Loài ốc có vỏ bằng sắt và sống ở độ sâu 2.500 mét dưới Ấn Độ Dương

Ngày 12/02/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Loài ốc sên thủy nhiệt mới được đặt tên này là một loài ốc cư trú dưới vài ngàn feet nước (1 feet = 0,3 m) giống như một số loài ốc khác. Tuy nhiên, nó còn được gọi là ốc vảy chân hoặc ốc có vảy chân bụng, nó khá khác với đồng loại chân bụng của mình.

Thứ nhất, nó sống ở độ sâu 2.500 mét dưới Ấn Độ Dương, thoải mái sống trong miệng phun thủy nhiệt dưới đáy biển - "suối nước nóng" này được tạo ra bởi quá trình hoạt động địa chất - ngay bên cạnh các cột khói đen thải ra nước quá nhiệt, với nhiệt độ gần 35 độ C và có tính axit cao, chứa các kim loại khác nhau cùng với hydro sunfua.

 

Ốc, đại dương, vỏ ốc, ốc sên thủy nhiệt

@David Shale

Lý do có sự khác biệt thứ hai rất đáng chú ý là lớp áo giáp vảy và bộ vỏ đều được khoáng hóa bởi sunfua sắt: những con ốc này đã tạo nên một bộ xương ngoài bằng sunfua sắt và là những động vật duy nhất có thể làm điều đó.

 

Ốc, đại dương, vỏ ốc, ốc sên thủy nhiệt

@David Shale

Các sunfua hydro này khi tràn ra khỏi miệng phun thủy nhiệt được cho là có độc tính cao đối với một số sinh vật. Mặc dù nó có nồng độ độc tính cao, nhưng một số vi khuẩn vẫn cố phát ra năng lượng - một quá trình được gọi là chemosynthesis, và đây là những sinh vật phát triển mạnh ở mọi thời đại. Do đó, về việc thích nghi với môi trường độc hại, thì giống như những sinh vật khác, các loài ốc vảy chân đều chứa vi khuẩn nội cộng sinh (vi khuẩn sống bên trong các sinh vật khác, đem lại lợi ích cho vật chủ) trong ruột của mình để giúp tổng hợp thực phẩm bên trong cơ thể mà chúng thậm chí phải ăn!

Được phát hiện đầu tiên tại vùng Kairei khô ở Ấn Độ Dương, loài chân bụng này khác với các loài khác trong đại gia đình của mình là có thành phần khoáng không chỉ ở vỏ, mà còn trong các phần cứng của bàn chân, do đó được đặt tên là "ốc vảy chân". Các loài chân bụng khác không có vảy ở chân, nhưng chúng có nắp mang, đó là "cánh cửa sập" và giữ vai trò như một loại nắp khi loài động vật này thu vào chiếc vỏ của mình. Tuy không có nắp mang nhưng ốc vảy chân lại được ưu đãi với hàng ngàn chiếc vảy trên đôi chân của chúng.

Vỏ và vảy của loài ốc sống dưới nước này được bao phủ bởi một lớp hợp chất sắt, chủ yếu là pyrit và greigite. Hai thứ này là một hợp chất từ tính, và trên thực tế có thể dính vào nam châm.

 

 

Ốc, đại dương, vỏ ốc, ốc sên thủy nhiệt

@www.oia.hokudai.ac.jp

Tuy nhiên, vỏ của các loài chân bụng này không hoàn toàn cứng nhắc; chúng rất chắc nhưng cũng mềm dẻo. Đó là do cấu tạo ba lớp, lớp đầu tiên là mạ sắt cung cấp sức mạnh cho vỏ, lớp thứ hai là một hợp chất hữu cơ dày có tác dụng như một cơ quan hấp thụ đột biến, được theo sau bởi một lớp vật chất bị vôi hóa cuối cùng.

Theo nghiên cứu được tiến hành bởi NSF (National Science Foundation: cơ quan thuộc chính phủ Mỹ, nơi khuyến khích và bảo trợ các nghiên cứu khoa học) và MIT (Viện Công nghệ Massachusetts), loài ốc này "trải qua các cơ chế biến dạng và bảo vệ rất khác so với các loài chân bụng khác", nó bảo vệ bản thân rất hiệu quả, "nhiều hơn so với các động vật thân mềm điển hình".

Loài động vật này được ưu đãi rất nhiều vảy và dường như đã phát triển chúng để sử dụng vừa như một phương tiện bảo vệ vừa như một phương tiện giải độc. Dù bằng cách nào, thì việc có nhiều vảy và các cấu tạo sắt cũng khiến chúng nổi bật hơn so với các thành viên khác trong cùng nghành.

 

 

Tiếp theo, mời các bạn xem qua clip về những sinh vật lạ thường dưới đáy đại dương.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy chia sẻ hình ảnh về loài ốc có vỏ bằng sắt và sống ở độ sâu 2.500 mét dưới Ấn Độ Dương đến mọi người bạn nhé!

Bài viết liên quan: