Khi hổ phách chứa những thứ thay đổi cách nhìn về thời tiền sử

Ngày 17/10/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Có chế nào nghe tới hổ phách chưa nhỉ? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng LaLung.vn quay trở về thời tiền sử để xem xét những thứ nào thay đổi cách nhìn của con người ngày nay thông qua hổ phách. Tên tiếng anh của nó là Amber hay còn được gọi là huyết phách, nghĩa là nhựa của các loài thực vật mà chủ yếu là những loại thông cổ đại đã hóa thành thạch. Cụ thể hơn, chúng ta có thể hình dung như thế này, giả sử có một sinh vật nào đó không may bị nhựa của cây rơi trúng, chúng sẽ mắc kẹt lại, ngủm củ tỏi và được bảo tồn ở trong nhựa từ đó cho tới nay.

Ngày nay, nó dùng để làm trang sức như: mặt nhẫn, sợi dây chuyền, cườm tay, hoa tai,… bởi nó là khối nhựa cứng hoặc dạng nhũ đá nhìn trong suốt với màu sắc vàng óng rất đẹp, ở một số mẫu vật, người ta còn nhìn thấy hình dạng của loài động vật còn nguyên vẹn nữa. Nhờ vào đây, các nhà khoa học đã sử dụng chúng làm manh mối để tìm kiếm và thu thập những thông tin chính xác về thời kỳ cổ đại mấy nghìn năm trước.

Và những phát hiện mới đáng kinh ngạc nhờ vào hổ phách dưới đây đã làm thay đổi cách nhìn của chúng ta về thời tiền sử.

 

10) Thời đại khủng long có thể hồi sinh

Hổ phách, khủng long, chim, Công viên kỷ Jura

Có chế nào từng xem qua bộ phim kinh dị, viễn tưởng và phiêu lưu cực kỳ nổi tiếng của Mỹ, Công viên kỷ Jura hay còn có thể gọi là Công viên khủng long chưa ạ? Trong bộ phim có đoạn, các nhà khoa học tiến bộ đã trích một ít AND của con khủng long từ máu mà muỗi đã hút được có trong hổ phách rồi đem đi nhân bản thành công.

Mặc dù đó là những điều chỉ có trong phim viễn tưởng (nghĩa là không có thật), nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng đưa ra những thí nghiệm xung quanh vấn đề này để có thể hồi sinh loại khủng long to lớn vốn đã bị tuyệt chủng nhiều năm trước.

Đáng tiếc thay, hy vọng của những nhà nghiên cứu lại nhanh chóng bị dập tắt bởi một nhóm nhà khoa học tại Đại học Murdoch Tây Úc cho rằng, DNA sẽ không thể duy trì tốt nếu quá 6,3 triệu năm. Trong khi đó, như chúng ta đã biết loài này đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Vậy thì làm sao có thể hồi sinh chúng lại được thông qua gene có trong huyết phách được chứ. Bên cạnh đó, cũng có một số nhà nghiên cứu thử dùng gene của các loài chim, voi ma mút để tiến hành tái sinh chúng nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả chính thức.

Hy vọng thời gian sắp tới, các nhà khoa học sẽ có thêm những thông tin thú vị và mới hơn về sự nhân bản này.

 

9) Phát hiện thú vị về Collembola

Hổ phách, khủng long, chim, Công viên kỷ Jura

Hình ảnh mà bạn đang nhìn thấy đó là loài động vật Collembola hay còn có tên gọi khác là bọ đuôi bật, là một phân lớp động vật chân đốt cổ xưa nhất và đông đúc nhất trên Trái Đất. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester đã quét CT ở độ phân giải cao và tìm thấy một điều thú vị ở loài vật đặc biệt này mà trước đây chưa có một phát hiện nào được ghi lại.

Như chúng ta đã biết, bọ đuôi bật dùng đuôi là chủ yếu, thế nhưng phát hiện mới của các nhà nghiên cứu thông qua hổ phách cho thấy rằng, loài này có thể dùng đôi cánh để di chuyển. Mặc dù, chúng bị kẹt do mủ của cây nhưng vẫn dùng sức mình để chuyển động, cựa quậy nhằm thoát ra. Những hình ảnh này thực sự gây ấn tượng, nó cho phép chúng ta có cái nhìn khác và sâu sắc hơn về hành vi của một trong những sinh vật phổ biến nhất thế giới.

Bên cạnh đó, điều thú vị hơn nữa là thông qua các hình ảnh 3D tuyệt đẹp của Collembola trong hổ phách cho thấy rằng, loài này rất nhẹ và cực nhỏ, giống như các loài phù du khác.

 

8) Oxy bí ẩn trong khí quyển của Trái đất

Hổ phách, khủng long, chim, Công viên kỷ Jura

Bong bóng không khí 84 triệu năm tuổi này đã bị mắc kẹt trong hóa thạch nhựa cây. Các nhà khoa học đã phân tích các khí trong những bong bóng này, có thể cho thấy rằng bầu khí quyển của Trái đất 67 triệu năm trước chứa gần 35 phần trăm khối lượng oxy so với mức hiện tại là 21 phần trăm.

Kết quả này được dựa trên hơn 300 nhà khoa học phân tích của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ về kỷ phấn trắng. Bằng cách sử dụng một máy quang phổ tứ cực đại chúng, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu những gì diễn ra trong bầu không khí cổ đại giống như khi khủng long cai trị trái đất.

Theo đó, người ta cũng biết được tầm quan trọng của oxy kỷ phấn trắng trong niên đại này, họ đưa ra giả thuyết có thể hàm lượng oxy trong khí quyển giảm nên đã tác động tới đời sống cũng như là một trong những tác nhân gây ra sự diệt vong của các loài động vật to lớn thời bấy giờ.

 

7) Cỏ chứa nấm độc gây ảo giác

Hổ phách, khủng long, chim, Công viên kỷ Jura

Một mẫu hổ phách hóa thạch được bảo quản hoàn hảo tại Myanmar đã được nghiên cứu và phát hiện ra rằng, các mẫu cỏ sớm nhất từng được phát hiện - khoảng 100 triệu năm tuổi thậm chí nó đứng đầu bởi một loại nấm tương tự như nấm cựa gà, mà người ta cho rằng nó đã được đan xen với động vật và con người.

Loại nấm này đóng vai trò như một loại thuốc, một loại chất độc gây ảo giác, chúng liên quan đến tất cả mọi thứ từ dịch bệnh và gần đây nó là một trong những thành phần của thuốc gây ảo giác mạnh LSD. Và một điều thú vị hơn đó là chúng lại tồn tại và phát triển cùng với những chú khủng long to lớn chuyên ăn thực vật mà chủ yếu là cỏ. Nếu loài độc này nằm trong cây cỏ, vậy thì khi khủng long hoặc các loài động vật khác ăn vào sẽ gây ra tình trạng ảo giác, mê sáng, hoại tử, co giật hoặc lảo đảo chẳng hạn?

Những phát hiện và phân tích các hóa thạch này được công bố trực tuyến trên tạp chí Palaeodiversity, do các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon, Sở nghiên cứu nông nghiệp của USDA và Đức thực hiện. Đây là một trong những phát hiện quan trọng giúp chúng ta hiểu được thời gian phát triển của cây cỏ, và giờ đây nó là nguồn thực phẩm chính cung cấp thức ăn cho con người trong các cây trồng như ngô, gạo, lúa mì, vân vân.

 

6) Nhện sống sót sau thảm họa cổ đại

Hổ phách, khủng long, chim, Công viên kỷ Jura

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong hổ phách một con nhện bị mắc kẹt trong đó. Qua kết quả phân tích, họ cho rằng loài nhện hiện nay đang sống xung quanh chúng ta có thể là con cháu chắt của côn trùng này trong thời cổ đại cách nay 100 triệu năm.

Chúng ta đều biết, số phận của những con khủng long to lớn và các loài động vật đều bị quét sạch, xảy ra cách ngày nay khoảng 65 triệu năm do hoạt động của núi lửa. Thế nhưng, loài nhện nhỏ dài và có đôi chân mỏng này vẫn có thể sống sót để sản sinh ra dòng dõi của nó cho đến tận ngày nay. Vậy hóa ra, sau thảm họa động trời đó loài nào cũng ngủm củ tỏi hết trừ loại côn trùng này sao? Đúng là một phát hiện khá thú vị bà con nhỉ?

Tạm thời chúng ta chỉ biết được rằng, những con nhện hiện tại là hậu thế của loài côn trùng này vốn có từ cổ đại vì cấu tạo, thức ăn, sinh hoạt và những tập tính của chúng phần đa là giống nhau. Còn về việc, vì sao chúng có thể sống sót sau sự càn quét của thảm họa đó thì các nhà khoa học vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu.

 

5) Côn trùng trong hổ phách cổ đại tiết lộ mối quan hệ giữa các loài đáng ngạc nhiên

Hổ phách, khủng long, chim, Công viên kỷ Jura

Nếu như trước đây con người chúng ta nghĩ rằng, lục địa Ấn Độ bị cô lập thì theo một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học lại đưa ra kết luận khác về cách nhìn thời tiền sử. Thông qua các loài côn trùng như ong, mối, nhện, ruồi, kiến có niên đại hơn 50 triệu năm trước bị mắc kẹt trong mẫu hổ phách chứng minh được rằng Ấn độ trước khi nhập vào lục địa châu Á nó không hoàn toàn bị cô lập.

Từ lâu mọi người đã nghĩ rằng, lục địa Ấn Độ bị trôi dạt và cô lập đã góp phần tạo ra một không gian sống khá là lý tưởng cho rất nhiều loài côn trùng và động vật ở đây sinh sôi, phát triển. Tuy nhiên, phát hiện mới được biết gần đây đó là những loài côn trùng hiện đại ở Ấn Độ có nét hơi giống so với những loài sống hàng triệu năm trước đây ở các khu vực châu Á, Úc và Nam Mỹ.

Điều này là một phát hiện khá kinh ngạc đối với các nhà nghiên cứu, họ đưa ra giả thuyết khá thuyết phục đó là có khả năng giữa châu Á và Ấn độ cách nay tầm 50 triệu năm về trước đã có một hòn đảo nhỏ là cầu nối giúp các loài côn trùng di chuyển. Có một số loài biết bay thì chúng có thể theo chều gió hoặc vượt qua đại dương.

Khám phá mới của các nhà khoa học trong huyết phách có hơn 700 loài côn trùng, chúng bị mắc kẹt và được bảo quản khá hoàn hảo trong nhựa cây của một loài thực vật có quan hệ gần gũi với loài gỗ thân cứng đang bao phủ tại khu vực rừng thuộc Đông Nam Á.

 

4) Kiến có nguồn gốc từ châu Phi

Hổ phách, khủng long, chim, Công viên kỷ Jura

Nếu lý thuyết trước đây cho thấy rằng, loài kiến có nguồn gốc từ Bắc Mỹ hoặc Đông Á thì giờ đây, thông qua nhựa cây đã hóa đá chúng ta có thể biết rõ nguồn gốc của nó là từ châu Phi chứ không phải như những giả định trước đây.

Một mẫu hổ phách chứa xác chết của con kiến có niên đại 95 triệu năm đã được phát hiện tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở New York. Phát hiện này là một phần của nghiên cứu lớn được công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học, xác định 28 loài côn trùng hóa thạch, một con nhện cũng như hàng loạt các hệ thực vật tất cả bị mắc kẹt trong hổ phách từ Ethiopia.

Kết quả của cuộc tìm hiểu cho thấy, những con côn trùng lâu đời nhất này được xác định có nguồn gốc từ châu Phi từ kỷ Phấn trắng. Ngoài ra, còn có rất nhiều loại nấm, dương xỉ mà trước đây các nhà khảo cổ chưa biết đến.

 

3) Phấn hoa lan thời tiền sử

Hổ phách, khủng long, chim, Công viên kỷ Jura

Khoảng tầm 15-10 triệu năm về trước, có một chú ong vừa mới hút phấn của loài hoa xong thì bị nhựa của cây thông rơi xuống và bị mắc kẹt từ đó cho đến nay. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã dựa vào mảnh huyết phách này để tìm hiểu xem đó là loài hoa gì?

Quả nhiên họ phát hiện ra đó là loài hoa lan cổ đại, khác với các giống bông thời nay, những nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Harvard đã đặt cho tên loài hoa này là Meliorchis caribea. Bên cạnh đó, họ cũng không quên chứng minh cho bà con thấy con ong thuộc loài Proplebeia dominicana với đặc tính không có ngòi nọc.

Phát hiện mới này giúp cho các nhà nghiên cứu có thể tìm tòi và dựa vào đó để tạo ra chủng loại của loài hoa lan mới. Chưa hết, họ còn kết luận rằng, ông tổ của loài hoa lan hiện nay đã mọc cách nay 76 đến 85 triệu năm về trước và sau khi loài khủng long bị tuyệt chủng thì chúng phát triển khá mạnh.

 

2) Cánh chim bị mắc kẹt trong hổ phách

Hổ phách, khủng long, chim, Công viên kỷ Jura

Hình ảnh của huyết phách mà bạn đang nhìn thấy là đầu cánh khoảng 100 triệu năm tuổi có xương, mô mềm và lông bị kẹt lại trong nhựa cây đã hóa đá được phát hiện tại Miến Điện. Nó được xem là “thiên thần”, một nhà thiết kế đồ trang sức ban đầu dự định đưa đến thời trang, biến nó thành một mặt dây chuyền được gọi là "Wings Angel” bởi vẻ đẹp thực sự rất hoàn hảo của nó.

Chiếc cánh này thuộc về con chim sống cùng thời với khủng long, nhưng khi nó được bảo quản hoàn hảo trong hổ phách thì người ta thấy được từng sợ lông vũ, lông măng hay thậm chí có những dấu vết của màu sắc, dạng đốm hoặc sọc. Từ đó cho thấy, việc bảo quản ba chiều trong huyết phách đem lại cái nhìn hoàn toàn mới.

Những hóa thạch này đã làm rõ việc các con chim thời nguyên thủy sống chung với thời kỳ của khủng long, chúng đều có cấu trúc và sự sắp xếp của cánh và lông rất giống với những con chim hiện đại ngày nay. Những cọng lông bị cô lập này còn cho thấy rằng, những con chim trưởng thành có thể đã tránh được bẫy của nhựa cây, hoặc tự bứt ra khỏi nhựa nên chỉ để lại đôi cánh.

Bên cạnh đó, mẫu vật trưng bày này là một trong số ít những vật còn nguyên vẹn khi được bảo quản tốt nhất trong hổ phách, bởi hầu hết những chiếc lông đều bị nghiền nát hoặc phân hủy theo thời gian.

 

1) Phát hiện lông vũ khủng long được bao bọc trong hổ phách

Hổ phách, khủng long, chim, Công viên kỷ Jura

Tại miền Tây của đất nước Canada, một số loại hổ phách chứa mẫu lông vũ cổ đại từ đơn giản cho đến phức tạp có độ tuổi chừng 90 triệu năm đã được phát hiện. Cấu trúc các lông tơ đều mịn giống lông của loài khủng long không biết bay vào thời ban đầu hay còn gọi là sơ khai nhất. Có những mẫu còn thể hiện những sắc tố và sự biến đổi để thích nghi với việc bay và lặn.

Khám phá này đã mang lại những câu chuyện đầy đủ nhất của sự tiến hóa lông vũ bao giờ nhìn thấy. Chúng giúp con người đặc biệt là các nhà nghiên cứu cổ hiểu rõ hơn về hình dáng, sự phát triển của chúng.

Nếu trước đây, chúng ta thường có quan niệm rằng, khủng long là những sinh vật to lớn đơn điệu, buồn tẻ, da xếp vảy thậm chí là xấu xí. Nhưng nhờ nghiên cứu trong hổ phách chứa lông khủng long, chúng ta hiểu rằng chúng là nhưng con vật có màu sắc, có lông tơ chứ chẳng phải đùa.

 

Hiện nay, hổ phách được xem như là một trong những bảo bối được rất nhiều người ưa chuộng. Do đó, có rất nhiều người đã làm giả chúng với mục đích trục lợi, video dưới đây mà chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn là cách để phân biệt mẫu vật quý giá này thật hay giả. Đừng bỏ lỡ nhé bà con!

Bài viết vừa rồi là khi hổ phách chứa những thứ thay đổi cách nhìn về thời tiền sử. Qua đây, chúng ta có thể thấy được rằng mẫu huyết phách tuyệt đẹp không những được dùng làm đồ trang sức, dùng trong đông y chữa bệnh mà việc bảo quản những xác chết của các loại côn trùng khi bị mắc kẹt vào đó giúp ích rất nhiều cho các nhà khoa học nghiên cứu và khám phá thêm về nhiều cái mới thời tiền sử.

Nếu bạn là một trong những người có sở thích tìm hiểu về cuộc sống của các loài vật cũng như những gì liên quan tới hồi xửa hồi xưa, thì còn ngại gì mà không nhấn nút Like và chia sẻ bài viết lên trang cá nhân của mình nhỉ?

Bài viết liên quan: