ sự xói mòn của đá sa thạch do lũ lụt. Năm 1957, nhà nước Mỹ cho xây dựng đập nước Glen Canyon và cầu Glen Canyon. Và mất tới 17 năm sau (1963) nước mới đầy hồ Powell. Nhưng cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đã có hai bức ảnh so sánh về cái hồ này vào năm 1999 và 2014, kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ rệt. Theo năm tháng, những đợt hạn hán đã làm nước trong hồ bốc hơi dần, có vẻ nó sắp trở thành sa mạc hóa trong tương lai.

 

5) Sông băng Bear, Alaska (Mỹ). Tháng 7 năm 1909 - tháng 8 năm 2005

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Bear Glacier là một sông băng cứng đơ, lạnh lẽo và gồ ghề bởi nước đá và núi. Nhưng giờ đây nó đã trở thành một địa điểm du lịch chủ yếu với những phong cảnh đẹp và những tảng băng trôi khổng lồ bồng bềnh trên mặt sông.

 

6) Rừng ở Rondonia (Brazil). Tháng 6 năm 1975 - tháng 8 năm 2009

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Những cánh rừng Rondonia Brazil chụp vào năm 1975 còn phủ xanh bao nhiêu thì đến năm 2009 đã bắt đầu biến mất. Được biết Rondonia lúc đầu được bao phủ bởi hơn 200,000 km vuông rừng rậm nhiệt đới. Và đến năm 2003 đã có 70.000 km vuông rừng bị tàn phá.

Màu trắng là những khoảnh đất trống do việc phá rừng thường xuyên.

Chúng ta đã được học rất nhiều lý thuyết ở trường về sự xói món, sạc lở đất, thay đổi khí hậu từ việc chặt cây rừng tràn lan, nhưng bức ảnh đáng sợ của NASA này có đủ khiến chúng ta giật mình về những hành động của con người sẽ làm hại thế hệ hôm nay và mai sau không?

 

7) McCarty Glacier, Alaska (Mỹ). Tháng 7 năm 1909 — Tháng 8 năm 2004

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

McCarty Glacier là dòng sông băng ở núi Kenai, bán đảo Kenai, Alaska (Hoa Kỳ) Mực nước ở đây đã dâng lên vì băng tan chảy. Tình trạng này là do Trái Đất đang nóng dần lên.

 

8) Sông Dasht (Pakistan) tháng 8 năm 1999 — tháng 6 năm 2011

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Sông Dasht, Pakistan dễ bị lũ lụt trong suốt trận mưa rào. Vì thế để tận dụng nguồn nước dư thừa, chính phủ Pakistan cho xây dựng con đập Mirani để nhân dân được sử dụng nước sạch và cung cấp cho việc sản xuất nông nghiệp của địa phương. Sự khác biệt giữa tháng 8 năm 1999 và tháng 6 năm 2011.

 

9) Núi Matterhorn tháng 8 năm 1960 — tháng 8 năm 2005

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Matterhorn là ngọn núi cao thứ mười ở Thụy Sĩ, thuộc dãy Pennine Alps ở ngay biên giới giữa Thụy Sĩ và Ý. Cùng với đỉnh giống hình dáng Kim tự tháp và là một trong những đỉnh nguy hiểm nhất trong dãy Alps càng làm ngọn núi này vô cùng đặc biệt. Cuối thế kỷ 19 đường sắt đã được xây dựng thu hút rất nhiều du khách và vận động viên leo núi. Và điều chắc chắn là hễ người đến nơi nào thì nơi đó sớm muộn cũng thay đổi. Nên cuối cùng Matterhorn cũng không thoát khỏi sự tàn phá của con người. Ảnh so sánh sự thay đổi giữa năm 1960 và 2005.

 

10) Rừng Mabira, Uganda. Tháng 11 năm 2001 — Tháng 1 năm 2006

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Rừng Mabira, Uganda là một khu rừng nhiệt đới có diện tích khoảng 300 nghìn kilomet vuông. Từ năm 2001 đến 2006, chỉ trong vòng 5 năm diện tích rừng đã bị thu hẹp lại vì những kế hoạch phá rừng của chính phủ nước này.

Trong khi các nhà môi trường đang lo lắng về việc mất đi hàng trăm loài thú, tăng nguy cơ xói mòn đất, nước và khí hậu bị mất cân bằng, thì những người khác cho rằng khai thác rừng góp phần tạo công việc cho người dân Uganda và làm tăng thu nhập ngân sách nước nhà. Nhưng dù gì đi nữa tương lai con em họ sẽ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp do lòng tham của tiền bối để lại.

 

11) Sông băng Toboggan, Alaska. Tháng 6 năm 1909 — Tháng 9 năm 2000

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Toboggan Glacier là một dòng sông băng chảy bên cạnh ngọn núi tuyết và gò đồi trọc quạnh hiu theo ghi nhận của NASA hồi năm 1909. Nhưng đến năm 2000, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đã nhận ra sự thay đổi lớn: ngọn đồi đã được phủ xanh, tuyết giảm đi một phần, mực nước trong hồ tăng lên và không còn không khí u buồn khi xưa nữa. Sông băng thì gần như biến mất.

 

 12) Sông nhân tạo, Libya, tháng 4 năm 1987 - tháng 4 năm 2010 

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Con người với trí thông minh của mình có thể cải tạo, khai thác, phá hủy tự nhiên những cũng tạo ra tự nhiên. Ví dụ như dòng sông nhân tạo “Great Man-Made” ở Libya này. Đây là một công trình xây dựng vĩ đại nhất mà con người đã đạt được. Nó bao gồm hệ thống các đường ống dẫn nước, giếng và cống dẫn dẫn nước, cung cấp nước uống và nước tưới tiêu nông nghiệp trong sa mạc. Như bạn cũng thấy hình ảnh năm 1987 không có nhiều cây xanh như năm 2010. Thật tuyệt vời!

 

13) Sông băng Qori Kalis, Peru. Tháng 7 năm 1978 - Tháng bảy 2011

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Qori Kalis Glacier là một trong số hiếm các sông băng có ở vùng nhiệt đới. Căn cứ theo ảnh chụp lại của NASA và một nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng băng đã tan chảy gần 50% kể từ lần cuối đo vào năm 1963.

 

14) Hồ Chiquita Mar, Argentina. Tháng bảy năm 1998 - Tháng 9 năm 2011

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Mar Chiquita là một trong số những hồ nước mặn lớn nhất nước Argentina. Theo chứng cứ năm 2011 này thì đến nay lượng nước cứ giảm đều đều từng năm. Liệu hồ sẽ phục hồi lại mực nước hay trở thành hồ cạn?

 

15) Sông băng Muir, Alaska. Tháng tám năm 1941 - Tháng tám năm 2004

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Muir Glacier là một sông băng ở công viên quốc gia vịnh Glacier thuộc bang Alaska, Mỹ. Nếu ngày xưa là một đoạn tuyết cứng phủ khắp bề mặt thì nay nó đã tan chảy tạo thành hồ nước. Đồng thời vùng đất xanh tươi với sự sinh trưởng của cây cỏ, những mô đá nhỏ mấp mô ở vùng núi đã thay cho dải tuyết ảm đạm cũ kỹ năm nào.

 

16) Rừng Uruguay, tháng ba năm 1975 - tháng Hai năm 2009

Trái Đất, NASA, sông băng, Mỹ, khí hậu

Một khu vực có rừng bao phủ 45 nghìn hecta đã mở rộng lên đến 900 nghìn hecta. Đó là kết quả kiểm soát mở rộng diện tích trồng rừng của chính phủ. Tuy nhiên điều này đã dẫn đến mất sự đa dạng của giới động thực vật nơi đây.

Trái Đất ấm lên, hiện tượng hiệu ứng nhà kính là những kết quả do con người tạo ra. Chưa bao giờ việc bảo vệ môi trường quan trọng và cấp thiết như lúc này. Khi mà những hiện tượng biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét như: nhiệt độ nóng quá, lạnh quá ở vài nơi, nước biển dâng cao thành những cơn sóng thần, lũ lụt kéo dài… là những dấu hiệu đáng báo động về tình hình môi trường sẽ khủng khiếp hơn trong tương lai.

 

Dưới đây là một video sẽ phân tích những thống kê từ việc biến đổi khí hậu trong lịch sử đến nay. Bạn hãy xem và suy ngẫm:

Đừng chỉ nhấn “Like”  hãy chia sẻ bài viết thật nhiều và kêu gọi bạn bè cũng làm như vậy để có một cộng đồng có ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng mình hơn.

Nguồn hình: @climate.nasa.gov

Bài viết liên quan: