Những cây cổ thụ lớn nhất thế giới

Ngày 28/06/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho ta rất nhiều loài cây, mỗi cây mỗi hình dạng khác nhau và chúng đều lặng lẽ âm thầm cống hiến những tinh túy cho cuộc sống này hàng chục thế kỷ. Và chúng ta sẽ phải lặng người khi đứng trước vẻ hào nhoáng của những cây cổ thụ to bậc nhất thế giới, âm thầm che chắn cho con người bấy lâu nay.

Đôi khi cuộc sống là những chuỗi ngày bận rộn và mệt nhọc, mọi người cứ phải chạy chạy đua với công cuộc mưu sinh mà đích đến chưa ai có thể chạm được. Cuộc đua ấy làm ta quên đi sự có mặt của thiên nhiên trên cõi đời này, quên đi sự có mặt thầm lặng của chúng, và quên cả việc tận hưởng thiên nhiên sẽ làm bạn cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều thứ.

Bạn mệt vì có quá nhiều hồ sơ phải giải quyết bạn cảm thấy ngột ngạt với thành phố hiện đại đông người, hãy bỏ tất cả mà trở về với thiên nhiên, trở về với những cây cổ thụ to lớn luôn chờ bạn, chúng đang dang những cánh tay rộng lớn ôm lấy bạn và khẻ thì thầm: “Không sao cả rồi các con à.”.

Để khi ấy bạn sẽ nhận ra được lâu nay bạn mãi chạy đua với cuộc sống mà quên đi những giây phút thư giãn dưới bóng râm của cây cổ thụ, hoặc chỉ đơn giản là chiêm ngưỡng vẻ to lớn hào nhoáng của những cây cổ thụ cũng đủ làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc đến ngạc nhiên. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu và chiêm ngưỡng về những cây cổ thụ lớn nhất thế giới luôn được khách du lịch ghé thăm nhé!

 

1) Cây sồi tiên

Cây cổ thụ, thiên nhiên, cây bách Montezuma, cây sồi tiên

Cây cối là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta đặc biệt có những cây lâu năm tuổi thọ lên đến hàng chục thế kỷ, thậm chí kết nối từ thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác.

“Anh bạn già” sồi tiên 1.500 tuổi này nằm trong công viên Angel Oak  ở Charleston, Nam Carolina (Mỹ) được biết đến như một vị thần và là tài sản vô giá của đất nước cờ hoa này.

Nó có chiều cao 20 m, đường kính 8,5 m và độ che phủ lên tới 1.600 m2. Nhánh cây dài nhất cũng có chiều dài lên đến 56 m. Với lãnh thổ toàn phía bờ Đông của dòng sông Mississippi thì cây sồi tiên được xem là sinh vật lâu đời nhất và có tuổi thọ đáng ngạc nhiên nhất.

Theo lời kể của người dân sống ở vùng đất này thì nó đã xuất hiện cách đây khoảng 1.400 - 1.500 năm. Nam Carolina trở nên thu hút khách du lịch đến chiêm ngưỡng và chụp hình cây sồi tiên này.

 

2) Cây Cù Tùng khổng lồ

Cây cổ thụ, thiên nhiên, cây bách Montezuma, cây tùng

Nếu được mệnh danh là cây cao bóng cả thì phải là những thân cây gỗ được trồng hoặc mọc tự nhiên có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc thân cây phải to vật vã và đường kính 50 cm trở lên, chiều cao phải trên 2 m. Bạn sẽ phải mắt tròn mắt dẹt khi nghe đến độ tuổi và tận mắt chứng kiến độ tuyệt đẹp của những cây cổ thụ lớn nhất thế giới.

Chỉ cần nhìn trong bức ảnh kia ta có thể thấy sự to cao đến kì diệu của cây Cù Tùng khổng lồ này. Loài cây này nằm ở vườn quốc gia Sequoia California (Mỹ) có tên là  President hay còn gọi là “Cây tổng thống”.

Thật quả là một cái tên rất đặt biệt đúng không nào! Và thật không ngoa chút nào khi được gọi bằng mỹ danh hoành tá tràng như thế các bạn ạ! Bất ngờ làm sao khi cái cây khổng lồ này đã sống tận 3.200 tuổi, là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử qua nhiều thế kỷ. Nó cao khoảng 75 m tương đương một tòa nhà cao 20 tầng, gần hơn 2 tỷ lá vì thế chúng được sếp thứ 2 trên thế giới khi sở hữu độ cao chọc trời và cũng là một trong những kì quan nổi tiếng của Mỹ.

 

3) Cây máu rồng

Cây cổ thụ, thiên nhiên, cây bách Montezuma, cây máu rồng

Cây máu rồng có hình dáng rất đặc biệt giống như một chiếc ô to quá khổ, bao phủ bóng râm lấy một vùng. Chúng được xếp vào loại cây khổng lồ quý hiếm mang đến một nét đặt trưng, độc đáo quyến rũ cho nơi mà chúng sinh ra chính là hòn đảo Socotra, thuộc cộng hòa Yemen (Tây Nam Á), nằm ở Ấn Độ Dương.

Sở dĩ cây máu rồng có tên gọi độc nhất vô nhị như vậy là vì nhựa cây có màu đỏ tươi được người dân địa phương so sánh như máu rồng và những nhánh cây của chúng như mạnh mẽ giống như hình dáng của rồng.

Hiên nay nhựa cây màu đỏ có một không hai này được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh, dùng làm thuốc nhuộm và cả để sơn hay làm vecni. Bởi vì những lợi ích đáng quý đó mà chỉ các cư dân địa phương trên đảo Socotra mới có thể hiểu hết được công dụng thần kỳ của chúng.

Ở một số bộ tộc khác trên thế giới, họ tin rằng cây máu rồng là một biểu hiện của sự linh thiêng của thần linh vì thế họ đã sử dụng loại cây khổng lồ này trong việc cúng tế, trừ ma.

 

4) Cây sinh mệnh

Cây cổ thụ, thiên nhiên, cây bách Montezuma, cây sinh mệnh

Loài cây sống ở Bahrain có độ tuổi gần 400 năm và cao 9,75m. Với khả năng sinh tồn ở các sa mạc hoang vắng và thiếu nước trầm trọng nhưng loài cây này vẫn tồn tại qua nhiều thế kỷ trên những vùng đất khắc nghiệt nhất của Trái Đất.

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng loài cây cổ thụ sống lâu năm như thế này không hề phát triển hệ thống rễ cây cực sâu nhằm tìm tới nguồn nước ngầm sâu trong lòng đất để sinh tồn. Vì thế với cây sinh mệnh thì vẫn chưa có lời giải thích cụ thể nào về khả năng sinh trưởng không cần tới nước của nó.

Đó cũng chính là lí do mà người ta đặt cho nó cái tên sinh mệnh vì với điều kiện khắc nghiệt đến như thế nào thì chúng vẫn vươn lên mà sống với một sức sống tiềm tàng vô đối. Thật đáng ngưỡng mộ đúng không nào!

Mỗi năm có đến 50.000 người đến Bahrain để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài cây khổng lồ được mệnh danh là cây cổ thụ lớn nhất thế giới này. Địa điểm này còn được người dân địa phương tin rằng đây chính là thiên đàng trong truyền thuyết. Cây sinh mệnh được nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO.

 

5) Cây bạch đàn bảy sắc

 Cây cổ thụ, thiên nhiên, cây bách Montezuma, cây bạch đàn bảy sắc

Chúng ta có thể thấy từng cành cây, từng ngọn lá, và vòng gỗ của những loại cây lâu năm đều gắn liền với những chứng tích lịch sử của loài người qua từng thế kỷ. Bởi thế người xưa vẫn thường tin rằng những cây cổ thụ là những vị thần linh thiêng để họ tôn thờ. Có những cây khổng lồ mang những màu sắc đơn giản nhưng đẹp đến lạ thường. Và hình ảnh mà các bạn đang xem chính là minh chứng sống cho những tuyệt tác màu sắc của thiên nhiên.

Nếu nhắc đến những cây cổ thụ lớn nhất thế giới thì không thể thiếu bạch đàn cầu vồng (Eucalyptus deglupta) có thể đạt đến chiều cao 75 m. Bạch đàn cầu vồng còn được biết đến với tên gọi Gum Mindanao, thường mọc ở những nơi có khí hậu nhiệt đới kéo dài từ quần đảo Indonesia tới Philippines. Chúng cũng là một trong những kì quan của Mỹ khi sinh trưởng ở đảo Kauai (Hawaii, Mỹ).

Nét đặc trưng của loài thực vật đẹp đứng đầu về màu sắc này là chúng có những sọc vàng xanh lá cây, đỏ, tím trải dài từ thân đến những nhánh cây giống như màu của cầu vồng. Vì thế chúng được gọi là bạch đàn cầu vồng hay bạch đàn bảy sắc.

Một nhà nghiên cứu thực vật học chuyên nghiên cứu về bạch đàn bảy sắc - ông LariAnn Garner cho biết màu sắc của cây là hoàn toàn do chúng tự tạo ra cho mình. Trong quá trình cây trưởng thành, vỏ cây rất trơn và chúng lần lượt tróc ra tạo thành những lớp vỏ cứng cáp hơn. Quá trình này xảy ra vào những thời điểm khác nhau không theo một quy tắc nào.

Quá trình trưởng thành của chúng các lớp vỏ mới từ từ phát triển sau đó chúng tróc vỏ chuyển từ màu xanh tươi tới màu xanh thẫm, sau đó từ xanh tím tới hồng cam. Thật kì diệu vì quá trình trưởng thành luôn tiếp diễn liên tục trên toàn bộ thân cây nên màu sắc của cây cũng liên tục thay đổi, không bao giờ nhàm chán khiến nó trông như một tác phẩm nghệ thuật thực vật sống động nhất hành tinh xanh.

 

6) Cây tuyết tùng đỏ Quinault Lake Redcedar

Cây tuyết tùng đỏ Quinault Lake Redcedar

OMG! Có đang nhìn nhầm không đấy? Chỉ mới phần rễ và một phần của gốc thôi mà đã bự chà bá như vậy rồi đó hả? Bao nhiêu con người mới có thể ôm hết vòng thân của cái cây to vật vã Tuyết tùng đỏ này đây?

Nhìn trong hình chúng ta có thể thấy được thân rễ của loài cây nằm gần bờ biển phía Tây Bắc hồ Quinault của Washington (Hoa Kỳ) có kích thước hơn bình thường đến như thế nào. Người ta ước tính đường kính của cây tuyết tùng đỏ Quinault Lake Redcedar lên đến 6,04 m, Quinault Lake Redcedar to bự vô đối với khối lượng gỗ là 500 m³ cùng chiều cao 55 m, tuổi thọ thì lên đến hàng thế kỷ.

 

7)   Cây bách Montezuma

 Cây bách Montezuma

Ta có thể thấy từng nhánh cây đơn lẻ, độc lập dường như được dính vào nhau nhưng thật ra các nhà khoa học đã chứng minh qua xét nghiệm ADN thì nó là một cá thể di truyền duy nhất.

Với chiều cao 35 m, chu vi gốc cây 35 m và đường kính thân là 36 m nằm ở Oxaca (Mexico), cây bách Montezuma đã trở thành điểm thu hút cho các nhà thực vật học khám phá sự kì diệu từ những nhánh cây của nó.

 

8) Cây baobab ấm trà

Cây baobab ấm trà

Quả thật là một loài cây khổng lồ, có hình dáng ngộ nghĩnh trông như một tách trà tròn. Cả 8 chi của baobab, có tên khoa học là Adansonia đều là những thực vật tuyệt đẹp.

Baobab châu Phi có nguồn gốc ở lục địa Phi nhưng cũng có thể được tìm thấy ở châu Á và bán đảo Arab. Loài cây này có phần thân phình ra như vỏ chai hoặc ấm trà có thể dự trữ tới 120.000 lít nước đủ sức để chống chọi trong những điều kiện khắc nghiệt nhất và khả năng sinh tồn thì số một luôn.

Cây baobab ấm trà trong hình trên đã có sống sót đến 1.200 năm tuổi. Nhiều loại cây baobad đều có hình dạng ấm trà, đúng là mẹ thiên nhiên đã tạo ra vô số những thứ thật kì diệu trên Trái Đất.

 

9) Cây tơ sồi

Cây tơ sồi

Nguồn gốc của cây tơ sồi vĩ đại này là có mặt ở những cánh rừng cận nhiệt đới Nam Mỹ và ngày nay chúng sinh trưởng ở khắp miền Nam bang Florida (Mỹ). Một cây trưởng thành có thể đạt chiều cao 24,6 m.

Chúng tự bảo vệ cho mình bằng cách mọc ra những chiếc gai nhọn tua tủa đáng sợ chi chít trên thân và cành. Chính sự thô ráp và sắt nhọn là nét đặc trưng của loài cây này.

Những cái gai tua tủa kia có nhiệm vụ giữ nước cho cây để bảo vệ chúng khỏi thời tiết khác nghiệt. Tuy nhiên, những bông hoa của chúng mang một nét riêng rất đẹp thường có màu đỏ hồng hoặc màu tía.

Hoa của cây tơ sồi được dùng để nhét vào gối đệm vì chúng mềm mại và phồng ra như bông gòn. Cây cổ thụ lớn nhất thế giới mang tên tơ sồi cũng cống hiến một phần thân gỗ rắn chắc của mình dùng để làm giấy hoặc làm nguyên liệu trong công nghiệp đóng gói.

 

10) Cây thông Tane Mahuta

Cây thông Tane Mahuta

Các bộ tộc thiểu số sinh sống trong rừng nhận định cây thông Tane Mahuta là cây lớn thứ tư trên thế giới về khối lượng, chúng sinh trưởng ở rừng Waipoua của Northland Region (New Zealand).

Tane Mahuta có tuổi thọ rất đáng ngạc nhiên ước tính khoảng 1.250 đến 2.500 năm tuổi, với trọng lượng khoảng 516 m³.  Tên “Tane Mahuta" được người dân địa phương ở đây đặt với toàn bộ sự tôn thờ như một vị chúa tể rừng xanh vĩ đại, được lấy tên của một vị thần trong đền thờ Tane Mahuta.

Những cây cổ thụ là các dấu tích độc đáo đã vượt qua thời gian và không gian, mang những truyền thuyết lịch sử Trái Đất đến với con người. Vì thế có nhiều tin đồn linh thiêng về những vị thần, về những hồn ma xung quanh những cây cổ thụ lớn nhất thế giới và sống lâu năm ấy.

Nhưng chúng vẫn là những điều kì diệu mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người nên chúng ta cần phải ra sức chăm sóc bảo tồn chúng. Hiện nay số lượng cây cổ thụ lâu năm đang bị giảm sút trầm trọng, đa số đều bị chặt phá để lấy gỗ, hoặc do thiên nhiên tàn phá.

Chúng ta cần phải bảo tồn những di sản quý hiếm này và lên án nghiêm trọng những hành vi phá hủy thiên nhiên để ta có thể luôn được chiêm ngưỡng những cây cổ thụ tuyệt đẹp này.

 

Nếu mà kể hết tên của những cây cổ thụ lớn nhất thế giới thì liệt kê 3 ngày 3 đêm cũng không hết đâu các bạn ạ, vì thiên nhiên vĩ đại và to lớn biết bao nhiêu. Bấm vào video dưới đây để chiêm ngưỡng thêm dung nhan vài loài cây khổng lồ mà có thể bạn chưa thấy lần nào nữa nhé!

Chia sẻ bài viết với mọi người để mỗi ngày chúng ta lại càng thấy yêu thiên nhiên hơn nào!

Bài viết liên quan: