Những bức tường phân ly gây sửng sốt

Ngày 05/07/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Từ xưa đến nay, con người ta có nhiều cách để đánh dấu vị trí địa lý và lãnh thổ của mình, ngay cả động vật cũng vậy. Việc đánh dấu hay ngăn cách theo kiểu “nước sông không phạm nước giếng” sẽ giúp cho hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế của những nước tiếp giáp nhau thuận lợi và dễ dàng hơn. Cũng đã có rất nhiều chiến tranh bằng vũ lực có, bằng mồm miệng và báo chí đều có về vấn đề phân chia lãnh thổ hay chia đất chia đai của một số nước. Nhưng vấn đề cuối cùng cũng được giải quyết trong hòa bình và ổn thỏa, mặc dù có nhiều bí mật vẫn chưa được bật mí.

Như chúng ta đã biết có nhiều cách để phân chia rạch ròi lãnh thổ, và cách mà những quốc gia trong bài viết mà chúng tôi đang đề cập đó là những bức tường. Có thể gọi đó là những bức tường phân ly gây sửng sốt, bởi sau khi xem xong những hình ảnh và thông tin các bác sẽ bất ngờ về độ “sốt” của nó. Tất cả chúng ta cũng không muốn điều này xảy ra, nhưng đáng tiếc nó đã xảy ra và con người dần làm quen với những vách tường ngăn cách này.

Đó là những bức vách khủng khiếp nào? Hãy cùng LaLung.vn kéo con chuột xuống phía dưới để biết thêm thông tin chi tiết thôi nào!

 

1) Bức tường Berlin mới

Donald Trump, chiến tranh, biên giới, lãnh thổ

Mở màn cho những bức tường phân ly đó là ở Đức. Tại thị trấn Đức, người ta đang xây một bức tường đá khổng lồ nhằm tách người dân địa phương khỏi những người tị nạn. Cụ thể hơn, bức tường này nằm tại khu ngoại ô của Neuperlach Sud ở Munich. Người dân sống xung quanh khu vực này đang lấy lý do là sợ giá nhà đất của họ sẽ bị giảm mạnh nếu không có gì ngăn cách giữa họ và dân tị nạn.

Đồng thời, họ cũng bày tỏ mối lo ngại khi những tiếng ồn có thể xảy ra với 160 người hàng xóm mới của họ. Do đó, cách tốt nhất là xây vách tường trước để bảo đảm sự an toàn và đầy đủ mọi quyền lợi.

Một bất ngờ nữa đó chính là hàng rào này dự tính cao 4 mét, nghĩa là cao hơn bức tường Berlin (3,6 mét). Cao thế này thì phải mọc cánh mới có thể bay qua được bà con ạ. Bức tường này được làm bằng đá và thép nên khả năng trụ của nó khá là vững. Chưa hết, một vài người còn nói bóng gió rằng: Donald Trump muốn xây dựng một bức tường cho Mexico, thì những người ở Munich Neuperlach cũng sẽ hình thành một hàng rào tương tự để giữ sự an toàn khỏi những người tị nạn!

Người dân địa phương thậm chí không cần quan tâm nó đẹp hay xấu, cao hay thấp miễn là có thể ngăn không cho những người tị nạn có thể bước qua hàng rào này là được. Bức tường bằng đá này thật sự rất khủng khiếp, nhưng rất tiếc là cả người dân và chính quyền đều cho rằng đó là điều hợp lý.

 

2) Các bức tường thành phố xanh của Lucca

Donald Trump, chiến tranh, biên giới, lãnh thổ

Lucca được biết đến là khu đô thị và thị xã của Ý. Đây là khu trung tâm thời Trung cổ chưa bị phá hủy hoàn toàn bởi những bức tường được bao quanh. Vòng mà chúng ta thấy ngày này là vách cùng trong một chuỗi bức tường và chúng đã từng là một phần quan trọng của quảng trường La Mã truyền thống. Quảng trường này vốn được xây dựng quanh trung tâm thành phố vào khoảng năm 200 TCN.

Vòng thứ hai của các bức vách có từ năm 1100-1200 sau khi diện tích của thành phố được tăng lên từ ba mặt (và các bức tường bị mất hình vuông). Tại thời điểm này, gần như tất cả các tòa nhà của thành phố nằm trong những bức tường. Vòng thứ ba (1400-1500 AD) dẫn tới việc mở rộng phía đông bắc và với tất cả các tòa nhà.

Việc xây dựng công trình vào vòng tròn thứ tư bắt đầu năm 1513 và phải mất hơn một thế kỷ để hoàn thành - công dân đã bị bắt buộc để xây dựng. Sau khi hoàn tất, các bức tường này không bị tấn công và đáng vui hơn là chúng không bao giờ được sử dụng cho mục đích quân sự. Thực sự, bức tường thành phố này quả là điều đáng ngạc nhiên khi mọi người nhìn vào.

 

3) Bức tường của sự xấu hổ

Donald Trump, chiến tranh, biên giới, lãnh thổ

Vách ngăn điển hình này là một minh chứng chứng minh rằng khoảng cách không bao giờ thu hẹp nếu cả hai không cùng đẳng cấp. Có thể bạn không tin vào mắt mình khi nhìn thấy sự khác biệt hoàn toàn của hai vùng đất thông qua một bức tường là có thật. Sự giàu – nghèo chưa bao giờ được phân chia ranh giới một cách rõ ràng đến thế.

Cụ thể, ngoài vùng ngoại ô Lima người ta xây bức tường Berlin của Peru hay còn gọi là bức tường xấu hổ. Đây là ranh giới chia cắt rõ ràng của Las Casuarinas vùng đất dành cho người giàu có và vùng ngoại ô Vista Hermosa nơi người dân sống trong cảnh lầm than.

Lý do bức tường này được xây bằng bê tông dài 10 km cùng với đó là gắn thép gai ngăn cách chính là bảo vệ những người lắm tiền tránh xa cư dân nghèo khổ thường có thói trộm cắp, phạm tội.

Bạn có thể tưởng tượng như thế này, bên này bức tường là nhà gỗ, xác xơ, người dân nghèo đến mồng tơi không có mà rớt, còn cách đó chỉ vài cây số là có hàng loạt nhà cao tầng, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại vân vân và mây mây.

Túm lại là bức tường này phân chia rõ ràng không chỉ là địa lý mà còn là đẳng cấp của người giàu và kẻ nghèo. Thật không thể tin nổi nhưng đó là sự thật mà ai cũng đành phải bó tay cả nhà ạ. Thấy cũng tội mà thôi cũng kệ chứ mình sao dám can thiệp bà con nhỉ?

 

4) Bức tường Maroc được xây dựng trên cát

Donald Trump, chiến tranh, biên giới, lãnh thổ

Có thể nói đây là một trong những bức tường phân ly gây sửng sốt nhất quả đất. Vách ngăn cồn cát này được xây dựng tại Morocco ở Tây Sahara vào năm 1987 để ngăn chặn các cuộc tấn công ngày càng tăng của quân đội Sahrawi.

Nó dài 2.700 km và chia thành hai khu vực. Việc lắp đặt đá và cát này được củng cố bằng các rãnh, dây thép gai và khoảng 7 triệu mìn chống tăng và mìn sát thương, tất cả đều được tuần tra bởi 120.000 lính và vũ khí tinh vi. Hơn 2.500 thường dân Sahrawi đã là nạn nhân của mìn.

Trong hơn ba thập kỷ vừa qua, bức tường đã chia các gia đình Sahrawi và niêm phong các khu vực bị chiếm đóng từ thế giới bên ngoài. Các ảnh hưởng về xã hội, kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá và môi trường đối với dân cư ở hai bên cực kỳ khác biệt. Bức tường ngăn cách này rõ ràng vi phạm quyền con người của người Sahrawi và là một trở ngại lớn đối với việc thực hiện quyền tự quyết và độc lập quốc tế được công nhận của mình.

Nhưng khá buồn cười ở chỗ, mặc dù bất công là thế đấy nhưng chẳng ai lên tiếng hay thèm quan tâm. Ví như bức tường Israel trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine thì được báo chí và truyền thông chen chân vào để nói lên ý nguyện của người dân. Còn với bức tường phân ly có một không hai này thì không nhận được sự quan tâm cũng như dư luận của thế giới mặc dù nó đã trải qua hơn ba thập kỷ.

 

5) Hàng rào ngăn cách Ma-rốc từ Tây Ban Nha

Donald Trump, chiến tranh, biên giới, lãnh thổ

Hàng rao biên giới Melilla tạo thành giống như một phần của ranh giới Morocco-Tây Ban Nha trong khu vực Melilla . Được xây dựng bởi Tây Ban Nha, mục đích khi tiến hành xây đề ra là để ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp và buôn lậu. Ma-rốc đã kịch liệt phản đối việc xây dựng hàng rào vì nó không công nhận chủ quyền Tây Ban Nha ở Melilla.

Tuy nhiên, sự xâm nhập quá tải của người dân vùng hạ Sahara thông qua Melilla đã trở thành vấn đề của Tây Ban Nha, và một số vấn đề của EU. Điều này đã thúc đẩy chính phủ Tây Ban Nha của José Luis Rodríguez Zapatero xây dựng một hàng rào thứ ba bên cạnh hai rào cản hiện tại đã suy sụp đi năm 2015 để hoàn toàn niêm phong biên giới ngoài các trạm kiểm soát thông thường.

Điều kinh khủng hơn đó là chiếc hàng rào này được làm từ băng keo hoặc dao cạo, nghĩa là một lưới các dãi bằng kim loại với những cạnh sắc nhọn có mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của con người. Hàng rào đặc biệt và đáng sợ này đã khiến Tây Ban Nha phgair chi tới 33 triệu euro để xây dựng.

Bức tường bao gồm 11 km (6,8 dặm) cao song song 3 mét với những dây thép gai sắc nhọn. Dĩ nhiên, con đường chạy giữa chúng sẽ dành cho cảnh sát kiểm tra hoặc xe cứu thương cứu người. Bên cạnh đó, các loại cáp ngầm còn nối với đèn sân khấu, cảm biến tiếng ồn và chuyển động, các máy quay video tới một buồng điều khiển trung tâm.

Chiều cao của nó đã được tăng gấp đôi vì người nhập cư leo lên hàng rào trước bằng cách sử dụng các bước tự chế. Do đó, các thiết bị khác cũng được thêm vào để ngăn việc dân nhập cư có thể tiến vào lãnh thổ.

 

6) Bức tường khổng lồ của Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới Syria

Donald Trump, chiến tranh, biên giới, lãnh thổ

Cục Quản lý Phát triển Nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ (TOKİ) đã xây dựng bức tường còn lại 700 km trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria sau khi bị chiến tranh tàn phá. Sau khi xây dựng bức tường bê tông dài 200km bởi Bộ Quốc phòng và các tỉnh lân cận thì họ tiến hành xây tiếp bức tường còn lại.

TOKİ dự kiến ​​sẽ hoàn thành “bức tường an ninh” trong vòng năm tháng và hy vọng nó sẽ chặn đường đi của những người dân không được kiểm soát vượt qua biên giới. Ông Turan người đề ra kế hoạch này cho biết, khi bức tường được hoàn thành nghĩa là người dân nước mình sẽ an toàn, vấn đề quốc gia sẽ được đảm bảo hơn.

Trên thực tế, các khối bê tông sẽ bao phủ toàn bộ biên giới với kích thước hai mét và rộng 3 mét. Bức màn này sẽ đi tử các tỉnh miền đông nam của Hatay và Şanlıurfa, hầu hết đã được hoàn thành và công việc vẫn tiếp diễn ở các khu vực khác. Để xây được bức màng vách này thật sự rất khó khăn và tỉ mỉ do điều kiện tại công trường xây dựng và khai thác mỏ. Tuy nhiên họ vẫn không bao giờ bỏ ý định.

 

7) Thụy Điển thời trung cổ với phòng thủ bức tường

Donald Trump, chiến tranh, biên giới, lãnh thổ

Thành phố Wall Visby là một bức tường phòng thủ thời trung cổ, nó bao quanh thị trấn Visby của Thụy Điển trên đảo Gotland. Không những cổ xưa, bức tường này còn được xem là mạnh nhất, rộng nhất và được bảo quản tốt nhất ở Scandinavia, nó là một phần quan trọng và không thể tách rời của Di sản Thế giới Visby .

Vật thể bằng bê tông này được xây dựng trong hai giai đoạn của thế kỷ 13 và 14, khoảng 3,44 km. Trong số đó có 27 tháp lớn và 9 tháp nhỏ. Trong thế kỷ 18, pháo đài được thêm vào tường ở một số nơi và một số tháp được xây dựng lại để phục vụ khẩu pháo.

Vật thể này được làm từ đá vôi, vôi vữa và sét. Tường đầu tiên thấp hơn so với hiện nay và được xây dựng như hai bức tường mỏng của đá vôi rắn với đống đổ nát được sử dụng để lấp khoảng trống giữa chúng. Ban đầu, bức tường có 29 tháp lớn và 22 tháp nhỏ nằm trên tường, sau này còn lại 27 tháng lớn và 9 tháp nhỏ.

 

8) Những bức tường của Ai-len tách những người Công giáo và Tin lành

Donald Trump, chiến tranh, biên giới, lãnh thổ

Cũng như mục đích của những bức tường phân ly gây sửng sốt nêu trên, các bức vách được mang tên là đường hòa bình, hoặc các bức tường hòa bình, là một loạt rào cản biên giới ở Bắc Ailen làm tách biệt các khu dân cư Công giáo và Tin Lành.

Chúng được xây dựng ở Belfast, Derry, Portadown, và những nơi khác. Mục đích của việc xây dựng chúng là giảm thiểu bạo lực giữa các người theo Công giáo (đa số là những người theo chủ nghĩa dân tộc tự nhận là người Ailen) và những người theo đạo Tin lành (phần lớn là những người tự cho mình là người nước Anh).

Những đường hòa bình dao động trong chiều dài từ vài trăm mét đến 5 km. Chúng đều được làm bằng sắt, gạch, hoặc thép và cao đến 7,6 mét. Một số có cổng (và được nhân viên cảnh sát canh giữ) cho phép đi qua ban ngày, nhưng chúng sẽ được đóng cửa vào ban đêm.

Vào tháng 5 năm 2013, Nhà quản lý Bắc Ireland cam kết sẽ loại bỏ tất cả các đường phân ly bằng sự thoả thuận của nhau vào năm 2023. Nhưng hiện giờ thì nó vẫn còn tồn tại và gây rất nhiều tranh cãi cũng như dư luận trên thế giới.

Thực tế những bức tường phân chia ranh giới, chủng tộc hoặc sự giàu nghèo trên thế giới là rất nhiều. Có những bức vách làm bằng bê tông thật sự nhưng có những thứ là bức tường vô hình đáng sợ. Mặc dù nạn phân biệt chủng tộc thời nay đã không còn, nhưng sự phân biệt giai cấp, sự giàu nghèo, và địa vị đủ kiểu con đà điểu vẫn luôn tồn tại trong xã hội nên những bức tường kiểu này được xây dựng để chia rẽ rạch ròi đây mà.

 

Có mem nào thắc mắc sự phân chia lãnh thổ của các nước châu Âu thời xưa như thế nào không nhỉ? Để giúp mọi người hiểu rõ hơn, hãy cùng khám phá qua đoạn video sau nhé!

Theo bạn thì nên hay không nên xây những bức tường phân ly như thế này? Hãy để lại ý kiến của mình ở cuối bài viết, và đừng quên chia sẻ thông tin này đến với mọi người nhé!

Bài viết liên quan: