Tập quán truyền thống như thể thao nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều

Ngày 08/12/2015 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Ngày nay có kha khá các bộ môn thể thao mạo hiểm mà ai cũng từng nghe qua, chẳng hạn như đua xe đạp địa hình, leo núi…

Các môn đó mang màu sắc hiện đại khá nhiều, gần như ai cũng nghe và biết đến chúng.

Tuy nhiên, với những bộ tộc ít người, không được biết đến nhiều, họ cũng có những bộ môn mạo hiểm riêng. Về lịch sử có thể là lâu đời hơn rất nhiều, đó chính là tập quán truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa của họ.

Có khi nó còn nguy hiểm đến tính mạng hơn nhiều so với các môn thể thao hiện đại.

 

chạy bộ

 @Getty Images/ Aurora Creative

Đầu tiên, bộ môn chạy đường dài là thói quen của người Mexico. Địa hình ở đây hầu hết là đường núi, đá lởm chởm và không hề bằng phẳng. Người ta gọi những người tham gia cuộc thi này là những siêu vận động viên.

Điều kiện thi đấu vô cùng khắc nghiệt, chạy đường rừng ở Mexico, họ sẽ phải đối mặt với các loài động vật nguy hiểm, đặc biệt là rắn chuông, trùm ma túy hoạt động bí ẩn trong rừng.

Điều lớn nhất họ phải vượt qua chính là con đường đua dài 700 km, để chạy hết cần đến 2 ngày. Họ cần phải cực khỏe và bền bỉ thì mới có thể vượt qua thử thách ghê gớm này.

Họ không hề có trang bị hiện đại gì để tham gia cuộc đua, thậm chí có thể họ sẽ chạy bằng chân trần, hay may mắn hơn chút là đôi giày làm từ lốp cao su cũ. Nhưng khi được hỏi rằng vì điều gì họ lại tham gia cuộc đua khó khăn này, họ nói đó là nhờ vào tình yêu với việc chạy đã giúp họ tiếp tục.

 

lặn biển

@LightRocket/ Getty Images

Ai cũng biết đến sự đẹp đẽ của biển, bên cạnh đó nó cũng chứa đựng cả những điều nguy hiểm. Biển trơ trọi chẳng phải nơi sống của loài người.

Nhưng vẫn còn rất nhiều những bộ tộc gắn bó lâu đời với biển và theo đó là hàng tá các tập quán truyền thống. Chẳng hạn như thợ lặn Moken ở Thái Lan.

Ngày ngày họ đều phải lặn biển để săn bắt, duy trì cuộc sống. Khi nhắc đến các thợ lặn Moken, họ được biết đến với khả năng dự báo sóng thần mà không cần các thiết bị thời tiết hiện đại, với nhiều năm kinh nghiệm trên biển đã giúp họ nhận ra điều đó.

Lặn xuống biển sâu thường xuyên nhưng họ không có mấy đồ bảo hộ cả, thậm chí không có kính lặn, chân vịt, ống thở. Tuy nhiên, vật dụng không thể thiếu chính là dụng cụ đi săn. Mối khó khăn lớn nhất với họ chính là chết đuối.

 

lấy mật ong

@Eric Tourneret

Bạn thấy gì rồi? Đây là một thợ săn đang tìm cách lấy mật ong bằng cách truyền thống. Công việc này vô cùng hiểm trở và đáng sợ.

Để lấy được mật ong họ phải leo lên vách đá cao 150 m, với công cụ trong tay vô cùng thô sơ, không có cả đồ bảo hộ. Những người thợ này sống ở Tây Nam Ấn Độ.

Một con ong chích phải đã thấy đau nhức thấu xương rồi, trong khi họ khai thác tổ ong mà không có bất cứ thứ gì che chắn, bị ong đốt là đương nhiên, có khi không chịu đựng được họ sẽ rơi xuống đất từ độ cao 150 m này. Không biết nên nói họ là dũng cảm hay liều lĩnh? Công việc này quá khó khăn!

 

chèo thuyền

@LightRocket/ Getty Images

Hình ảnh chèo thuyền này đã trở nên quen thuộc với mọi người. Người đàn ông này thuộc một bộ tộc sống tại Greenland - một đảo quốc Bắc Cực.

Để ý kỹ thì chiếc thuyền độc mộc này thiết kế khá đặc biệt là phần thân dưới được giấu bên trong chiếc thuyền. Có lẽ lý do lớn nhất là để giữ ấm cơ thể trong điều kiện khí hậu cực kỳ lạnh như vậy.

Điều nguy hiểm đối với họ có thể do sốc nhiệt hoặc đuối nước nếu chẳng may rơi xuống nước lạnh băng kia. Nhưng đi thuyền độc mộc để săn bắt, di chuyển vừa là tập quán truyền thống vừa gần như là điều duy nhất để duy trì cuộc sống trong khu vực này.

 

đua trâu

@Getty Images/ Lonely Planet Images

Nhìn hình ảnh bạn có thể biết được đây là một cuộc đua thông lệ hằng năm. Nó được tổ chức ở Tây Tạng, một đất nước đầy huyền bí và các phong tục tập quán truyền thống đậm chất riêng biệt.

Con trâu này dù hình dạng có hơi khác so với những con khác, nhưng nó cũng rất có ý nghĩa đối với đời sống người dân nơi đây. Chúng cung cấp sức kéo, sữa, da và khi đến lễ hội được đem ra làm thú cưỡi như thế này đó.

Cuộc đua như vậy chắc chắn có khá nhiều người bị thương, ngã xuống khỏi lưng chú trâu này là bị thương chắc luôn. Trông vậy chứ để trèo lên rồi cưỡi chúng đua điên cuồng như vậy khá là sợ hãi đấy.

 

nhảy bungee

@AFP/ Getty Images

Đây được chúng ta gọi là nhảy bungee đó. Nhưng mà để tham gia bộ môn này ở những nơi hiện đại hơn thì đòi hỏi sức khỏe và đồ bảo hộ an toàn từ đầu đến chân. Có thể gọi đây là hình thức truyền thống đầu tiên của bungee không?

Nó trông đơn giản, thô sơ và không an toàn. Sợi dây kia không phải nhân tạo mà là dây leo có độ đàn hồi, tháp gỗ cực kỳ thô sơ kia có độ cao 30 m, và nếu có sự cố xảy ra, cũng đủ để gây chết người. Với bungee của chúng ta sẽ không bao giờ để chạm đất và dây đàn hồi rất cao.

Với họ, khi thả xuống, đầu người chơi sẽ gần chạm đất để gặm được cỏ, đó được xem như một phong tục tập quán truyền thống đặc biệt. Tuy nhiên, sẽ như thế nào nếu đầu chạm đất luôn chứ?

 

trượt tuyết

@James Robertson Photography

Đây không phải là bộ môn truyền thống của bộ tộc nào cả. Người Afghanistan học được môn trượt tuyết này từ những người Châu Âu, sau đó tự cải biên thêm. Nó gian nan chính ở chỗ cải biên đó.

Họ lấy gỗ rồi tự đóng thành ván trượt, cây gậy cũng là một cành cây. Chà! Như vậy sẽ khó mà giữ thăng bằng được để trượt tuyết. Từ đó, rất dễ bị ngã, chấn thương, va chạm vào đâu đó.

Những bộ môn này nhìn chúng không mới với chúng ta, nhưng nó lại được thực hiện trong tình trạng khó khăn, điều kiện thiếu thốn hơn. Thật may mắn là chúng ta sẽ không tham gia những trò như vậy và được tham gia những môn cảm giác mạnh mà an toàn hơn nhiều.

Cùng xem những môn thể thao nguy hiểm khác nữa nhé!

Hãy thích và chia sẻ bài viết về những tập quán truyền thống này để mọi người mở rộng hiểu biết bạn nhé!

Bài viết liên quan: