Uakari: loài linh trưởng mặt đỏ này tồn tại dù không ai tin

Ngày 22/03/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Đọc truyện cổ châu Á, bạn sẽ nghe nhắc nhiều đến Tề Thiên Đại Thánh vốn là một con khỉ có tính người duy nhất trong truyền thuyết. Sang các câu chuyện truyền miệng tại châu Mỹ, bạn chắc chắn không thể bỏ qua chú linh trưởng uy vũ với cái mặt đỏ đặc trưng không thể lẫn vào đâu được, đủ sức làm bạn chết ngất trên cành quất trong lần gặp mặt đầu tiên.

Đó chính là loài khỉ mặt đỏ hay xuất hiện hù dọa em nhỏ ah!

 

Uakari, linh trưởng, khỉ mặt đỏ

@natgeocreative.com

Vốn dĩ cho rằng khỉ mặt đỏ tưởng chỉ có trong thần thoại nay đột ngột xuất hiện ngoài đời thật hù dọa hàng nghìn người ngẫu nhiên chạm trán. Các nhà động vật học đặt tên khoa học cho con vật lạ lùng ấy là Cacajao Calvus.

 

Vậy chú khỉ có cái mặt đỏ hơn cả ông Quan Công sống ở đâu?

Hễ nhắc về những giống loài quý hiếm, 10 người hết 9 người nghĩ ngay đến Amazon – vùng đất kì bí và nguy hiểm nhất thế giới. Tất nhiên, địa danh ẩn dấu hàng vạn điều đen tối ấy quả thật là nơi sinh sống của con khỉ kỳ lạ này. Không chỉ thế, nếu dấn thân vào thung lũng nguyên sơ Amazon, bạn còn có thể tìm thấy một bộ sưu tập phong phú với danh sách dài ngoằn chứa những cái tên như Capybara, Piranha, ... đều là động vật ít lông ít tóc hay còn gọi bình dân là hói đầu.

 

Uakari, linh trưởng, khỉ mặt đỏ

@thedodo.com

Với cái đầu trọc và khuôn mặt đỏ rực, khỉ Uakari đã chứng minh vốn dĩ Trái Đất tròn không gì là không thể tìm thấy. Loài khỉ đuôi ngắn này bị giới hạn môi trường sống ở rừng Várzea cùng môi trường sống vừa nhiều cây vừa gần nguồn nước như con sống hoặc ao hồ ở phía tây Amazon của Brasil và Peru.

 

Uakari, linh trưởng, khỉ mặt đỏ

@lazoo.org

Chúng thích tụ tập thành từng nhóm 10 cá nhân để kiếm thức ăn, sử dụng tay chân linh hoạt chuyền cành, bay nhong nhong khắp nơi. Các nhóm lớn nhất có thể bao gồm đến 100 binh sĩ, sinh hoạt như trong quân đội, hiếm khi đi xuống, thích tìm kiếm thức ăn trên cây, ngủ dưới các tán rừng nhiệt đới vào ban đêm. Xem clip ngay sau đây để có cái nhìn cận cảnh nha!

 

Xem hết đoạn quay ngắn ở trên, bạn phải đồng ý với LaLung.vn rằng Uakari: loài linh trưởng mặt đỏ này tồn tại dù không ai tin đúng hông nè!

 

Đặc điểm của loài linh trưởng mặt đỏ Uakari xuất quỷ nhập thần ở Nam Mỹ là gì?

Điểm nổi bật đầu tiên ở loài khỉ này là khi bị ốm, màu đỏ mồng gà trên mặt cũng biến sắc. Nó trở nên nhợt nhạt hẳn đi. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, màu đỏ ấy không do sắc tố da quy định do bởi nhiều mạch máu tập trung ngay bên dưới da mặt lẫn da đầu.

 

Uakari, linh trưởng, khỉ mặt đỏ

@haydensanimalfacts.com

Nên mặt càng đỏ thì thân thể càng khỏe mạnh. Đồng nghĩa, bệnh hoạn khiến tình trạng lưu thông máu yếu kém dẫn đến mặt mày hết đỏ gay. Ngoài ra, trong thời gian động tình, mặt đỏ bừng bừng chói sáng như mặt trời ban trưa là điều không tránh khỏi.

 

Uakari, linh trưởng, khỉ mặt đỏ

@zoosite.com.ua

Ấn tượng tiếp theo nằm ở bộ lông dài và rậm như chiếc áo khoác xù bông với màu nâu hoặc da cam bóng bẩy. Dẫu cái đầu hói cùng chiếc đuôi cực ngắn làm giảm đi nét quý phái nhưng đã được bộ lông bù lại. Nhìn ảnh dưới, đố mà phủ nhận sự uy vũ của loài khỉ Tân thế giới này.

 

Uakari, linh trưởng, khỉ mặt đỏ

@wikipedia.org

Do xây dựng mái ấm trên cây to bóng cả, loài linh trưởng nhỏ Cacajao Calvus được tìm thấy ở Nam Mỹ có khả năng cất giữ thức ăn dự trữ trên cây. Chúng có thói quen như vậy nhằm đối phó trình trạng thức ăn trở nên khan hiếm vào mùa khô. Và trong chuỗi ngày khô nóng, các chú khỉ sẽ trèo xuống khỏi cây, hạ độ cao sống để tìm kiếm hạt giống trên mặt đất. Thiệt là một tầm nhìn xa trông rộng đáng học hỏi!

 

Uakari, linh trưởng, khỉ mặt đỏ

@wikipedia.org

May mắn được Đấng tạo hóa trao tặng đôi tay dài và đôi chân siêu mẫu, khỉ mặt đỏ có thể di chuyển dễ dàng từ cây này sang cây khác. Nỗi sợ té lộn cổ chẳng hề có trong từ điển chuyên về sự cố của chúng đâu. Nếu cuộc đời thuận lợi trôi qua, chúng có thể sống đến 20 năm mới nhắm mắt xuôi tay về trời.

 

Uakari, linh trưởng, khỉ mặt đỏ

@wikipedia.org

Tốc độ sinh sản của khỉ mặt đỏ khá là chậm chạp. Mỗi 2 năm, chúng chỉ đẻ 1 lứa với duy nhất 1 bé khỉ. Độ tuổi sinh nở của khỉ cái là 3 năm và khỉ đực là 6 năm. Chính đặc điểm bất lợi này khiến chúng không có cách nào gia tăng dân số hay mở rộng lãnh thổ.

 

Uakari, linh trưởng, khỉ mặt đỏ

@funnycuteanimals.com

Khỉ mặt đỏ chủ yếu ăn chay với các loại trái cây nhiệt đới. Bên cạnh thức ăn quen thuộc, chúng cũng ăn lá cây và côn trùng thường xuyên. Khác hẳn với lời đồn thổi, trái ngược với diện mạo dữ tợn, tính tình giống khỉ mặt đỏ khá hiền hòa và thân thiện với con người. Chắc vì cũng thuộc diện dân ăn chay trường nên chẳng thể có tính bạo lực trong máu!

 

Uakari, linh trưởng, khỉ mặt đỏ

@flickr.com

Hiện nay, đứng trước nạn phá rừng diễn ra nhanh như vũ bão, các động vật linh trưởng trong đó có loài Uakari đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt diệt. Những chuyên gia ngành sinh vật đưa ra vô số viễn cảnh u tối về việc hàng loạt giống thú thông minh bị bắt và bán làm vật nuôi trong thị trường nội địa hoặc để tiêu thụ, nạn khai thác khoáng sản vô kiểm soát trên diện rộng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng trung tâm thuộc lãnh thổ của loài linh trưởng này.

 

Uakari, linh trưởng, khỉ mặt đỏ

@flickr.com

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, viết tắt là IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã xếp Uakari vào nhóm động vật "dễ bị tổn thương" trong danh sách đỏ.

 

Cụ thể, video top 10 bên dưới sẽ cho bạn nắm chi tiết về các loài khỉ đang bị đe dọa trên thế giới.

Chia sẻ bài viết kì này để mọi người xung quanh biết thêm về một loài động vật đặc biệt đáng mến và hiểu hơn về thế giới muôn màu trên Quả Đất từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bạn nhé!

TIN MỚI NHẤT