Những bức hình động vật hoang dã đẹp nhất năm 2016: vòng chung kết

Ngày 26/09/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Thay mặt cho tất cả những ai yêu thích thiên nhiên, cuộc thi hằng năm "Wildlife Photographer of the Year" (WPY) lần thứ 52 đã loại bỏ dần vô số những tác phẩm từ vòng loại.

Tất cả chúng đều tuyệt vời và được thực hiện bởi những nhà nhiếp ảnh tài ba, nhưng đáng tiếc thay, ban tổ chức chỉ có thể lấy ra 11 tác phẩm xuất sắc nhất để dự vòng chung kết năm 2016 này.

Cuộc thi đã bắt đầu vào năm 1965, trải qua hơn 50 năm, nó đã thu hút hơn 50.000 người, từ những chuyên gia cho đến những người nghiệp dư của hơn 95 quốc gia trên thế giới. Các tấm ảnh dự thi cần đủ ba tiêu chí: độc đáo, sáng tạo và kỹ thuật. Triển lãm WPY52 được trưng bày từ ngày 21 Tháng 10 tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, London (Anh quốc). Sau đây là những bức hình động vật hoang dã đẹp nhất 2016 lọt vào vòng chung kết. Mời bạn thưởng lãm nào!

 

1) Ranh giới giữa lòng đại dương và mặt nước

Ranh giới giữa lòng đại dương và mặt nước, ảnh đoạt giải, ảnh đẹp

Thiên nhiên và con người luôn có một mối quan hệ trao đổi lẫn nhau. Khi mà con người học tập theo các loài động vật thì một số loài thông minh cũng biết bắt chước điều đó.

Các con tàu đánh cá đôi khi theo dõi những con cá voi sát thủ để tìm ra được vị trí của một đàn các trích lớn đi đang di cư đâu đó trên biển. Và loài sinh vật này không lâu sau cũng biết được là có người theo dõi lại mình. Nó đã lợi dụng khi con người đang kéo mẻ mồi thơm mà đi theo rỉa. Chính vì lý do đó mà đôi khi chính những chiếc tàu đánh mới là kẻ bị chúng bám đuôi.

Mặc dù vậy đây có thể coi như môt sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, nhưng người đắc lợi lớn nhất không ai khác chính là tác giả bức ảnh độc đáo này. Anh Audun Rikardsen đã canh đúng thời điểm chú cá voi bự con đang “hưởng xái” mẻ cá đang được tàu vớt lên mà ghi lại khoảnh khắc giao nhau giữa lòng biển và trên mặt nước.

Và điểm cộng thêm cho bức ảnh có chiều sâu chính là sự góp mặt đàn hải âu đang tung cánh bay ngợp trời. Cảnh tượng đã diễn ra ở vùng biển Nauy, Bắc cực.

 

2) Tràn ngập những ngôi sao biết bay

 Ảnh đoạt giải, ảnh đẹp, ảnh côn trùng

Nhà nhiếp ảnh gia Imre Potyó đã bị quyến rũ bởi một loài côn trùng phù du, thứ mà bay một cách tràn ngập trên bờ sông Raba của Hungary. Với những đôi cánh mỏng lấp lánh ánh bạc, chúng trông như những vị tiên nhỏ đang vui đùa dưới bầu trời đầy sao.

Vào cuối tháng bảy hoặc đầu tháng tám, từ các nhánh sông Danube một số con ấu trùng thoát xác thành côn trùng có cánh trắng và mỏng bay lên. Ngay khi Mặt Trời lặn chúng liền xuất hiện một cách ồ ạt như ong vỡ tổ. Lúc đầu, chỉ đơn thuần bay gần mặt nước, nhưng chúng sẽ vút lên cao sau khi đã giao phối với nhau.

Mặc dù những con vật phù du này chỉ có thể sống được trong một đêm và sẽ sớm biến mất. Nhưng Imre với sự kiên trì chờ đợi của mình đã thực hiện được cho bản thân cũng như cho thế giới một bức ảnh tuyệt đẹp.

 

3) Người hàng xóm ồn ào

 Ảnh đoạt giải, ảnh đẹp, ảnh cáo, con cáo

Biston là một thành phố lớn nằm ở phía tây của London nước Anh. Với dân số khoảng 410.000 người, đây là thành phố lớn thứ sáu của Anh. Thành phố này nổi tiếng với chiếc cầu treo Clifton xinh đẹp do kiến trúc sư nổi tiếng Isambard Kingdom Brunel thiết kế.

Ngoài ra nhà nhiếp ảnh gia Sam Hobson cũng đã rất khôn khéo và tài tình khi đã tìm hiểu về một trong những con đường ở khu ngoại ô thành phố. Nơi nổi tiếng với sự hiện diện của loài cáo thân thiện với con người như kiểu thú cưng.

Thế là vào một buổi tối mùa hè, sau khi lắp đặt chiếc máy ảnh của mình tại một vị trí đẹp. Ông đã chộp được hình ảnh của một chú cáo đỏ. Bức ảnh của ông làm dấy lên sự tò mò về các loài động vật, những con mà luôn xuất hiện bên cạnh chúng ta mà có thể ta chưa để mắt tới.

 

4) Những con cá biết tàng hình, được chụp bởi Iago Leonardo

 Ảnh đoạt giải, ảnh đẹp, đàn cá, cá tàn hình, cá đại dương

Khi bạn đang ở trong lòng đại dương, nếu như không may mắn tìm được một hốc đá hay cái hang ngầm nào thì quả thực chẳng có nơi nào có thể giúp bạn lẩn trốn kẻ địch cả. Nhưng mà các nhà khoa học đã tình cờ tìm ra một loài cá có tên “Lookdown” một loài sinh vật đặt biệt có thể tàng hình.

Một loài cá với hình dáng miệng thấp, mắt cao kỳ cục này thực ra là một bậc thầy về ngụy trang. Nó biết cách sử dụng các tiểu cầu đặc biệt trong cơ thể mình khiến cho lớp da của nó có khả năng phản chiếu ánh sáng phân cực (là khả năng cho phép ánh sáng di chuyển trong một mặt phẳng). Điều này làm cho chính nó gần như vô hình đối với những kẻ săn mồi hoặc con mồi mà nó đang săn.

Các tiểu cầu này tán xạ ánh sáng phân cực phụ thuộc vào góc độ của Mặt Trời giúp nó biến cơ thể màu xám đuôi đen trở nên trong suốt, hòa lẫn vào trong nước biển.  Bức ảnh này đã canh thời điểm khi một đàn cả đang chuyển mình và phân nửa trong số chúng vẫn chưa hoàn tất quá trình tàng hình của mình. Bạn có để ý những chú cá trong suốt bên trên không?

 

5) Chơi đùa với con tê tê

 Ảnh đoạt giải, ảnh đẹp, sư tử và con tê tê, con tê tê

Đã vài giờ trôi qua trước khi đoàn xe thám hiểm của Lance van de Vyver theo dõi những con thú hoang. Giờ đây họ đang dừng chân nghỉ ngơi tại một hồ nước nhỏ. Tuy vậy có một điều khiến họ quên đi cơn khát mà tập trung sự chú ý vào đó hơn.

Đó là ở cách đấy không xa có hình bóng một chú sư tử, một trong những sinh vật thuộc khu bảo tồn South Africa’s Tswalu Kalahari đang chơi đùa với một trái banh được chú khám phá ra. Điều lạ lùng là trái banh này được hình thành từ một con tê tê đang trong trạng thái cuộn tròn.

Với một cuộc sống chuyên về ban đêm, con vật mà người ta còn gọi với cái tên “con thú ăn kiến” này có một lớp vẩy đặt biệt bao bọc xung quanh cơ thể nó. Chính lớp giáp này giúp nó bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của các loài thú dữ cũng như sự phản công từ những đàn kiến, vốn là món ăn khoái khẩu của nó. Bức ảnh chỉ thể hiện dạng trắng đen, có lẽ ý đồ của tác giả chỉ muốn người xem tập trung vào nội dung bức hình, màu sắc sẽ gây mất tập trung chăng?

 

6) Tinh thể hoàn mỹ

 Ảnh đoạt giải, ảnh đẹp, con dơi

Vào mỗi đêm, ngay sau khi Mặt Trời lặn được một lúc. Có hơn 30 con dơi muỗi với tên khoa học là Pipistrellus thức tỉnh từ giấc ngủ dài ngày. Mái ấm của tụi nó là trần của một ngôi nhà bỏ hoang ở Salamanca, Tây Ban Nha. Sau khi tỉnh giấc tụi nó liền cảm thấy đói và thế là cuộc đi ăn đêm bắt đầu.

Mỗi cá thể dơi đều rất là háu ăn, chúng nó có thể đánh chén đến hơn 3000 loài côn trùng trong một đêm. Tất cả những bữa ăn đó được chúng dọn lên và “thịt” ngay trên chính đôi cánh của mình.

Cũng như họ hàng nhà mình, dơi muỗi cũng săn mồi bằng cách phát ra sóng âm và thu âm phản xạ lại vào tai. Ngoài ra chúng còn kết hợp với cặp mắt tinh nhạy phán đoán được độ rộng hẹp, cao thấp, nhận biết mức độ ánh sáng. Đó hai là “thiết bị” hữu hiệu giúp chúng tìm đường cũng như định vị con mồi, là sát thủ đáng gờm trong đêm.

Với hình ảnh một chú Pipistrellus lao ra từ cửa sổ ngôi nhà và với góc chụp cận cảnh trông khá nguy hiểm. Nhà nhiếp ảnh Mario Cea đã mang lại cho bản thân và cho mọi người một bức hình động vật hoang dã hoành tráng.

 

7) Hất tung con mối, thực hiện bởi Willem Kruger tại Nam Phi

 Ảnh đoạt giải, ảnh đẹp, chim bắt mồi, chim Hồng Hoàng

Những con mối béo bở có thể là một điều gì đó khủng khiếp đối với con người, khi nó luôn là tác nhân làm hư hao những món đồ gỗ yêu quý của bạn. Tuy vậy nó lại là món ăn khoái khẩu của một số loài động vật.

Sau khi lục tung tổ mối và bằng cách sử dụng cái mỏ khổng lồ của mình như một cái kẹp và chọn những con béo mập nhất. Những con chim Hồng Hoàng sẽ hất chúng trong không khí và ngửng cổ hứng con mồi chạy thẳng xuống cuống họng, nuốt chửng.

Kiếm ăn một cách lặng lẽ bên cạnh công viên Kgalagadi Transfrontier tại Nam Phi, loài chim với cái tên lộng lẫy Hồng Hoàng Vàng vùng phía Nam đang từ từ thưởng thức một bữa ăn vặt của mình. Trong khi cách đó không xa đoàn nhiếp ảnh của Willem Kruger đã nắm bắt được cơ hội có một không hai này để thực hiện cho chính chủ một bức ảnh hoang dã đẹp.

 

8) Núi lửa phun trào như lò luyện sắt

 Ảnh đoạt giải, ảnh đẹp, núi lửa phun trào

Núi lửa hoạt động là một trong những thiên tai từ thiên nhiên gây tổn thất to lớn nhất cho con người. Nhưng bên trong nó cũng ẩn chứa những vẻ đẹp khó cưỡng.

Khi mà dòng chảy nham thạch nóng đỏ cuồn cuộn tuôn trào từ Kilauea, một trong những hòn đảo lớn của quần đảo Hawaii nó tạo ra một tầm nhìn ngoạn mục. Hiện tượng hùng vĩ trong đợt phun trào theo chu kỳ của nó đã được thợ chụp ảnh chuyên nghiệp Alexandre Hec trong một chuyến tham quan Pháp đã chụp lại được.

Kilauea (trong tiếng địa phương có nghĩa là "phun trào" hay "lan rộng ra một cách nhanh chóng”) là một trong những núi lửa có tầm hoạt động mạnh nhất của thế giới. Trong những vụ phun trào liên tục kể từ năm 1983. Những dòng dung nham nóng đỏ tại với sức nóng hơn 1000˚C (1832˚F) tràn ra biển sau đó trở thành những luồng hơi nóng khổng lồ rít lên, ngưng tụ và trở thành muối và sương axit hay mưa.

 

9) Buổi tán tỉnh tập thể

 Ảnh đoạt giải, ảnh đẹp, con mực, đại dượng, mực đại dương

Cứ vào mỗi mùa đông, tại vùng nước nông của thượng nguồn vịnh Spencer phía Nam nước Úc. Hàng ngàn con mực khổng lồ tụ tập lại tại vị trí này cho sự kiện trọng đại nhất trong đời của nó, đẻ trứng. Nói quan trọng cả đời vì mỗi cá thể mực chỉ có thể tới và sinh sản duy nhất một lần trong đời mà thôi.

Con đực cạnh tranh cho vùng lãnh thổ có các rãnh giữa các lớp đất đá sao cho thuận tiện nhất đối với việc đẻ trứng rồi sau đó thu hút những con cái với cái nhìn mê hoặc thay đổi màu sắc da. Sự cạnh tranh giữa các con mực lớn nhất thế giới (với chiều dài lên đến một mét (3.3ft)) phải nói là rất khốc liệt. Tại đây rất mất cân bằng giới tính: 12 con đực thì mới có 1 con cái. Scott Portelli đã chớp thời cơ chụp ngay một pô ảnh tán tỉnh rất hoang dã.

 

10) Khu di tích Vàng

 Ảnh đoạt giải, ảnh đẹp, vooc vàng

Kể từ khi loài người xuất hiện và càng trở nên văn minh hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc một số loài động vật dần dần mất đi dưới bàn tay con người. Những con voọc vàng Gee quý hiếm sống tại mảnh rừng phía đông bắc của Ấn Độ cũng nằm trong số đó.

Với số lượng còn sót lại chỉ hơn 2.500 cá thể trên thế giới. Đây là một trong những loài nằm trong danh mục sách đỏ cần được bảo tồn. Với việc chỉ sinh sống trên những ngọn cây cao, những chú voọc làm khó khăn trong việc tìm kiếm và nghiên cứu chúng.

Mặc dù vậy, trên hòn đảo nhân tạo nhỏ tại Umananda kế bên dòng sông Brahmaputra Assam, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc bắt gặp loài động vật quý hiếm này.

Có một trang web giới thiệu về một ngôi đền dành riêng cho các thần Hindu, Shiva, và voọc vàng cũng là một trong những phần tạo nên sự nổi tiếng cho hòn đảo. Trong khoảnh khắc bước ra khỏi thuyền, Dhyey Shah đã phát hiện một con voọc bộ lông trắng vàng nằm trên một ngọn cây rất nên thơ. Và ông đã không bõ lỡ giây phút quý giá đó.

 

11) Kẻ tuốt vỏ hoa kế

 Ảnh đoạt giải, ảnh đẹp, con chim, hông tước

Trong một chuyến bộ hành đường dài tại vùng Rila thuộc núi Bulgaria, Isaac Aylward đã vô tình phát hiện ra và quyết định dõi theo bóng dáng của một chú chim hồng tước nhỏ. Cuối cùng sự kiên trì của ông đã được đền đáp khi mà chú chim nhỏ đậu xuống một cành cây.

Đó là một bông hoa Kế (với tên tiếng anh là thistle). Với một khung cảnh gồm dãy núi cao cùng với những đồng cỏ, cùng với một rừng cây xa cúc tím mềm mại đằng sau. Tất cả những điều đó làm nổi bật màu đỏ từ bộ lông của chim hồng tước.

Từ nhành hoa con, nó kéo hạt giống của cây ra từng chút một, sau đó khéo léo loại bỏ lớp lông trên cánh hoa.

 

Dưới đây là những ảnh đẹp rất tự nhiên khác về động vật hoang dã, mời bạn bấm “play” để xem ngay nhé!

Những bức hình trên được chọn vào vòng chung kết vô cùng xứng đáng và bạn nghĩ tấm ảnh nào đoạt giải nhất?

Chia sẻ bài viết này và những bài hay khác trên LaLung.vn để làm phong phú thêm những kiến thức mà chúng ta cần góp nhặt hằng ngày nhé các độc giả của chúng tôi ơi!

Bài viết liên quan:

TIN MỚI NHẤT