Nhạc cổ điển: những sự thật kỳ lạ về nhạc classic

Ngày 27/11/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Thế hệ ngày nay thường hình dung nhạc cổ điển như một cô nàng kiêu căng, khó hiểu, và thậm chí là nhàm chán. Phải công nhận là thể loại này cực kỳ khó “thẩm thấu”, không tin thì thử vài bản giao hưởng của Johann Sebastian Bach hay Beethoven là rõ ngay, nhưng ở thời kỳ trước nó là tinh hoa, là nguồn sống, là nơi lãng mạn bắt đầu.

Có những sự thật kỳ lạ về nhạc classic sẽ phá vỡ nhận thức của bạn về thể loại này đấy. 25 điều dưới đây là những “chân lý” đúng đắn mà LaLung.vn muốn bạn nhìn rõ. Đọc ngay cho nóng nhé!

 

25) Người hâm mộ

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Barab%C3%A1s_Portrait_of_Franz_Liszt.jpg

Nếu bạn nghĩ chỉ thời nay mới có các fan cuồng hay gào thét, ngất xỉu, khóc lóc khi thấy idol hoặc cấu xé nhau để được chạm vào thần tượng thì hơi bị sai lầm rồi nhé. Thiên tài piano Franz Liszt với mái tóc lãng tử làm bao phụ nữ điêu đứng đã được ví như Justin Bieber của thế kỷ 19.

Với tài năng và vẻ điển trai của mình ông đã khiến biết bao quý bà gạt bỏ mọi thứ, kể cả danh tiếng của gia tộc để “đeo bám” mình. Sự hâm mộ mà khán giả dành cho ông lúc bấy giờ được ví như một cơn cuồng loạn. Người ta tranh nhau đến “sứt đầu mẻ trán” chiếc khăn tay dùng rồi hay điếu xì gà hút dở của Franz Liszt, giống hệt cái cách các fan quá khích ở thế kỷ 21 giành nhau khăn lau mồ hôi của Justin Bieber hay hôn ghế ngồi của “ộp pa” Bi Rain.

 

24) Buổi diễn hoành tráng

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Three_Alouette_III_Grasshoppers_formation_1984.JPEG

Những màn trình diễn siêu hoành tráng không chỉ là sản phẩm của riêng thế kỷ 21 với đầy đủ phương tiện hiện đại đâu nhé. Điển hình là buổi biểu diễn bản Helicopter Quartet do Karlheinz Stockhausen soạn thảo vào năm 1993. Nhà soạn nhạc tài ba có ý định trình tấu bản này tại lễ hội Salzburg (Đức).

Ông đề nghị ban tổ chức thuê 4 chiếc trực thăng, sân khấu, âm thanh,… và phát sóng buổi diễn trên 2 kênh truyền hình lớn. Tuy gặp vài khó khăn nhưng cuối cùng nó vẫn diễn ra như kế hoạch ban đầu và khá thành công.

 

23) Hành khúc

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://simple.wikipedia.org/wiki/John_Philip_Sousa

Thật ra dòng nhạc nghệ thuật cũng có thể loại hành khúc. John Philip Sousa là  người đưa nó lên đỉnh cao, dù trước đó ông đã có ý định từ bỏ. Khi ông còn trẻ, cuộc nội chiến Mỹ đang trong giai đoạn gay gắt, cha mẹ John Philip Sousa đã cho ông tiếp xúc với ban nhạc quân đội. Đây chính là nơi đánh thức niềm đam mê của ông.

Tuy nhiên, sau những nổ lực học hỏi, ông chán nản rồi quyết định từ bỏ và tuyên bố sẽ trở thành thợ làm bánh. Thế nhưng, chỉ sau 3 ngày học việc ở một tiệm bánh địa phương ông đã quay về với âm nhạc.

 

22) Ý tưởng khác người

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://en.wikipedia.org/wiki/Pittsburgh_Symphony_Orchestra

Thực tế là thể loại âm nhạc “bác học” cũng có những tác phẩm bị “ném đá”, ví dụ như 4’33’’ của John Cage. Tác phẩm này bị coi là lố bịch khi không có một nốt nhạc nào vang lên trong buổi biểu diễn. Dù được công bố có 3 chương, nhưng chẳng có ô nhịp nào. Tất cả những gì 13 nhạc công làm là vờ biểu diễn, kỳ lạ hơn là hết chương họ vẫn lật qua trang mới dù tất cả chỉ là giấy trắng.

Mục đích của ý tưởng không giống ai này là để khán giả tĩnh tâm lắng nghe tất cả những âm thanh xung quanh mình. “Bản nhạc im lặng” của John Cage khiến nhiều khán giả “tức lộn ruột”, nhưng nó cũng là tác phẩm kinh điển nhất và để lại tiếng vang lớn nhất cho ông.

 

21) Scandal

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://en.wikipedia.org/wiki/Pyotr_Ilyich_Tchaikovsky

Pyotr Ilyich Tchaikovsky, một thiên tài của dòng nhạc tiêu biểu đã qua đời năm 1893. Các bác sĩ nói rằng ông mất vì dịch tả, họ cho biết ông đã uống phải một ly nước nhiễm khuẩn và mắc bệnh.

Tuy nhiên, công chúng hầu như không tin điều đó vì họ cho rằng đối tượng bị dịch tả chỉ có… người nghèo thôi, thế là tin đồn ông bị đầu độc lan đi với vận tốc ánh sáng. Dư luận lại thêm một dịp bàn tán xôn xao khi có thông tin không phải Tchaikovsk bị ám hại mà ông tự sát do xấu hổ khi bị phát hiện đồng tính. Đến nay, cái chết của ông vẫn là một bí ẩn.

 

20) Giai điệu độc lạ

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://www.flickr.com/photos/rtdphotography/2822978477

Hầu như mọi người đều nghĩ thể loại âm nhạc mẫu mực luôn có những nhịp điệu du dương, quyến rũ, nhưng Duetto buffo di do Gatti (hiểu nôm na là bản song ca hài hước của hai con mèo) của Gioachino Rossini đã mang đến một cái nhìn khác hẳn. Giai điệu của nó chỉ gồm những từ meo… meo… lặp đi lặp lại và nó được giới thiệu là câu chuyện về cuộc tranh cãi giữa hai em mão. Đây là một trong những sự thật kỳ lạ về nhạc classic gây ngạc nhiên tột bậc đối với mọi người.

 

19) Paul Wittgenstein

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Paul_Wittgenstein_3_(c)_BFMI.jpg

Không chỉ tài năng, Paul Wittgenstein – một nghệ sĩ dương cầm người Áo còn là một người giàu nghị lực. Khi Thế chiến I bùng nổ, ông đã bị gọi vào quân ngũ và ông mất cánh tay phải khi bị thương trong lúc chiến đấu. Thế nhưng, Wittgenstein không từ bỏ piano mà tiếp tục chơi nhạc cụ này bằng tay trái sau khi rời chiến trường.

 

18) Lực lượng biểu diễn hùng hậu

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://ca.wikipedia.org/wiki/Havergal_Brian

Không thể phủ nhận là các màn trình diễn ca nhạc hiện nay rất hoành tráng với lực lượng biểu diễn vô cùng hùng hậu, nhưng nhạc cổ xưa cũng không hề kém cạnh. Bản giao hưởng số 1 của Havergal Brian là một ví dụ. Nó không chỉ được biết đến là một trong những bản giao hưởng dài nhất mà còn khiến người ta không ngừng trầm trồ khi nhắc về buổi trình tấu. Dàn nhạc trình diễn gồm 1.000 người, trong đó có 200 nhạc công và 800 ca sĩ.

 

17) Johann Sebastian Bach và George Frideric Handel

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Operation_for_Cataract_Wellcome_L0002127.jpg

Johann Sebastian Bach và George Frideric Handel là hai nhà soạn nhạc nổi tiếng, Bach là người Đức, Handel là người Anh gốc Đức. Hai người họ có sự trùng hợp khá “rùng rợn”.

Bach bị đục thủy tinh thể nên đã tìm đến John Taylor - một bác sĩ nhãn khoa khá nổi tiếng để phẫu thuật với hy vọng phục hồi thị giác của mình. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, ông thấy mắt rất đau. Một tuần sau, Taylor tiến hành phẫu thuật lần 2 cho Bach. Ca phẫu thuật lần này khiến Bach mù hoàn toàn.

Thật không may, George Frideric Handel cũng bị đục thủy tinh thể và ông cũng tìm đến John Taylor. Không thể tin nổi là cuối cùng Handel cũng mù vĩnh viễn sau ca phẫu thuật.

 

16) Bản giao hưởng dở dang

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Symphony_No._8_in_B_minor.jpg

Bản Giao hưởng số 8 là tác phẩm nổi tiếng và xuất sắc nhất của thiên tài Franz Schubert. Nó còn được gọi là bản giao hưởng dở dang, có thể tên gọi này xuất phát từ việc tuyệt tác chỉ có 2 chương (thông thường sẽ có 4 chương). Có nhiều giả thuyết được đưa như ông bỏ dở bản nhạc do chán nản sau khi biết mình mắc bệnh giang mai, nhiều người khác lại cho rằng đây là ý đồ vì bản số 9 vẫn có đủ 4 chương,… Tuy nhiên, đến lúc này, nó vẫn là một bí ẩn không lời đáp.

 

15) Glass armonica

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://www.flickr.com/photos/tonamel/2068268814

Benjamin Franklin là một người đa tài và được coi là anh hùng của Mỹ. Trong một lần tham gia tour du lịch, Franklin đã phát minh ra glass armonica. Loại nhạc cụ này gồm một loạt các chén thủy tinh có kích cỡ khác nhau. Nó đã gây được sự chú ý của nhiều nhà soạn nhạc lừng danh trong thế kỷ 18 như Strauss, Mozart, Beethoven,…

 

14) The Rite of Spring (Mùa xuân thiêng liêng)

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@Nicholas Roerich

Tác phẩm này từng gây ra rất nhiều tranh cãi trong nền âm nhạc thời kỳ trước. Khi Igor Stravinsky công diễn nó vào năm 1913, nó đã khiến khán giả “điên máu”. Khi những âm thanh đầu tiên vang lên, Camille Saint-Saens – một nhà soạn nhạc danh tiếng đã tức giận đứng lên ra về. Nhiều khán giả khác kiên nhẫn hơn nhưng cũng dần khó chịu với những thanh âm lạ thường đó. Báo chí cũng đã gọi đây là một tác phẩm dã man. Tuy nhiên, sau này, The Rite of Spring lại được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất thế kỷ 20.

 

13) Robert Schumann

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Portrait_of_Robert_Schumann.jpg

Robert Schumann có ước mơ trở thành nghệ sĩ dương cầm, tuy nhiên, giấc mơ đó không thành hiện thực do chấn thương bàn tay. Sau chấn thương đó, thay vì theo học trường luật như đã hứa với gia đình nếu thất bại trong việc theo đuổi piano thì ông đã trở thành nhà soạn nhạc. Cũng nhờ thế mà thế giới này có thêm một thiên tài viết nhạc lãng mạn. Có lẽ không phải ông chọn âm nhạc mà chính âm nhạc đã chọn ông.

 

12) Bản giao hưởng Overture 1812

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Borodino

Bản giao hưởng đình đám này được biểu diễn trong Ngày Độc Lập của Hoa Kỳ hơn 30 năm. Ban đầu, Pyotr Ilyich Tchaikovsky sáng tác nó để ăn mừng chiến thắng của Nga trước Pháp khi cuộc xâm lược Moscow của Napoleon thất bại. Lần đầu tiên biểu diễn, tiếng chuông đồng hồ điện Kremlin, pháo hoa, tiếng đại bác của Hồng quân Liên Xô,… đã góp phần làm nên sự hoành tráng của tác phẩm bất hủ này.

 

11) Richard Wagner

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://en.wikipedia.org/wiki/Richard_Wagner

Đến bây giờ người ta vẫn không ngừng tranh cãi Richard Wagner – nghệ sĩ người Đức nổi tiếng với các tác phẩm opera, là một thiên thần hay ác quỷ. Nhiều người nhận xét rất khó để làm việc với Wagner, đôi lúc ông kiêu ngạo, vô trách nhiệm, khó hiểu, khó gần và thậm chí là hoàn toàn “bệnh hoạn”. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông lại khá tử tế và đáng yêu. Ông thường chỉ mặc lụa hoặc satin lót và các thợ may cho biết ông khá quan tâm đến thời trang nữ giới.

 

10) Cat's Fugue

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://pixabay.com/en/cat-piano-kitten-pets-1248012/

Bản Fugue in G minor hay còn được gọi là Cat's Fugue được nhiều người yêu thích bởi giai điệu lạ tai. Có thông tin cho biết, cảm hứng để Domenico Scarlatti sáng tác ra tác phẩm này là do một lần thấy con mèo cưng Pulcinella đi bộ trên các phím piano.

 

9) Ngôi nhà nhỏ bên bờ hồ Attersee (Áo)

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Mahlers_Komponierh%C3%A4uschen.jpg

Ngôi nhà xinh xắn nằm bên hồ Attersee này là nơi Gustav Mahler đã sống ẩn dật 3 năm. Ông vốn là người yêu thiên nhiên, thích sự tĩnh lặng và cảm hứng sáng tác của ông hầu như cũng bắt đầu từ những thanh âm của thiên nhiên. Hiện nay, ngôi nhà bé nhỏ bên hồ Attersee đã được tân trang lại và chào đón du khách đến tham quan.

 

8) “Chiến tranh” giữa các “nhà lãng mạn”

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://en.wikipedia.org/wiki/Richard_Wagner

Nửa sau của thế kỷ 19 đã có rất nhiều “cuộc đụng độ” giữa những người ủng hộ hai tư tưởng âm nhạc đối lập nhau: lãng mạn và cổ điển. Trường phái cổ điển hay còn gọi là âm nhạc tuyệt đối thường thể hiện qua các bản giao hưởng và thính phòng. Họ cho rằng âm nhạc miêu tả một câu chuyện và là một tác phẩm độc lập.

Trường phái lãng mạn lại cho rằng âm nhạc nên lấy chất liệu, lấy cảm hứng từ văn học, hội họa,… Hai phe đối nghịch nhau tạo nên cuộc chiến giữa các nhà nghệ thuật. Vũ khí của cuộc chiến tranh này là các tác phẩm âm nhạc.

 

7) Nhạc phẩm dài nhất thế giới

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Halberstadt_St-Burchardi-Kirche.jpg

Tác phẩm As SLow aS Possible (ASLSP - Chậm hết cỡ) được John Cage hoàn thành năm 1985. Bản nhạc không lời ban đầu được viết cho piano và chỉ dài 20 phút. Nó được chuyển sang đàn ống 2 năm sau đó.

ASLSP bắt đầu được trình tấu vào tháng 9/2001 tại nhà thờ St. Burchardi (Halberstadt, Đức). Đúng với tên gọi, đến tháng 1/2006, hợp âm đầu tiên mới kết thúc. Dự kiến, bản trình tấu này sẽ kéo dài 639 năm và sẽ kết thúc vào năm 2640. Có lẽ, không ai trên thế giới có thể lắng nghe toàn bộ tuyệt tác này.

 

6) The Four Seasons (Bốn mùa)

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Vivaldi.jpg

Bản concerto Bốn mùa là một tác phẩm gồm 4 concerto cho vĩ cầm của Antonio Vivaldi. Ông sáng tác nó vào năm 1724 và The Four Seasons đã đưa Vivaldi lên đỉnh cao của âm nhạc.

Kết cấu tác phẩm chuyển biến linh hoạt như sự thay đổi của 4 mùa, nó như thu lại toàn bộ âm thanh của cuộc sống, từ tiếng suối róc rách, tiếng chim líu lo, tiếng muỗi vo ve hay tiếng chó sủa vang cả không gian,… Mỗi concerto xuất phát từ một sonnet (bài thơ 14 câu vần với nhau) do chính Antonio Vivaldi sáng tác.

 

5) 5th Symphony (Bản giao hưởng số 5)

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@http://www.cmuse.org/beethovens-fifth-symphony-and-morse-code/

Nhắc tới nhạc cổ điển là phải nói về Ludwig van Beethoven các bạn nhỉ? Bản giao hưởng số 5 được coi là tác phẩm mang tính biểu tượng của Beethoven, một tác phẩm trung tâm trong sự nghiệp của thiên tài này.

Đôi khi, người ta còn gọi nó là “bản giao hưởng định mệnh” hay “bản giao hưởng chiến thắng” vì những ô nhịp mở đầu có cùng nhịp với mã Morse của chữ V. Trong Đệ nhị thế chiến, đoạn dạo đầu đã được dùng để gửi những tin nhắn bí mật. Quân Đồng minh cũng sử dụng tác phẩm như một biểu tượng cho sự chiến thắng.

 

4) Chị gái của Felix Mendelssohn

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://en.wikipedia.org/wiki/Fanny_Mendelssohn

Nhiều người nhận xét tài năng của Felix Mendelssohn còn vượt cả Mozart. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong gia đình của người được mệnh danh là thần đồng này còn có một thành viên sở hữu tài năng vượt trội hơn ông, đó chính là chị gái Fanny Mendelssohn. Felix cũng từng thừa nhận, khả năng về piano của mình kém xa chị Fanny.

Không may mắn như Felix, gia đình phản đối Fanny làm nghệ sĩ vì cô là phụ nữ. Rào cản xã hội thời kỳ trước đã vùi dập một tài năng hiếm có. Phong cách sáng tác của Felix cũng bị ảnh hưởng nhiều từ Fanny, ông còn cho biết chị gái chính là tri kỷ của mình.

 

3) Các tác phẩm năm 1960

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Steinway_%26_Sons_Grand_Piano.jpg

Compositions 1960 là tập hợp những tác phẩm do La Monte Young viết năm 1960. Nó không đơn giản là một bản nhạc, nó nhấn mạnh nghệ thuật trình diễn. Trong Piano Piece for David Tudor #1, người biểu diễn sẽ mang cỏ khô, nước, để “nuôi” piano. Bản nhạc kết thúc là lúc piano “ăn” xong hoặc lúc nó đã no.

 

2) Bản thánh ca Te Deum

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Jean-Baptiste_Lully_Bonnart.jpg

Năm 1687, Jean Baptiste Lully đã được đặt hàng viết một bản thánh ca mừng vua Louis XIV khỏi bệnh. Quá say sưa viết nhạc nên Lully đã vô tình cầm gậy chỉ huy dàn nhạc đập vào ngón chân đến bị thương mà không hay biết. Vết thương nhiễm trùng, dẫn đến hoại tử. Lully “cứng đầu” không cho phép bác sĩ cắt đi nên vết thương đó đã cướp đi sinh mạng ông.

 

1) Leck Mich Im Arsch

Classic, nhạc cổ điển, âm nhạc, Beethoven, bản giao hưởng

@https://commons.wikimedia.org/wiki/File:W_a_mozart.jpg

Wolfgang Amadeus Mozart là một thiên tài của dòng nhạc cổ điển. Ông đã đem đến cho nhân loại những bản opera và giao hưởng tuyệt đẹp. Thế nhưng, người ta nói “có tài thì có tật”. Mozart có một sở thích kỳ dị và không mấy sạch sẽ cho lắm. Ông hay đùa giỡn về các chủ đề như phân, đi vệ sinh, liếm mông,… Thậm chí ông còn đưa những đề tài này vào các sáng tác của mình, Leck Mich Im Arsch (tạm hiểu: liếm vào mông tôi) là một ví dụ.

 

Các bạn vừa xem một vài sự thật lạ lùng về thể loại âm nhạc “bác học”. Cái nào khiến bạn bất ngờ nhất? Hãy “còm men” để cùng “bình loạn” nhé! Còn giờ thì xem anh chàng trong clip “nuôi” cây đàn của ảnh đi nào!

Hy vọng là các bạn đã có những giây phút thư giãn thoải mái với bài viết của LaLung.vn. Nếu thấy nó thú vị thì hãy chia sẻ nhé. Cuối cùng, đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để cập nhật những thông tin hay ho một cách nhanh nhất.

TIN MỚI NHẤT