Những cây cầu được xây dựng bởi người cổ đại hôm nay vẫn còn dùng

Ngày 12/05/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Những cây cầu được người cổ đại xây dựng vẫn bền bỉ cho tới ngày hôm nay. Cùng truy tìm những nét đẹp cổ điển của công trình bắc qua sông này xem sao.

Chúng ta chẳng còn lạ gì với những tòa công trình đồ sộ do người cổ đại xây dựng nên như Kim tự tháp, đấu trường La Mã, Vạn Lý Trường Thành, đền Angcovat…

Trong khi hầu hết những kiến trúc đó ngày nay tìm được cho mình một công việc khác như điểm tham quan du lịch hay để các nhà khoa học, nhà thám hiểm khám phá. Thì bên cạnh đó vẫn còn những thiết kế tuy không to lớn nguy nga nhưng nó vẫn tồn tại qua bao thế kỷ, để lại những dấu ấn lịch sử. Những cây cầu được dựng nên bởi người cổ đại vượt qua bao sóng gió, chiến tranh hôm nay vẫn còn dùng.

 

1) Cầu Arkadiko (Hy Lạp)

Cầu Arkadiko, Hy Lạp

Trải qua vô số những sự bào mòn từ thiên nhiên nhưng vẫn giữ được hình hài nguyên sơ, cầu Arkadiko được xây dựng vào những năm cuối Late Helladic III (khoảng 1300-1190 trước Công nguyên). Đây có thể xem như cây cầu đá lâu đời nhất trên thế giới hiện vẫn còn đang được sử dụng. Điều đó cho thấy rằng kỹ thuật xây dựng của người cổ đại thật sự đáng nể phục.

Cây cầu thuộc về thời Mycenaean nó nối liền giữa hai thành phố Tiryns và Epidauros.

Phần đầu cầu rộng hơn hẳn so với những kiến trúc cầu đi bộ thời đó (khoảng 2,5 mét). Các nhà sử học cho rằng, sở dĩ có cấu trúc đặt biệt như vậy là để cầu đủ rộng dành cho cả xe lưu thông vô tư luôn.

Một điều làm cho công trình giao thông này trở nên ấn tượng hơn là nguyên liệu cấu tạo của nó làm 100% từ những tảng đá vôi. Và chúng được xắp xếp sao cho vừa khít với nhau, không hề có xi măng hay những chất kết dính nhằm giữ cây cầu nguyên vẹn. Nó đã tồn tại qua hơn 3000 năm chỉ với những kỹ thuật thô sơ thời bấy giờ. Ngoài ra vẫn còn 4 cây cầu khác trong khu vực.

 

2) Tarr Steps (Vương quốc Anh)

Tarr Steps, Vương quốc Anh

Tọa lạc tại Exmoor, cây cầu Tarr Steps là một loại cầu kết cấu bằng các phiến đá chồng xếp lên nhau có lịch sử lâu đời. Chính vì cấu trúc này mà việc xác định niên đại của nó là vô cùng khó khăn. Ban đầu nó được phỏng đoán là đã tồn tại hơn 3000 năm trước công nguyên. Nhưng sau đó, dựa vào các tài liệu cổ người ta xác định được rằng nó tồn tại vào 1500 trước công nguyên.

Sự tích về câu cầu già nua này cũng rất ly kỳ, người ta nói nó được thực thi nên bởi một con quỷ. Con quỷ này tuyên bố rằng không một ai, một thứ gì có thể bước qua được hết, nếu dám xâm phạm sẽ bị nó giết chết.

Người dân vì nghi ngờ đã quăng một con mèo qua cầu và bạn biết chuyện tồi tệ gì đã xảy ra sau đó không? Chú mèo bị bốc hơi trong tích tắc. Sau đó thì người dân bèn cử ra một người trong làng đến thỏa thuận với con quỷ. May mắn thay, nó đồng ý với điều kiện là: mỗi khi nó cần tắm nắng lệnh cấm sẽ được khôi phục. Khi đó không được ai được phép bước lên cầu.

Vì lý do bảo tồn, mà hiện tại những chuyên gia đã cho đánh số những phiến đá làm nên cây cầu, để có thể khôi phục lại mỗi khi nó gặp sự cố.

 

3) Cây cầu Ponte Sant'Angelo (Roma, nước Ý)

Cây cầu Ponte Sant'Angelo, Roma, nước Ý

Được xây dựng theo lệnh của hoàng đế Hadrian vào năm 136 trước công nguyên. Ponte Sant'Angelo (cây cầu của thiên thần) là một trong những công trình vượt sông nổi tiếng nhất tại Rome, đồng thời cũng là một trong những cây cầu xinh đẹp nhất. Nó là hiện thân của sự buông thả trong những hành động của hoàng đế Hadrian, khi mà ông cho xây nó chỉ đơn giản là để mọi nơi trong thành phố Rome đều có thể hướng tới lăng mộ của mình sau khi ông mất: Castel Sant'Angelo (lâu đài của thiên thần).

Lý do mà cả hai công trình trên đều có thêm hậu tố “thiên thần” là vì những bức tượng về tổng lãnh thiên thần Michael được tạc trên lăng mộ. Trước đó vào năm 590 trước công nguyên, truyền thuyết tin rằng các thiên thần đã đổ bộ xuống thành phố trên đỉnh của lâu đài, giúp chấm dứt căn bệnh dịch hạch.

Rất lâu sau thời của Hadrian một nhà điêu khắc đã bổ sung thêm những bức điêu khắc về 10 vị thiên thần nhằm tô điểm thêm cho nó. Việc này được thực hiện vào năm 1668 bởi Lorenzo Bernini và 2 trong số 10 bức điêu khắc ông làm cho chính mình. Mỗi thiên thần đại diện cho câu chuyện Chúa Giê – Su bị đóng đinh trên giá.

 

4) Cầu Anji (Triết Giang, Trung Quốc)

Cầu Anji, Triết Giang, Trung Quốc

Còn được biết đến với tên là Zhaozhou (Cầu An Tế hay cầu Triệu Châu, cầu Đại Thạch), Anji là cây cầu cổ xưa nhất trong bốn cây cầu cổ (tứ đại cổ kiều) tại Trung Quốc. Nó được thi công từ năm Khai Hoàng thứ mười lăm (năm 595) đến năm Đại Nghiệp thứ nhất (năm 605) trong thời Tùy Dạng Đế. Là một cây cầu đá hình vòng cung nối hai bờ con sông Hào. 

Nó được Lý Xuân thiết kế nhắm tới mục tiêu là một cây cầu vững nhất trên thới giới. Thật vậy, nó vẫn tồn tại vững chãi trong 1.400 năm qua. Cho dù đã hứng chịu ít nhất 8 cuộc chiến tranh, hàng loạt trận lũ lớn, và rất nhiều trận động đất, trong đó trận có tâm chấn nặng nhất cường độ lên tới 7,2 độ rit-te. Trong khi đó nó chỉ cần trải qua 9 lần trùng tu.

Đây là một trong những công trình được hiệp hội kỹ sư xây dựng Mỹ vinh danh như là cột mốc thứ 12 của những công trình dân dụng quốc tế và được trao tặng một tượng đài bằng đồng.

 

5) Cầu Cendere (nước Thổ Nhĩ Kỳ)

Cầu Cendere, nước Thổ Nhĩ Kỳ

Nó được xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ thuộc thành phố Kommagenean. Mục đích của nó được xây dựng nên là để tôn vinh hoàng đế La Mã Septimius Severus cùng với vợ ông Julia và hai người con trai là Caracalla và Geta. Bây giờ nó hiện đang nắm giữ vị trí thứ hai trong những cây cầu dài nhất mà người La Mã từng thực hiện. Ở hai đầu cầu đều được xây dựng 2 cột làm biểu tượng cho gia đình hoàng gia.

 

6) Cầu than thở (Venezia, Ý)

Cầu than thở, Venezia, Ý

Đây là một điểm đến mà ít khi nào du khách bỏ qua nó khi đến Yemen. Shaharah hay còn được biết với tên Cầu Than Thở, nó được xây dựng vào thế kỷ thứ 17 với mục đích kết nối  hai ngọn núi Jabal al Emir và Jabal al Faish.

Câu cầu dài chừng 200 mét và được xây dựng trên độ cao 2.600 m. Việc tạo nên nó đã giúp ích rất nhiều cho người dân hai bên ngọn núi khi có việc cần đi chuyển, thay vì phải đi một đoạn đường vòng dài. Ngoài ra nó còn là lối duy nhất để tiến vào thị trấn Shaharah.

 

7) Cầu Khaju (nước Iran)

Cầu Khaju, nước Iran

Được xây dựng vào năm 1667 dựa trên nền tảng từ một cây cầu cũ đã có trước đó. Việc lên kế hoạch  xây dựng cây cầu này đã được thông qua từ quốc vương Shah Abbas đệ nhị. Ngoài mục đích chính trong việc giúp người dân lưu thông, nó còn có nhiệm vụ như một con đập và cống thoát nước cho thành phố.

Cây cầu có tổng cộng 23 nhịp với chiều dài và chiều rộng lần lượt là 105 mét và 14 mét, được xây bằng gạch và đá. Nó giúp lưu thông giữa hai khu phố Khaju và Zoroastrian qua con sông Zayandeh.

Hiện nay, đây có thể nói là một địa điểm tham quan nổi tiếng của thành phố Ifahan. Nhất là trong màn đêm, cây cầu hiện lên với dáng vẻ vô cùng trang nhã, hài hoà.

 

8) Cầu Rialto (Venezia, Italia )

Cầu Rialto, Venezia, Italia

Cây cầu đẹp đẽ tại Venezia này ban đầu được tạo ra nhằm mục đích thay thế người tiền nhiệm cũ kĩ, mục nát vào năm 1591. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư Antonio da Ponte, người đã có một cuộc cạnh tranh gay gắt để giành quyền thiết kế cầu với các đối thủ nặng ký khác là Michelangelo và Palladio.

Mặc dù vậy khi ra đời, nó nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ người dân cũng như những chuyên gia khác về hình dáng của mình.

Cầu đá Rialto là cây cầu cổ xưa nhất ở thành phố này. Nó bắc qua con kênh Grand và là điểm hẹn lý tưởng cho đôi lứa thề nguyền, tỏ tình và đính ước. Ngoài ra, nó còn được góp mặt rất nhiều trên các tác phẩm nổi tiếng của các nghệ sĩ, hay trong phim ảnh.

 

9) Cầu Vecchio (Ponte Vecchio, Firenze, Ý)

Cầu Vecchio, Ponte Vecchio, Firenze, Ý

Được xây dựng vào năm 1345, đây cũng là một cây cầu được làm lại từ cây cầu gỗ khác. Thứ đã không thể sử dụng được sau một trận lũ. Tọa lạc tại thành phố Florence, Italy.

Ponte Vecchio (tiếng Ý nghĩa là “cầu cũ”). Điểm đặc biệt của nó là một dãy các cửa tiệm nằm dọc hai bên cầu. Vào những năm 1700, đa số là những cửa hàng thịt và hàng thủ công. Nhưng ngày này được thay thế hoàn toàn bởi những của tiệm kim hoàn và nghệ thuật, lưu niệm. Ngoài ra, du khách khi tới đây còn rất tò mò, thích thú với vô số những ổ khóa lớn nhỏ được móc trên thành cầu.

 

10) Pons Fabricius (Rome, Ý)

Pons Fabricius, Rome, Ý

Lại một công trình bắc qua sông nữa của Ý. Đế chế La Mã đã xây dựng được nhiều những công trình mà kỹ thuật của họ cứ sừng sững, thách thức với thời gian. Với sản phẩm xây dựng bền bỉ và hiệu quả mang lại, một vài công trình quan trọng trong thời kỳ La Mã vẫn được dân chúng địa phương hưởng xái đến hôm nay. Nếu bạn đang muốn kiểm chứng những điều này, chỉ đơn giản là xách ba lô lên và có một chuyến đi đến Rome tham quan cầu Pons Fabricius.

Cầu được xây dựng bởi Lucius Fabricius vào năm 62 trước Công Nguyên, dùng để thay thế cho một cây cầu gỗ trước đó đã bị đốt. Lucius đã chỉ huy xây dựng của nó và tên ông đã được viết trên cầu tại bốn điểm khác nhau.

Sau một trận lụt ở vào năm 23 trước Công Nguyên, hai vị lãnh chúa là Marcus Lollius và Quintus Aemilius Lepidus đã thêm vào những quy định nhằm bảo tồn công trình này.

 

Ngoài những kiến trúc cổ điển đang hiện hữu cho tới ngày hôm nay thì tại thời đại của chúng ta cũng đã xây dựng được rất nhiều những cây cầu khác với vẻ đẹp tuyệt vời, hi vọng tuổi thọ của chúng sẽ không thua kém gì những bậc tiền bối đi trước. Mời các bạn theo dõi thêm qua đoạn phim sau đây.

Kỹ thuật khoa học của người xưa quả là không thua kém gì chúng ta thời hiện đại. Chỉ dựa vào những vật dụng thô sơ mà họ có thể làm nên những công trình tuyệt vời. Hãy cùng chia sẻ chúng đến những người quen của bạn nhé!

Bài viết liên quan:

TIN MỚI NHẤT