Tutankhamun: nhóm của Howard Carter đã từng bị Vua Tut nguyền rủa?

Ngày 12/10/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Khi nghe đến từ “nguyền rủa”, hẳn mọi người sẽ giật bắn tim vì sợ hãi. Sợ rằng, không những bản thân hay những người xung quanh mình sẽ dính vào cái gọi là thông điệp tử vong mà còn sợ sẽ không tìm được lời giải. Và mãi mãi nó chỉ là vòng luẩn quẩn của sự chết chóc đúng không ạ? Thực ra, trong cuộc sống cũng có không ít lời nguyền tương tự như vậy, nhiều nhà làm phim đã dựng nên những tác phẩm điện ảnh của mình hay nhà văn sáng tác ra những câu chuyện về sự trừng phạt của người chết đều dựa trên những câu chuyện có thật.

Điển hình của lời nguyền nổi tiếng nhất thế giới là sự nguyền rủa của các Pharaoh hay còn gọi là lời nguyền Tutankhamun. Nó nói rằng, nếu ai đã cố tình xâm phạm lăng mộ của họ, đặc biệt là đối với các vị vua, các Pharaoh nổi tiếng thì chắc chắn phải chịu quả báo của những lời nguyền chết chóc.

 

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Không bất kể người phàm tục hay thần tiên, lời nguyền đó sẽ mang lại những vận xui rủi cho kẻ đó, khiến họ sống không được mà chết cũng chẳng xong. Thậm chí, còn có những câu độc ác và ghê rợn hơn đối với những kẻ có tâm hồn đen tối muốn vơ vét hoặc chiếm lấy của cải sẽ bị trói cổ, không được về nhà và chẳng bao giờ thành công hay làm người nổi và cuối cùng sẽ là cái chết thích đáng. Nghe đến đó thôi, hẳn mọi người sẽ không khỏi rùng mình đúng không ạ?

 

Vua Tutankhamun và cái chết bí ẩn

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Ông là một trong những Pharaoh nổi tiếng của Ai Cập vào triều đại thứ 18. Thật ra cái tê đối với ông và người dân Ai Cập rất quan trọng, mặc dù tên thật của ông là Tutankhaten, còn có nghĩa là “Bức tranh sống của Aten”, nhưng một điều lạ là khi ông lấy cái tên Tutankhamun thì có nghĩa là “Bức tranh sống của Amun”.

Ông qua đời khi còn rất trẻ và nguyên nhân của cái chết cũng không rõ ràng nên đó là điều bí ẩn thách thức các nhà khoa học. Tuy nhiên, theo sử sách ghi lại cho thấy ông chết là do sức khỏe yếu cộng với bệnh truyền nhiễm do muỗi.  Nhưng nói gì thì nói, Tutankhamun đột ngột qua đời vẫn được xem là bí ẩn, mang theo xuống lăng mộ cuộc đời nhuốm màu thần bí của mình.

Có rất nhiều người tò mò muốn khai quật và khám phá hầm mộ của Tutankhamun, và Howard Carter - là một nhà khảo cổ học và Ai Cập học người Anh, là người chủ chốt khám phá ra lăng mộ của vua Tutankhamun.

 

Nhóm của Howard Carter đã từng bị Vua Tut nguyền rủa?

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Lúc đầu, Howard Carter một mình tự lập dự án và có chủ định đào xới tại thung lũng nghĩa trang rộng lớn của các vị vua, nhưng vì chi phí quá lớn để có thể tiếp tục nên đành chịu. Một khoảng thời gian sau đó, ông may mắn gặp được Lord Carnaron, là nhà quý tộc giàu có người Anh quốc. Không biết là vô tình hay có chủ đích nhưng ông này lại bằng lòng bỏ ra số tiền lớn để tài trợ cho tất cả các công việc đào bới của Carter vào năm 1941.

 

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Với nỗ lực cực kỳ tuyệt vời, vào ngày mồng 4 tháng 11 năm 1922, nhóm của Carterr phát hiện ra manh mối, là bước đầu tiên dẫn đến hầm mộ của vị vua này. Đào đến bậc thứ 16, mọi người đã phát hiện ra cái tên vua Tutankhamun được khắc trên mặt đá. Quá tuyệt vời, cuối cùng thì sau bao nỗ lực tìm kiếm cũng có kết quả xứng đáng.

Vào tận bên trong, họ thấy những bức tượng, những con thú được điêu khắc với ngoại hình to lớn và lạ kỳ, bên cạnh đó họ còn thấy những khối vàng sáng chóe to lớn nữa. Ông và mọi người quá sung sướng và dường như chẳng ai tin đó là sự thật, bởi việc khám phá ra chúng đó là điều kỳ diệu không chỉ dành riêng cho nhóm của Carter mà là phát hiện vĩ đại của thế giới.

Đây quả thực là sự kiện lớn gây chấn động toàn cầu, bởi nó là bước đột phá trong lĩnh vực khảo cổ học. Tuy nhiên, cũng chính nó lại là khởi nguồn về sự trừng phạt và lời nguyền chết chóc mà chúng tôi có đề cập ngay phần đầu của bài viết.

 

Lời nguyền chết chóc kinh hoàng

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Vào đúng cái ngày phát hiện ra hầm mộ, Carter hứng khởi trở về nhà thì nhận được hung tin là con vật cưng hoàng yến mà mình yêu quý bấy lâu nay đã bị rắn hổ mang chết tiệt ăn thịt. Bất ngờ hơn nữa, đối với người dân vùng Ai Cập, rắn hổ mang là biểu tượng của những người canh mộ. Chẳng biết đó có phải là một trong những lời cảnh báo của tử thần hay không nhưng đó cũng là một sự việc khiến người ta nghĩ đến lời nguyền của sự chết chóc.

 

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Tiếp theo, nó lại ứng nghiệm với Carnavon – nhà tài trợ cho cuộc khai quật hầm mộ cũng là một trong những thành viên chính của đội Howard Carter. Ông đã qua đời vì một vết muỗi cắn lây truyền bệnh. Điều trùng hợp rợn người nữa đó là khoảng hai ngày sau khi Carnavon đi về thế giới bên kia, người ta lại tìm thấy một vết có màu đỏ trên khuôn mặt của ông tương tự như vết muỗi cắn lại tương tự như vết trên mặt của vị vua Tut.

Đến lượt Cairo thì lại xảy ra vụ kỳ lạ chưa từng có. Này nhé, tất cả nguồn sáng của toàn bộ thủ đô ông đang sống bi tắt ngủm hết, cả thành phố bị nhấn chìm trong bóng đêm mù mịt. Nhiều người đã vào cuộc để điều tra những chẳng tìm được lý do là gì? Cùng thời gian đó, tại London con cún cưng của Carnarvon đột nhiên nhảy dựng lên, quay vài ba vòng rồi hú lên một tiếng cuối cùng là ngủm củ tỏi.

 

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Khoảng một thời gian không lâu sau đó, nhà khảo cổ học Arthur Mace là thành viên trong nhóm của Carter cũng rơi và tình trạng sống dở chết dở. Ông hôn mê sâu, rồi qua đời mà chẳng ai biết được nguyên nhân. Những ngày sau đó, rất nhều những cái chết cực kỳ bí ẩn, tất cả đều bao trùm lên nhóm của Carter. Chưa hết, đồng nghiệp của Carnavon – George Gould sau khi vô tình nhìn vào hầm mộ của vua Tut cũng đã lên cơn sốt cao, và ông đã không qua khỏi lưỡi hái của tử thần. Một thời gian ngắn sau đó, bác sĩ của George cũng đi gặp bạn của mình luôn.

Còn riêng Carter thì chết vì bệnh ung thư ở tuổi 65. Cái chết tự nhiên của Carter sau khi khai quật mộ Tutankhamun rất lâu cho thấy lời nguyền của pharaon chưa chắc đã đúng.

Có vô số cuộc khám nghiệm tử thi được các bác sĩ chuyên khoa, thậm chí các nhà nghiên cứu vào cuộc đối với những nạn nhân xấu số trong đội của nhóm khai quật. Kết quả của những cuộc khám nghiệm đó đưa ra, nguyên nhân dẫn đến những cái chết bí ẩn đó chưa hẳn là do lời nguyền mà có thể là do một loại vi khuẩn lâu năm cộng với hóa chất độc hại trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ gây ra. Cũng có một số người lại cho rằng, đó cũng có thể là lời nguyền trừng phạt của đấng tối cao khi đụng chạm tới ngôi mộ Vua.

 

Sự thật về các lời nguyền của Pharaon

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Theo một số nguồn tin khá chính xá, có tới hơn hai mươi nhà khảo cổ học tham gia vào cuộc nghiên cứu khai quật và tìm thấy các kim tự tháp Ai Cập đã ra đi không bao giờ quay trở lại.

Vài năm trở lại đây, các nhà khoa học cũng đã cố gắng và tìm ra được một vài manh mối nhằm giải mã thực hư của lời nguyền chết chóc đáng sợ này. Một số nhà nghiên cứu tìm thấy vài nguyên nhân có thể không phải do lời nguyền, họ cho rằng trước khi đi đến Ai Cập để khám phá hầm mộ, Carnarvon là thành viên trong nhóm đã mắc một loại bệnh vào giai đoạn mãn tính. Do đó, căn bệnh này khi gặp phải môi trường không thuận lợi như khí hậu hay thời tiết chẳng hạn sẽ bộc phát và gây ra cái chết của ông là điều chẳng có gì phải ngạc nhiên.

 

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Có nguồn tin đã được kiểm chứng lại cho rằng, ở trong này không chỉ có xác chết của vua mà còn có cả thịt, rau và hoa quả. Tất cả những thứ này đã khiến các loại côn trùng, vi khuẩn hay nấm mốc phát triển và lan rộng. Khi chúng sống dưới vùng đất ẩm ướt có chứa xác chết của người từ năm này qua năm khác thì chắc chắn sẽ trở thành mầm bệnh độc hại là điều đương nhiên. Khi con người tiếp xúc với nó, hẳn sẽ mắc bệnh và thậm chí là tử vong nếu sức đề kháng kém.

Bên cạnh đó, kết quả của các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy được, một số xác ướp thời cổ đại đã có hiện tượng ẩm mốc. Trên đó có những loài nấm mốc cực kỳ nguy hiểm cũng được phát hiện. Chúng là tác nhân gây bệnh, là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng dung huyết, chảy máu phổi rồi mất mạng đối với những người có hệ miễn dịch kém.

 

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Loại khí amoniac hay còn được hiểu là hợp chất vô cơ có công thức phân tử NH3 và một số khí nguy hiểm khác cũng được các nhà khoa học tài ba mằn mò ra và phát hiện chúng có trong hầm mộ. Những chất này có thể làm bỏng mắt hay da, khiến con người bình thường có thể xảy ra các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm phổi, thậm chí có thể gây tử vong nếu chúng ở nồng độ cao.

Chưa hết, kết quả của cuộc nghiên cứu còn cho thấy, phân của một số động vật điển hình là những con dơi có trong này cũng chứa loại nấm gây độc cực mạnh. Có khả năng, chúng là nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cúm chẳng hạn, và cũng có thể gây chết người trong trường hợp nghiêm trọng chứ chẳng đùa.

Trái ngược với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại, một số người cho rằng, nền văn minh của Ai Cập cổ đại rất phát triển. Do đó, vào cái thời đó con người đã biết lợi dụng tính chất cực độc của những loài côn trùng để bố trí và sắp xếp chúng tồn tại trong các lăng mộ của Pharaoh. Và xem chúng là vũ khí để phòng hờ hiệu quả, loại vũ khí khá đặc biệt và nguy hiểm này được phân cho nhiệm vụ là đối phó hoặc tấn công những kẻ có ý đồ xấu xa phá hoại hầm mộ hoặc đánh thức giấc ngủ ngon lành của người đã khuất.

 

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Không đồng quan điểm lắm, một số nhà nghiên cứu khác đã nhận định và cho rằng, kết cấu và thiết kế của lăng mộ là khởi nguồn xuất phát của lời nguyền. Họ phát hiện từ trường và sóng năng lượng có khả năng gây chết người được thiết kế theo lối dẫn đường bộ đi xuống hầm mộ.

Nhưng sau đó, một số khác đã đưa ra biện luận và đặt ra câu hỏi đó là nếu muốn thiết kế được cấu trúc thần kỳ như vậy thì cần đòi hỏi một trình độ khoa học cực kỳ cao mà ở thời hiện đại chưa chắc đã làm được. Còn người Ai Cập cổ đại lại cách chúng ta quá xa, nghĩa là cái thời xửa thời xưa còn “ăn lông ở lổ” thì làm sao có thể nghĩa ra và sáng tạo ra được loại năng lượng vi diệu này?

Hay có quan điểm cho rằng, những đồn đại về sự nguyền rủa của Pharaoh trên thực tế là tuyệt chiêu kích thích ngành du lịch Ai Cập phát triển. Bởi, điều nào càng huyền bí, càng thu hút được trí tò mò và ham muốn tìm hiểu của nhân loại.

 

Tutankhamun, vua Tut, Howard Carter

Nhưng có một điều mà bạn chẳng thể tin nổi đó là người đầu tiên tìm thấy lăng mộ của vị vua trẻ này lại không chết giống với các trường hợp nên trên. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và thỏa lòng mong ước, ông vẫn sống bình an và qua đời vào năm 65 tuổi vì bệnh ung thư. Khi được hỏi tới lời nguyền thì bản thân ông cho rằng, cơ bản, truyền thống tôn giáo của người Ai Cập không cho phép sự tồn tại của lời nguyền như vậy, trái lại, họ hy vọng chúng ta sẽ dành cho người đã khuất những lời cầu chúc tốt đẹp.

Túm lại vụ việc về Tutankhamun và nhóm của Howard Carter đã từng bị Vua Tut nguyền rủa có thật hay không cũng phải tùy vào góc độ và ý thức của từng người. Nếu một người quá mê tín thì họ cho rằng, lời nguyền chết chóc là có thật. Còn ngược lại, với những người bình thường điển hình như Carter thì lại không tin vào nó.

 

Mấy mem nhà mình có ai muốn khám phá lăng mộ của vị vua nổi tiếng và những điều huyền bí xung quanh không? Nếu có, thì còn ngại gì mà không click ngay vào video dưới đây để được tìm hiểu thêm nhỉ?

Qua bài viết này, bạn có tin vào lời nguyền chết chóc của Vua Tut Ai Cập cổ đại không? Hãy nêu ý kiến của bạn ở cuối bài viết. Và đừng quên chia sẻ bài này lên Facebook để cùng nhau thảo luận về sự việc thú vị này nhé!