Những người du mục cuối cùng trên biển còn sót lại trên Trái Đất

Ngày 29/10/2015 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Giữa cuộc sống ngày càng hiện đại vẫn còn đâu đó những con người, những cư dân sống mà không hề biết đến điều đó.

Đến đây có lẽ bạn sẽ nghĩ đến các bộ lạc ở Châu Phi, sống ở các khu rừng rậm hay sa mạc nóng bức. Nhưng không, sau đây xin giới thiệu đến các bạn bộ tộc du mục truyền thống cuối cùng trên biển của Trái Đất, đó là bộ tộc Bajau hay còn gọi với cái tên khác là bộ tộc người cá. Theo dõi để biết lý do vì sao họ lại có cái tên đó nhé!

 

nhiều trẻ em trên thuyền

@Réhahn Croquevielle

Chắc bạn đã nghe nhiều đến các bộ tộc ở Châu Phi, Châu Mỹ. Vậy bạn đã bao giờ nghe đến bộ tộc những người trên biển chưa? Ngư dân lâu năm của vùng biển Sulawesi, thuộc Malaysia. Tuy nhiên không giống như ngư dân khác đâu nhé, dù cuộc đời của họ cũng gắn liền với vùng nước mặn rộng lớn này. 

Từ xa xưa, cuộc đời nhiều thế hệ của họ sinh ra và lớn lên trên mặt biển, sống và chết vì nó. Ngay từ nhỏ, điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức, khi mà sinh ra, được hít thở khí trời lần đầu tiên, trong lồng ngực đã ngập tràn mùi vị của biển mặn mòi. Đến khi chết đi, họ cũng chết trong lòng “mẹ” đại dương.
 

bọn trẻ em cũng cười

@Réhahn Croquevielle

Cuộc sống lênh đênh ngày đêm trên mặt nước, vùng vẫy trong lòng biển là vậy, tuy khó khăn, nguy hiểm khôn lường nhưng họ vẫn vui vẻ, những cô, cậu bé dù thiếu thốn vật chất nhưng nụ cười tươi đẹp nhất vẫn nở trên môi.

Bởi vì đó là đại dương bao la mà, là thiên tai khắc nghiệt không biết bao giờ ập đến. Bởi vì đó là đại dương sâu thẳm, cái chết luôn lặng lẽ rình rập. Nhưng nó lại là cái nôi, là nguồn sống, là tất cả đối với họ.
 

một bé gái

@Réhahn Croquevielle

Dân du mục Bajau dành toàn bộ cuộc sống trên thuyền, trên bè. Vì đã quá thích nghi với cuộc đời như vậy, họ ít khi đặt chân lên đất liền, có chăng cũng chỉ lên để đổi lấy những vật phẩm cần thiết cho “ngôi nhà di động” của họ mà thôi. Cũng vì như thế mà trẻ con không hề biết đến học hành là gì, không hề biết đến tiện nghi cuộc sống, càng không biết đến thế giới văn minh. Đó là một thiệt thòi phải không?

 

tung nước

@Réhahn Croquevielle

Nguồn gốc của bộ tộc Bajau được truyền thuyết kể lại rằng, bắt đầu từ câu chuyện về nàng công chúa tên là Johor, người Malaysia xưa. Trong một lần lũ quét hoành hành, không may nàng bị lũ cuốn đi. 

Vua cha quá đau buồn nên đã ra lệnh cho một nhóm người ra khơi tìm kiếm công chúa cho đến khi nào tìm thấy nàng thì họ mới được trở về. Không may lần nữa, cuộc tìm kiếm thất bại. Từ đó họ lênh đênh mãi giữa đại dương vì không thể quay về cung điện, vì tiếp tục với mong muốn tìm kiếm ra nàng, nên đã hình thành lên bộ tộc du mục trên biển ngày nay.

 

 bắt cá

@Réhahn Croquevielle

Lênh đênh, chìm nổi trên biển lâu dần, dù không học hành, không kiến thức xã hội, dù có thiệt thòi, nhưng họ vẫn làm thế giới ngạc nhiên vì các kinh nghiệm tồn tại trên biển, khám phá vùng nước mặn rộng lớn mà họ sinh sống, đánh bắt cá, hải sâm quý giá vô cùng phong phú và điêu luyện, mà không đâu có thể sở hữu được điều đó hay có thể so sánh với họ. 

 

nhiều nhà nổi

@Réhahn Croquevielle

Việc di chuyển trên biển lâu năm như vậy thêm việc thiếu kiến thức địa lý thông thường, khiến họ không thể biết được biên giới trên biển giữa các nước Malaysia, Indonesia và Philippines. Từ đó, xảy ra sự tranh cãi giữa ba nước Đông Nam Á này. 

Chính phủ Malaysia đã thi hành chính sách thuyết phục, đưa người du mục Bajau vào đất liền sinh sống. Có những người lập những căn nhà sàn giữa các rạn san hô, hình thành nên làng nhà sàn và còn một bộ phận người du mục vẫn tiếp tục với ngôi nhà nổi trên đại dương của họ, vẫn bám lấy chiếc thuyền lepa-lepa.

 

cậu bé dưới nước

@Réhahn Croquevielle

Gọi họ là người cá vì khả năng bơi và lặn cực đỉnh. Họ có thể lặn tới độ sâu 30 m, thậm chí một số người còn cố gắng lặn tới 40 m để tìm kiếm thêm cá, hải sâm quý giá. Áp lực nước kinh khủng như vậy nên rất nhiều người đã phải bỏ mạng nơi biển sâu. 

Ngay từ khi còn nhỏ trẻ em đã phải huấn luyện cơ thể để có thể bơi và lặn được. Đầu tiên là phải chọc thủng màng nhĩ mới có thể thường xuyên chịu được áp lực nước, có thể thoải mái lặn mà không đau đớn gì. Nhưng khi tuổi cao, hầu hết họ lại bị nặng tai do màng nhĩ không còn nữa.
 

gay hại cho san hô

@Réhahn Croquevielle

Có một thực tế đáng buồn là dân du mục Bajau đang tàn phá các rạn san hô. Bằng cách sử dụng thuốc nổ từ kali xyanua tự chế, khiến rạn san hô bị phá hủy trầm trọng, san hô chết gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật sống nhờ vào nó. Tổ chức Bảo tồn quốc tế và WWF đã can thiệp kịp thời, tạo ra những chương trình khuyến khích, hướng dẫn người dân đánh bắt hải sản một cách an toàn và bền vững.

 

một cậu bé trên thuyền

@Réhahn Croquevielle

Họ là bộ tộc dân du mục trên biển duy nhất còn sót lại trên Trái Đất của chúng ta, khả năng lặn lâu nhất và sâu nhất thuộc về họ, những con người được biển cả huấn luyện ngay từ khi sinh ra. 

 

cậu bé tắm biển

@Réhahn Croquevielle

Lênh đênh trên đại dương rộng lớn khiến họ không biết ngày tháng là gì nữa, họ không thể biết chính xác ngày sinh, và bị cuộc sống khắc nghiệt rèn giũa càng khó xác định độ tuổi của họ hơn. Nhưng biển là nhà, là nơi trú ngụ quá đỗi quen thuộc, khi quay trở lại đất liền họ khó có thể thích nghi được.

 

Và sau đây, bạn sẽ được chứng kiến tận mắt khả năng lặn của họ như thế nào nhé!


 

Hãy thích và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng biết về bộ tộc người cá còn ít người biết đến này nhé!

Bài viết liên quan: