Những vũ khí ấn tượng bị lịch sử lãng quên

Ngày 05/01/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Mọi thứ quanh ta luôn tồn tại hai mặt sáng tối cũng như lịch sử của một đất nước bao giờ cũng có những góc tối không dễ gì thấy được.

Nhìn lại lịch sử các quốc gia cổ đại, để đánh đổi quyền lực, lãnh thổ và tự tôn dân tộc không ít vua chúa cho giết chóc là phương pháp hữu hiệu và tối ưu nhất. Vì thế hàng loạt vũ khí đã được phát minh và sử dụng phục vụ cho các nhu cầu chính trị. 

Tuy nhiên, sau vài lý do một vài công cụ đắc lực phục vụ chiến tranh dù từng rất ấn tượng nhưng đã nhanh chóng bị lãng quên bởi chính những người tạo ra nó. Cùng LaLung.vn điểm lại những vũ khí ấn tượng từng bị thế giới cho vào dĩ vãng nhé!

 

10) Plumbata: phi tiêu ám sát của đế chế La Mã 

@Woftgang Sauber

Trong quyển De Re Militari, Plumbata được nhắc đến như là loại công cụ giết người tối tân nhất La Mã, có khả năng “nắm sinh mạng của kẻ thù và bầy ngựa chiến trong lòng bàn tay chỉ với một tấm khiên rỗng”.

Plumbata có cấu tạo gồm: phần đầu tiêu hình tam giác làm từ sắt hoặc mũi giáo rời gắn với phần thân làm từ gỗ buộc lông vũ thông qua đầu nối đúc bằng chì rỗng. 

Với kích thước nhỏ gọn tiện mang theo, Plumbata có thể sử dụng như vũ khí tấn công lẫn công cụ ám sát. Tùy thuộc vào lực tay tác động, loại phi tiêu này có khả năng sát thương khá lớn.

 

9) Trident Main Gauche: đòn tấn công chí mạng của tuyệt chiêu phòng thủ

@Mc LeoD

Từng xuất hiện trong bộ phim “Những chàng lính ngự lâm”, thoạt nhìn Trident Main Gauche có hình dạng không khác gì các thanh gươm bình thường khác, với một lưỡi chính bằng sắt bén nhọn cùng một tay cầm bằng sắt bọc da.

Nhưng đó chỉ là hình thức đánh lừa thị giác của thợ rèn, hình dáng thật của nó vốn giống như một chiếc đinh ba, với hai dao găm bén nằm bên hông thân, chúng chỉ được bật ra khi chủ nhân bấm vào công tắc nằm trên tay cầm. 

 

8) The Man Catcher: vũ khí gọt đầu kinh hoàng

@Wellcome Images

Ra đời vào thời Trung Cổ, với 6 lưỡi dao bằng kim loại xếp thành vòng cung gắn với khóa ở hai đầu nhọn, nhìn từ xa The Man Catcher giống một chiếc đầu mèo vô hại hơn là một loại vũ khí. 

Và, dù không có khả năng giết người nhưng loại đồ dùng quân sự này có công dụng không thua gì một chiếc còng thậm chí nó còn đáng sợ gấp 10 lần. Với chiếc cổ đầy máu, “con mồi” của The Man Catcher chỉ có thể từ từ cảm nhận mùi vị của tuyệt vọng trong đau đớn. 

 

7) Gauntlet Daggers: nắm đấm sắt lấy mạng người chỉ trong chớp mắt

@Horace Nicholls

Gauntlet Daggers được các binh sĩ Thế chiến I sử dụng nhiều như một giải pháp giúp họ vượt qua cảm giác ghê tởm về chiến tranh và giảm sự tiếp xúc với máu tanh – thứ mà họ cho là dơ bẩn. 

Gauntlet Daggers thực chất là một dạng bao tay làm từ kim loại ôm trọn đến tận khuỷu tay, nối liền với một chiếc dao găm sắc bén, khi mang nó người sử dụng có thể dễ dàng kết liễu đối thủ chỉ bằng một cú đấm dứt khoát. 

 

6) Key Guns: công cụ đắc lực của cai ngục

Nhằm đối phó với mọi tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất ngờ, vào thế kỷ XVII, Key Guns đã được phát minh và trở thành công cụ đắc lực giúp việc cho các cai ngục.

Vừa là chìa khóa, Key Guns còn là một khẩu súng nhỏ. Với một khoảng cách nhất định, lượng thuốc súng bên trong chiếc chìa khóa có thể kết thúc mạng một tên tù bất trị.

 

5) Lantern Shield: ánh sáng tạo ra cái chết

@Wikimedia

Xuất phát từ tâm thế phòng thủ chủ động, Lantern Shield lợi dụng các tính chất về ánh sáng để trở thành loại vũ khí mạnh mẽ về cả tấn công lẫn tự vệ. 

Lanter Shields có 4 bộ phận gồm: tấm khiên tròn có khóa nhỏ lên xuống vừa vặn với tấm gương hắt sáng phía sau, gắn với một Gauntlet Daggers 3 dao và 1 thanh gươm dài. Khi thời cơ cho phép, ánh sáng phát ra từ Lanter Shields có thể làm đối thủ mù mắt và lộ ra yếu điểm chết người.

 

4) Goedendag: cơn ác mộng của các hiệp sĩ

@Paul Hermans

Mang ý nghĩa là “ngày tươi đẹp” hay “con dao tốt” nhưng Goedendag từ khi ra đời đã là nổi ám ảnh của các hiệp sĩ suốt thế kỷ XIII. 

Thủ công đơn giản, giá thành rẻ, khối lượng không nhỏ, Goedendag có cấu tạo gồm hai phần: đầu nhọn hình tam giác đúc từ kim loại đặc, thân bằng gỗ cứng. Một cú đâm của loại vật dụng dùng vào mục đích đánh nhau này có thể xuyên thủng cả áo giáp và rách cả cơ thể đối thủ, và đó là tất cả lý do Goedendag từng rất nổi tiếng.

 

3) Enouy Revolver: khẩu súng lục với 48 viên đạn

@Firearms History

Được thiết kế bởi Joseph Enouy năm 1855, Enouy Revolver có thể chứa được 48 viên đạn trong xi lanh. Tuy nhiên, vì sức chứa của buồng đạn tỉ lệ thuận với trọng lượng súng gây trở ngại trong việc mang theo bên người, vũ khí này đã thất bại khi sử dụng đại trà. 

 

2) UP Rocket Launcher: cỗ máy tàn phá trên không

@Imperial War Museum

Sử dụng nhiều trong Thế chiến II, UP Rocket Launcher được thiết kế như một họng súng lớn bắn ra cùng lúc được 10 tên lửa có kích thước ngang nhau. Khi đến độ cao 3.000 m, các tên lửa sẽ tự phát nổ mang theo các quả mìn tiến đánh mục tiêu từ trên không. Đây là loại vũ khí chuyên dụng để triệt hạ máy bay và hầm trú của địch. 

Tuy nhiên, giá thành cao chưa kể xui rủi khi tên lửa phát nổ sớm có thể lộ căn cứ, nên cỗ máy để chiến đấu này cũng dần bị lịch sử quên lãng.

 

1) Webcam Guns (Wall Guns): súng trường thế hệ mới

Xuất hiện ở châu Á thế kỷ XV nhưng đến thế kỷ XVII, Wall Gun mới thực sự trở thành vũ khí chuyên dụng trong hạm đội hải quân Châu Âu.  

Sau nhiều cải tiến, Wall Gun trở thành công cụ giết người hàng đầu với khả năng bắn thủng mục tiêu trong cự ly 180 m xa gấp 6 lần súng trường thông thường. Đương nhiên, điều đó làm do danh tiếng của Wall Gun kéo dài hơn hẳn một thế kỷ.
 

Hiển nhiên, bất cứ điều gì muốn có cũng cần phải đánh đổi, cũng như để được độc lập tự do thì trải đường cho nó không thể thiếu các cuộc chiến đẫm máu. Một khi cái mới đến tất yếu cái cũ buộc phải đi, đó cũng chính là lý do các dụng cụ dùng trong quân sự trên dù rất ấn tượng nhưng đến cuối vẫn không thoát khỏi quy luật để bị lịch sử lãng quên.

Hãy chia sẻ bài viết để nhắc nhớ mọi người về một thời kỳ “đen tối” từng có trong lịch sử bạn nhé!

Bài viết liên quan: