Rác thải vũ trụ nhân tạo từ con người: những điều bạn chưa biết

Ngày 14/11/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Có phải trước giờ bạn nghĩ rằng, rác thải mà bạn vứt đi hàng ngày sẽ được đốt hoặc được vứt ở một chỗ kín nào đó mà không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh? Hay đơn giản, nó sẽ được phân hủy theo thời gian mà không làm hại tới ai cả? Thật ra, rác thải nó không đơn giản như bạn nghĩ đâu, bởi nó không chỉ tồn tại ở xung quanh nơi mình sống, mà nguy hiểm hơn là những mảnh rác do con người tạo ra đang quay xung quanh Trái Đất. Điều này gây ra không ít nguy hiểm cho mạng sống của con người trong tương lai, đồng thời ảnh hưởng tới dự án đưa con người ra ngoài không gian.

Những điều mà bạn chưa biết về rác thải vũ trụ nhân tạo từ con người dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn khá mới, thậm chí là bất ngờ về chúng. Nào, bạn đã sẵn sàng cùng LaLung.vn khám phá về những mảnh rác này chưa?

 

10) Bức hình của Không lực Hoa Kỳ về rác trong vũ trụ

Rác thải vũ trụ, Trạm Vũ trụ Quốc Tế, NASA

Mảnh vỡ không gian có hai loại, một loại là gồm các thiên thạch (tự nhiên) còn loại kia là do con người tạo ra. Những mảnh vỡ do người tạo ra được phát hiện trong quỹ đạo xung quanh quả đất nên nó được xem là mảnh vỡ quỹ đạo. Chúng là những thứ vô dụng, không còn dùng được nữa như tàu vũ trụ không hoạt động, hay bị rơi rớt tạo thành các mảnh vỡ ngoài không gian.

Vào năm 1980, không quan Mỹ đã tiến hành thăm dò các mảnh vỡ này ở vũ trụ và phát hiện thấy có tới hơn nửa triệu mảnh vỡ giống như cẩm thạch có kích thước tương đương với viên sỏi. Và có tới 20 ngàn mảnh giống quả bóng nhỏ trôi nổi quanh bầu khí quyển của Quả Đất. Nguy hiểm hơn là nó bay với tốc độ chóng mặt, khoảng 28 ngàn cây số/giờ.

Với tốc độ đáng sợ như vậy thì các nhà khoa học lo ngại rằng, những mảnh nhỏ nhất của nó cũng đủ để làm hư hỏng vệ tinh hoặc tàu ngoài không gian chứ chẳng đùa. Và dĩ nhiên, việc giết chết những phi hành gia khi thám hiểm tại đây là chuyện dễ như trở bàn tay chứ không cần bàn cãi.

 

9) Hiệp định mang rác vũ trụ về Trái Đất

Rác thải vũ trụ, Trạm Vũ trụ Quốc Tế, NASA

Với tổng số rác khổng lồ do con người tạo ra đó liệu có cách nào để giải quyết chúng không? Các nhà khoa học và nghiên cứu đã đưa ra giải pháp tối ưu nhất là trả về cho Trái Đất sau đó đốt chúng đi là được. Nếu chúng ta không dọn dẹp chúng hoàn toàn thì chắc chắn một ngày nào đó không xa nó sẽ gây nguy hiểm cho việc con người ra ngoài không gian để thám hiểm.

Giải pháp này cụ thể hơn đó là các nhà khoa học NASA sẽ sử dụng WT1190F – là một vệ tinh nhỏ để hút các mảnh vỡ rác có ngoài không gian di chuyển xuống Trái Đất. WT1190F sẽ đi theo một quỹ đạo hình elip, sau khi về lại trái đất, nó sẽ bay lên bầu trời, tạo hơi nóng do sự ma sát của các phân tử. Một khi nó nóng lên tới đỉnh điểm thì tự nó sẽ bốc cháy cùng với số rác nhân tạo.

 

8) Rác không gian là nguyên nhân khiến Trạm Vũ trụ Quốc Tế phải di chuyển 3 lần trong năm 2014

Rác thải vũ trụ, Trạm Vũ trụ Quốc Tế, NASA

Mấy chế có biết được rằng, để di chuyển Trạm không gian Quốc tế phải mất tới mấy ngày liền chứ không phải đơn giản. Thế mà trong năm 2014, nó đã buộc phải di chuyển chỉ để tránh những cú va chạm của những mảnh rác phi thẳng vào trạm này. Trường hợp không né nó thì thiệt hại người và tài sản là không hề nhỏ. Do đó, họ cần phải tự xoay xở để di chuyển nó ra khỏi quỹ đạo tránh những mảnh rác hình viên đạn.

Điều này rất nguy hiểm và là mối lo sợ của những người ở trong trạm, bởi khi biết mà né được còn đỡ, chứ thình lình nó phi trúng thì cũng đành chịu thôi. Điều này quả là mối họa vô cùng lớn khi rác liên tục ném lên tàu ISS, không chừng trong tương lai nó sẽ ném thẳng xuống Trái Đất luôn ấy chứ.

 

7) Gây nguy hại cho các vệ tinh quan trọng

Rác thải vũ trụ, Trạm Vũ trụ Quốc Tế, NASA

Thử nghĩ mà xem, tốc độ của nó lên tới 28 ngàn cây số/giờ thì khi mà mảnh vỡ nhỏ thôi xuyên qua các vệ tinh thì kết quả sẽ thế nào? Dĩ nhiên là nó bị hỏng nặng hoặc hư hại hoàn toàn, đó là giả sử mảnh rác nhỏ, còn nếu to thì chắc chẳng ai dám nghĩ tới hậu họa mà nó gây ra đâu nhỉ?

Các chương trình truyền hình, Internet, GPS hay điện thoại di động sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu chúng đâm thẳng vào những vệ tinh lớn. Bởi vệ tinh đóng vai trò quan trọng không hề nhỏ. Chưa hết, giả sử có trường hợp này xảy ra thì việc giữa cá quốc gia xảy ra xung đột là điều khó có thể tránh khỏi. Bởi nếu một tai nạn vô tình xảy ra do vệ tinh tấn công, nhưng không ai biết được nguyên nhân. Và trong trường hợp này, họ sẽ nghi ngờ và hiểu nhầm lẫn nhau từ đó xảy ra chiến tranh là điều khó tránh khỏi.

 

6) Phi hành gia được điều khiển từ xa

Rác thải vũ trụ, Trạm Vũ trụ Quốc Tế, NASA

Để giảm bớt sự nguy hiểm của các phi hành gia do rác thải đang hoành hành ở vũ trụ ngoài không gian, cơ quan vũ trụ châu Âu đã và đang tiến hành chế tạo robot điều khiển từ xa. Con robot này có tên là Justin, nó sẽ thực hiện chức năng đi bộ ở khu vực các phi hành gia đang sống nhằm loại bỏ khả năng những mảnh vỡ có thể tấn công con người.

Những phi hành gia tự động này sẽ được điều khiển từ phòng thử nghiệm Columbus của ESA trên Trạm vũ trụ quốc tế bằng cảm biến điện từ. Trong tương lai không xa, những con robot này sẽ được chế tạo thêm chức năng cảm giác cảm ứng, chúng có thể bắt chước các động tác của một phi hành gia thực sự trên trạm không gian. Đây sẽ là một thí nghiệm khá thú vị để các nhà nghiên cứu mở đường khám phá mặt trăng và các hành tinh khác bằng những con robot được điều khiển từ xa như thế này.

 

5) Vệ tinh hình khối lập phương có khả năng sẽ thành mảnh rác

Rác thải vũ trụ, Trạm Vũ trụ Quốc Tế, NASA

Như chúng ta đã biết, vệ tinh hình khối lập phương được hình thành để phục vụ cho công tác nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ tại không gian. Ai cũng nghĩ rằng, vệ tinh đặc biệt siêu nhỏ này có khả năng sẽ được phi thẳng vào quỹ đạo và có thể dễ dàng làm chức năng cung cấp thông tin lên trạm vũ trụ quốc tế.

Nhưng với thực tế hiện nay, rất khó nhà khoa học nào có thể kiểm soát và nắm bắt chúng. Và cũng có thể ngay sau khi được thả vào vũ trụ nó cũng có khả năng sẽ biến thành một trong những mảnh rác của vũ trụ thì sao. Chẳng ai có thể đoán trước được điều gì khi mà có tới nửa triệu mảnh vỡ vụn đang tồn tại ngoài không gian. Và một điều nữa là bản chất của nó rất khó có thể kiểm soát ở điểm hiện tại chứ chưa nói gì đến việc phi thẳng vào vũ trụ.

 

4) Mỗi vụ va chạm sẽ khiến mức thiệt hại tăng lên 100 lần

Rác thải vũ trụ, Trạm Vũ trụ Quốc Tế, NASA

Với tốc độ bay chóng mặt như chúng ta đã biết của các mảnh rác xuất hiện ở ngoài trái đất này, hẳn mấy mem có thể tưởng tượng được thiệt hại của nó khủng khiếp cỡ nào khi nhỡ va vào các vệ tinh nhỉ? Có rất nhiều các vệ tinh, tàu vũ trụ đang hoạt động ở ngoài không gian, nhỡ đâu vô tình vô ý những mảnh rác này lại va chạm với chúng thì ôi thôi rồi.

Mặc dù, những vụ va chạm rất ít khi xảy ra (cái này Mỹ né được khi di chuyển trạm không gian quốc tế hai lần trong năm 2014) nhưng ước tính nếu nó đâm trúng thì sẽ gây ra thiệt hại lớn gấp 100 lần chứ chẳng đùa. Và điều này còn nguy hiểm hơn khi các tổ chức có thể dễ dàng đưa một con tàu thoi hay là vệ tinh ra khỏi đó. Nhưng đối với những mảnh rác bay lượn trong không gian này thì đó là điều không thể.

 

3) Dự án hàng rào không gian

Rác thải vũ trụ, Trạm Vũ trụ Quốc Tế, NASA

Để bảo vệ con người và tài sản cũng như những thử nghiệm ở ngoài không gian mà các nước, đặc biệt là Mỹ đang cố gắng hoàn thành. Các nhà nghiên cứu đã và đang tiến hành xây dựng dự án hàng rào không gian, nó có chức năng bảo vệ, tránh không cho những mảnh vụn đâm vào vệ tinh và những thứ hữu ích khác. Mặc dù, dự án này không thể làm giảm số lượng các mảnh rác vũ trụ đang tồn tại trên quỹ đạo được, nhưng nó hoàn toàn có thể giúp đỡ đội không quân Mỹ giám sát tốt hơn về những mảnh vụn này.

Đây là hệ thông radar kỹ thuật số, thực chất nó chỉ là hàng rào ảo được lắp ráp khắp hành tinh và có chức năng  nhập những mảnh vỡ nhỏ tầm 10 cen-ti-mét. Sau đó nó sử dụng cảm biến quang học và một tần số bước sóng cao để theo dõi nó. Sự giám sát bằng hàng rào này còn có thể dự đoán được những mảnh vỡ di chuyển theo hướng nào, từ đó sẽ báo cho các phi hành gia và vệ tinh dời trạm để tránh sự va chạm đáng tiếc có thể xảy ra.

 

2) Chi phí để giải quyết những mảnh vỡ cực kỳ lớn

Rác thải vũ trụ, Trạm Vũ trụ Quốc Tế, NASA

Có rất nhiều những ý tưởng, dự án, phương án để xử lý những mảnh rác trong không gian này. Nhưng có một điều mà ai ai cũng nhận ra được rằng, để giải quyết nó không hề đơn giản. Các nhà nghiên cứu, bên cạnh việc phải đau đầu bởi những thử nghiệm và chất xám mình bỏ ra thì việc đầu tư chi phí để tóm gọn chúng quả là một con số khổng lồ.

Nhưng không hẳn dự án nào cũng thành công, bởi những mảnh rác này cực kỳ khó tiêu diệt và loại bỏ chúng. Do đó, buộc các nhà nghiên cứu phải tìm tòi và thử nghiệm hàng trăm thậm chí hàng vạn lần với hy vọng cho kết quả thuyết phục. Tuy nhiên, mỗi lần thí nghiệm bằng một công nghệ hay kỹ thuật mới là phải bỏ ra hàng bộn tiền. Và cứ thế, tiền thì đi ra mà kết quả thu vào thì vẫn chưa đáng kể. Điều này có thể khiến nhiều nhà khoa học bỏ cuộc bởi áp lực. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn luôn hy vọng ở một tương lai không xa, rác trong vũ trụ sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

 

1) Trong tương lai, chúng ta sẽ bị mắc kẹt bởi rác vũ trụ bao quanh

Rác thải vũ trụ, Trạm Vũ trụ Quốc Tế, NASA

Mấy chế thử nghĩ mà xem, số lượng rác thải vũ trụ nhân tạo từ con người ngày càng nhiều lên thì thử hỏi trong tương lai con người chúng ta sẽ như thế nào đây? Giả sử chẳng có cách nào ngăn chặn được nó, hàng rào không gian hay robot điều khiển từ xa cũng chẳng thể làm gì được nó bởi nó quá nhiều và quá mạnh. Vậy thì kết quả sẽ ra sao? Phải chăng một ngày nào đó loài người sẽ bị mắc kẹt tại Trái Đất và xung quanh chỉ toàn rác là rác.

Bên cạnh đó, chưa kể tới những tác động, những nguy hiểm mà mảnh vỡ không gian gây ra cho cuộc sống tại đây. Đúng là khó mà có thể tưởng tượng được một tương lai ngoài không gian chứa vô số rác thải.

 

Nếu muốn tận mắt nhìn thấy những cú ném kinh khủng khiếp của rác thải từ vũ trụ thì đừng bỏ lở video thú vị dưới đây. Hẳn bạn sẽ kinh ngạc bởi tốc độ nhanh và mạnh mẽ của những mảnh vỡ khó ưa này.

Những điều bạn chưa thấy bao giờ về rác thải vũ trụ được tạo ra bởi con người mà chúng tôi nêu trên hẳn sẽ khiến bạn thất thần và ngạc nhiên. Vậy thì chắc gì những người khác đã biết, do đó hãy chia sẻ thông tin bổ ích này đến với mọi người. Để cùng nhau bảo vệ Trái Đất và cùng nhau nghĩ ra những ý tưởng hay ho giúp các nhà khoa học dễ dàng trong việc giải quyết sạch những đám rác đáng ghét kia nhé!

Bài viết liên quan: