Vị trí ghế ngồi an toàn nhất trên máy bay

Ngày 25/10/2015 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Máy bay được coi là phương tiện an toàn nhất hiện nay nhưng với những vụ tai nạn liên tục gây chấn động dư luận khiến nhiều người không khỏi lo lắng khi có ý định “bay”.

Họ bắt đầu đặt ra câu hỏi liệu có vị trí ngồi nào an toàn nhất để “thần chết” chừa mình ra không khi mà vẫn có một số người sống sót sau một vài tai nạn phi cơ khủng khiếp.

Muốn biết câu trả lời thì kéo xuống dưới đọc ngay và luôn.

 

Theo một nghiên cứu về tai nạn máy bay trong vòng 35 năm qua cho thấy những người ngồi ở trung tâm phần sau của phương tiện bay có tỉ lệ sống sót cao nhất. Ây da, lần sau mà đặt vé chắc phải “me” chỗ này quá!

 

@pntravel.com.vn

Tạp chí TIME đã sử dụng cơ sở dữ liệu FAA (Federal Aviation Administration) để tìm kiếm thông tin về tai nạn máy bay và những người sống sót. Họ nghiên cứu các tai nạn từ năm 1987 – 2000.

 

ngồi

@dulichvietnam.com.vn

Kết quả của các phân tích cho thấy hàng ghế đầu của phi cơ có tỉ lệ tử vong là 32 %, hàng hai là 39 % và hàng ba là 38 %. Xin chúc mừng những ai ngồi các ghế giữa ở phía sau máy bay vì đây là chỗ ngồi an toàn nhất với tỉ lệ tử vong là 28%.

Sẽ có chút lo lắng nếu bạn ngồi ở vị trí 1/3 máy bay, tức là phía trên cánh một chút vì đây là vị trí tệ nhất với tỉ lệ tử vong là 44 %.

 

@vemaybaysaigon.vn

Bạn biết không, hầu hết những người ngồi ở gần cửa thoát hiểm (đầu, giữa và cuối) sẽ có khả năng sống sót cao nhất nếu chẳng may có tai nạn xảy ra. Gần cửa thì sẽ chạy ra trước nhất rồi, ở phía trong thì không biết chen tới khi nào vì lối đi trên máy bay khá hẹp mà.

 

 

@Thrillist

Theo một nghiên cứu năm 2008 của Đại học Greenwich, việc sử dụng những cửa thoát hiểm sẽ quyết định kết quả của vụ tai nạn. “Thời gian vàng” để có cơ hội sống sót trong tai nạn máy bay là 2 phút bạn nhé. Trong thời gian đó bạn phải nhanh chân chạy đến cửa thoát hiểm nha, quên hành lí luôn đi, chạy người không dễ hơn mà. Các bạn phải ghi nhớ đó!

 

@vtc.vn

Tuy nhiên, thay vì lo lắng về vị trí ngồi thì một khóa học an toàn khi bay sẽ tốt hơn cho bạn. Khi sự cố xảy ra thì hoàn cảnh xung quanh vụ tai nạn sẽ có tính chất quyết định nhiều hơn ghế ngồi. Nếu bạn nắm rõ cách xử lí tình huống để có thể thoát hiểm thì chổ ngồi chẳng ảnh hưởng mấy đâu đúng không?

 

@360tin.vn

Hãy tưởng tượng, nếu đuôi máy bay là phần bị ảnh hưởng nặng nhất thì rõ ràng hành khách ở đầu và giữa phi cơ sẽ gặp ít nguy hiểm hơn những người ngồi ở phía sau.

Và ngược lại, nếu có một vụ va chạm xảy ra ở đầu thiết bị bay thì sao đây? Hiển nhiên là không may cho những ai ngồi đầu rồi. Ở phần giữa máy bay cũng tương tự như thế. Điều này cho thấy tai nạn xảy ra như thế nào mới là quan trọng nhất.

 

@Zing.vn

Thêm vào đó, tạp chí TIME giải thích, sự sống còn là ngẫu nhiên, trong nhiều trường hợp, hành khách tử nạn rải đều giữa những người sống sót. Nói chung là hên xui đó! Chính vì vậy FAA và các chuyên gia hàng không mới cho rằng thật sự không có chỗ ngồi nào được cho là “an toàn nhất” trên máy bay.

 

@vtc.vn

Sau tất cả những vụ tai nạn gây hoang mang dư luận thì có một điều chắc chắn rằng máy bay là phương tiện an toàn nhất cho bạn và nó đang rất phổ biến trong những thập kỷ gần đây.

Điều này đã được thống kê và so sánh, tỉ lệ tử vong trong một vụ tai nạn xe hơi là 1/112, với xe máy là 1/900, ở người đi bộ 1/700. Với máy bay, tỉ lệ này cực thấp luôn: 1/8000 đó bạn!  Nó giống như việc thiệt mạng do tai nạn máy bay là rất hy hữu.

 

@www.xaluan.com

Thế nên cứ yên tâm mà “bay lượn” với “con chim sắt” này nhé vì thật sự đi máy bay rất tuyệt đúng không? Cảm giác đi xuyên từng đám mây, thành phố nhỏ dần trước mắt như thể bạn có thể nắm trọn nó trong bàn tay thì không từ nào diễn tả được. Bạn không nên vì quá lo lắng mà bỏ qua niềm vui này!

 

@www.tinmoi.vn

Để điều tra một vụ tai nạn máy bay và các tác động xung quanh đến hành khách, một thí nghiệm đã được tiến hành với “em” Boeing 727 tại sa mạc Mexico vào năm 2012.

Đây là một vụ tai nạn được dàn dựng để xác nhận phía sau thiết bị bay là an toàn hơn hẳn mặc dù người ta đã biết mọi thứ phụ thuộc vào loại tai nạn và hoàn cảnh cụ thể khi sự cố đó xảy ra. Nói chung thí nghiệm thì vẫn là thí nghiệm thôi, thực tế mới quan trọng.

Dưới đây là video của vụ “tai nạn” này, mời các bạn theo dõi.
 

Hãy thích và chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết nếu bạn thấy nó bổ ích nhé!

Bài viết liên quan: