Chai nước ăn được Ooho: quả cầu lỏng có thể tiêu hóa được

Ngày 12/04/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Nước chiếm hơn 70% cơ thể con người, chúng giúp chúng ta duy trì sự sống. Tuy nhiên, mỗi năm có hàng tỷ chai đựng nước được thải ra môi trường, mặc dù chúng ta đã tái chế để sử dụng, nhưng nó vẫn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.

Chai nước ăn được Ooho là một quả cầu lỏng có thể tiêu hóa được. Nó hoàn toàn hợp vệ sinh và giải quyết được vấn nạn tăng rác thải nhựa. Ý tưởng này đã có từ năm 2014, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết đến. Với phát minh này, kỷ nguyên sử dụng chai nhựa sắp chấm dứt? Và liệu đây có phải là sáng chế thay đổi thế giới?

 

Màng gelatine, chai nước ăn được, Ooho, tảo nâu, quả cầu lỏng

Phát minh này là của nhóm 3 sinh viên Rodrigo Garcia Gonzalez, Pierre Paslier, Guillaume Couche đến từ trường Cao đẳng Nghệ thuật Hoàng gia và Đại học Hoàng gia London. Năm 2014, khi thiết kế này được công bố, nó thu hút được nhiều sự chú ý trên Internet cũng như sự nhạo báng, vì nhiều người cho rằng đây là một ý tưởng điên rồ không thể thực hiện.

 

Màng gelatine, chai nước ăn được, Ooho, tảo nâu, quả cầu lỏng

@Skipping Rocks Lab

Không nản lòng, nhóm nghiên cứu đã thành lập phòng thí nghiệm Skipping Rocks. Sau hơn 2 năm kiên trì phát triển, sản phẩm độc đáo này đã sẵn sàng để đưa ra thị trường.

 

Màng gelatine, chai nước ăn được, Ooho, tảo nâu, quả cầu lỏng

@Skipping Rocks Lab

Cách tạo ra bong bóng nước trông như miếng silicon nâng ngực này gần giống với cách thức làm trứng cá giả, hay các viên trân châu bạn vẫn thấy trong món trà sữa ngon lành. Công nghệ độc đáo ấy dựa trên rong biển, nó là một lớp màng gelatine được tạo thành nhờ nhúng một cục nước đá vào canxi clorua và natri alginate (chất làm dày được tách ra từ tảo nâu, thường dùng để tạo gel). Khi viên nước đá tan, màng tế bào vẫn còn nguyên vẹn tạo ra một quả cầu nước.

 

Hoặc có thể trộn các bột canxi clorua, natri alginate với nước rồi “đặt” vào nhau như thế này:

 

Bạn có thể cho chúng vào miệng và dùng giống như chúng ta vẫn hay ăn quýt, hoặc cắn một lỗ nhỏ rồi húp hết nước sau đó ăn lớp màng.

 

Màng gelatine, chai nước ăn được, Ooho, tảo nâu, quả cầu lỏng

@Designboom

Bao bì này được cho rằng giống hệt với các vỏ trái cây, chúng vô cùng an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn ăn vỏ của những quả cầu tảo này thì có thể mang nó đi ủ phân, màng tảo sẽ phân hủy trong 4 – 6 tuần.

 

Màng gelatine, chai nước ăn được, Ooho, tảo nâu, quả cầu lỏng

Theo nhóm sáng chế, chúng ta cũng có thể áp dụng chúng để “gói” các loại nước ngọt, nước trái cây, cà phê, rượu mạnh, thậm chí là cả mỹ phẩm.

Các kỹ sư cũng nói thêm, để tăng vị ngon khi tiêu thụ bong bóng nước này, mọi người có thể thêm các loại hương vị cho lớp màng bao bọc bên ngoài.

 

Màng gelatine, chai nước ăn được, Ooho, tảo nâu, quả cầu lỏng

@Skipping Rocks Lab

Thiết kế dựa trên tảo biển này rẻ hơn rất nhiều so với chai nhựa. Nhóm nghiên cứu chai nước ăn được Ooho đã tập trung vào việc tìm cách giảm chi phí cho sản phẩm này. Được biết, chi phí sản xuất nó có thể cực rẻ, chỉ 0,02 USD/chiếc (khoảng 500 VNĐ).

Bên cạnh đó, tại thời điểm này, Ooho sử dụng CO2 ít hơn năm lần và năng lượng dùng để sản xuất nó ít hơn chín lần so với sản xuất nhựa PET.

Với sáng chế này, năm 2014, nhóm đã đoạt giải Lexus Design Award (giải thưởng quốc tế để các nhà sáng tạo trẻ giới thiệu ý tưởng của mình) và được Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ để phát triển sản phẩm thân thiện môi trường này.

 

Màng gelatine, chai nước ăn được, Ooho, tảo nâu, quả cầu lỏng

Những quả cầu nước làm từ màng gelatine có thể được chế tạo với các kích thước khác nhau. Nhóm kỹ sư cũng giải thích kỹ càng cho các công ty có ý định áp dụng cách này, các nhà sản xuất có thể dán mác sản phẩm vào giữa 2 lớp màng và để người tiêu dùng có thể nhai, nuốt toàn bộ mọi thứ thì nên dùng gạo để tạo ra nhãn mác.

 

Màng gelatine, chai nước ăn được, Ooho, tảo nâu, quả cầu lỏng

Pierre Paslier cho biết, nhóm đang nhắm tới các sự kiện ngoài trời để quảng bá sản phẩm này. Theo anh, các lễ hội ngoài trời hay các cuộc đua marathon người ta thường tiêu thụ rất nhiều nước và sẽ có rất nhiều chai nhựa được thải ra sau đó, vì vậy, đó là một cơ hội tốt để mọi người thấy được lợi ích của chai nước ăn được Ooho.

 

Màng gelatine, chai nước ăn được, Ooho, tảo nâu, quả cầu lỏng

Tuy nhiên, một khuyết điểm nho nhỏ của “chai” nước này là nó không có nắp, thế nên, bạn phải dùng hết lượng nước trong một lần. Nhận ra khuyết điểm này, nhóm kỹ sư cũng nghiên cứu và thấy khối lượng lý tưởng cho một ngụm là khoảng 50 – 150 ml cho các loại nước ngọt, cà phê. Với nước lọc, có thể là 250 ml cho một hơi uống.

Nhóm cũng tiếp thị sản phẩm đến các quán cà phê nhằm mang tới cho người dùng trải nghiệm mới. Theo Paslier, cảm giác xem bao bì được sản xuất ngay trước khi bạn nhâm nhi cà phê tuyệt vời không kém việc bạn chứng kiến cà phê được xay, và pha chế tại chỗ rồi đến tay bạn ngay lập tức.

 

Các bạn có mong chờ trải nghiệm thử quả cầu lỏng có thể tiêu hóa được không? Hiện nay, nhóm đang kêu gọi đầu tư khoảng 500.000 USD (gần 11,4 nghìn tỷ đồng) để có thể đưa chế tạo tuyệt vời này ra thị trường vào cuối năm nay. Thế nên, chúng ta chỉ việc lót dép ngồi hóng thôi nhé!

Và đây là video giới thiệu về ý tưởng hết sức độc đáo này của nhóm nghiên cứu:

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Hãy chia sẻ “chai” nước thân thiện môi trường này đến mọi người và cùng LaLung.vn chờ đón sản phẩm độc lạ ấy nhé!

Các bạn cũng đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để không bỏ sót bất cứ thông tin hay ho nào nhé.

Chúc các bạn một ngày tốt lành!