Những côn trùng kỳ quái ăn thịt động vật

Ngày 26/11/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Côn trùng đa số đều có kích thước nhỏ bé, sống ở những nơi dơ bẩn, tối tăm, ẩm thấp và cách kiếm thức ăn cũng tùy vào đặc tính từng con.

Có những con rất hữu ích như ong mật giúp thụ phấn cho hoa và tạo mật ong ngọt ngào, cũng có con đáng ghét đã hút máu người mà còn gây sốt xuất huyết như muỗi.

Còn ruồi thì gây giun sán, kiến thì đốt đau, nhện có độc… Nhưng nguy hiểm hơn một số côn trùng kỳ quái ăn thịt động vật, chúng rất tinh quái, nguy hiểm, sống ký sinh và có biện pháp dụ dỗ nạn nhân vào chỗ chết mặc dù kích thước thì bé tí như hạt bụi thôi. Đó là những con nào, mời bạn xem tiếp sau đây.

 

10) Bọ chân chạy gài bẫy kiến

bọ chân chạy

@Didier Descouens

Bọ chân chạy Paussinae là một điển hình cho côn trùng kỳ quái ăn thịt động vật. Thức ăn của chúng là kiến trưởng thành và kiến con. Ấu trùng của bọ cánh cứng được phân biệt bởi một cái đĩa dẹp, mỏng ở cuối thân. Ở nhiều loài chân chạy khác, chiếc đĩa này còn phát ra mùi hương hấp dẫn và kẹp nhốt côn trùng, số khác thì lao đầu xuống cát, đuôi chổng lên trời và chôn mình lại. Khi bất kỳ con kiến xấu số nào đi qua, cái đuôi có chiếc đĩa báo động có con mồi và chú kiến nhỏ bị tóm ngay.

 

9) Brachyspectra fulva săn nhện

Ấu trùng nhỏ của bọ cánh cứng Brachyspectra fulva cũng có một cái đuôi lợi hại như bọ chân chạy Paussinae, săn mồi bằng cách nằm chờ thời để dùng đuôi tấn công. Thân hình nó dẹp như một tấm thảm, có nhiều gai nhọn và dày ở sau đuôi.

Thức ăn chủ yếu là nhện, chúng đi săn trên những thân cây xù xì bằng cách tiết ra một chất hóa học thu hút con mồi. Con nhện ngây ngô đi đến chỗ chết mà không phát hiện điều gì bất thường. Khi thấy mục tiêu Brachyspectra fulva nhanh chóng dùng hàm và đuôi tóm lấy.

 

8) Ruồi giả ong gia nhập tổ kiến

ruồi

@PaulT

Microdon mutabilis là một loài ruồi giả ong, ấu trùng của nó là những con sâu non sống hai năm cùng với đàn kiến. Chúng ăn trứng và ấu trùng của kiến nhưng cả toàn thể họ nhà kiến đều không mấy quan tâm bởi vì con ruồi giả ong kia có tiết chất có mùi như bọn kiến nên nghiễm nhiên được xem là người nhà.

Microdon mutabilis có một thân hình đầy đặn, lưng mái vòm phẳng, đàn hồi.Được giới khoa học phát hiện vào năm 1758, phân bổ ở vùng Cổ Bắc giới.

 

7) Sư tử kiến ăn bọt biển

sư tử kiến

@August Brauer

Sư tử và kiến bạn đã thấy rõ ràng rồi, nhưng sự kết hợp của hai con này thành một thì chắc chắn chưa ai biết, trừ khi bạn là nhà khoa học. Tên của nó là antlions – còn gọi là kiến sư tử, nó có biệt tài xây dựng những cái bẫy trong cát đất. Khi còn là ấu trùng chúng lớn lên dưới nước, ăn những con bọt biển nước ngọt.

Khi trưởng thành nó có một thân hình dài, rất nhiều chân, miệng mỏng dài và bắt đầu di chuyển lên những nơi có cát khô. Một số loài thì ăn mật hoa, phấn hoa. Số khác thì ăn những côn trùng có chân khớp cỡ nhỏ. Thông minh hơn thì có loài đặt bẫy trên cát và con nào rơi vào tròng thì chúng dùng chiếc miệng bé xinh đâm vào xương vật chủ để hút chất lỏng, đa số con mồi cũng là những con bọt biển thôi.

 

6) Sâu bướm ăn thịt ốc

Có một loại sâu bướm kỳ lạ ở chỗ không ăn thực vật mà chỉ ăn thịt quanh năm, đó là loài sâu bướm sống ở Hawaii. Con này chuyên ăn thịt ốc nhỏ qua nhiều công đoạn.

Khi tóm được con ốc ngon, sâu bướm hơi vất vả để giữ con mồi, sau đó nó dùng mưa kế để gặp con ốc. Sâu bướm tóm lấy thịt ốc ló ra dưới lớp vỏ nặng nề, nó chọc mạnh vào thân ốc để con ốc không thể chạy trốn hoặc rút người lại vào vỏ. Thế là cứ từ từ xơi mồi thôi.

 

5) Ong bắp cày ký sinh trong sâu bướm

ong bắp cày

@Ilona Loser

Ong bắp cày là một họ với ong tò vò, chúng thường đẻ trứng vào một côn trùng khác. Đến khi trứng nở thì ấu trùng ăn con vật chủ đó từ bên trong. Ngoài ra con ong mẹ còn thả khoảng 10.000 trứng lên các cạnh của lá, nơi này những con sâu bướm có thể ăn phải. Một số trứng sẽ ký sinh trong cơ thể sâu bướm và trở thành thức ăn nuôi dưỡng những ấu trùng ong bắp cày lớn lên.

 

4) Ấu trùng ruồi trong đầu kiến lửa

Ruồi không phải là loài côn trùng xa lạ với chúng ta, nhưng có một loại ruồi trong chi của Dohrniphora hơi bị quái lạ là chúng đẻ trứng trong đầu của những con kiến lửa. Ấu trùng ruồi gặm nhắm toàn bộ đầu vật chủ như là một loại thức ăn ngon, bổ để lớn lên.

Thông thường những con ruồi Dohrniphora mẹ sẽ tìm những con kiến bị thương, đang ốm, hoặc đã chết, chúng được trang bị một lưỡi răng cưa trên bụng nên dùng nó để kéo đầu kiến đứt ra khỏi thân, rồi ruồi mới đột nhập vào đầu kiến để đẻ trứng vào trong.

 

3) Microwasps ăn trứng của côn trùng dưới nước

Microwasps, Fairy wasps hay fairyflies là loại ong bắp cày, được ghi nhận là một trong những côn trùng nhỏ nhất và động vật đa bào nhỏ nhất, nó còn nhỏ hơn cả amip đơn bào. Bạn có thể hít thở và cuốn luôn cả con côn trùng kỳ quái này vào mũi mà không hề hay biết vì kích thước của nó chỉ như hạt bụi hoặc phấn hoa mà thôi.

Ấy vậy mà chúng là loài vật sống ký sinh ăn thịt động vật cơ đấy. Chúng đẻ trứng trong trứng của những côn trùng dưới nước. Tuy nhỏ con vật thôi nhưng Micro wasps rất tháo vát, nó sử dụng cánh để bay và chèo nước nữa đấy.

 

2) Nicrophorus pustulatus ăn trứng rắn

Nicrophorus pustulatus là loài bọ cánh cứng ăn xác chết động vật nhỏ, nó chôn xác những con vật đó dưới lòng đất để làm thức ăn cho ấu trùng mới sinh. Nicrophorus pustulatus thích đẻ trứng trong tổ của một con rắn. Khi ấu trùng nở, nó đã có tính cách tàn nhẫn từ nhỏ là nhai vỏ trứng rắn, gặm nhấm phôi và lòng đỏ rắn như một loại thức ăn béo bở, tuyệt vời.

Con rắn mẹ thậm chí vô tư không biết rằng vì sao một số quả trứng của mình sinh ra mà chỉ chứa toàn dòi bọ, nó vẫn ấp thay cho bọ cánh cứng và những đứa bé lạc loài ấy lớn lên có màu đen, hình dáng không có điểm nào giống loài bò sát cả.

 

1) Epomis chuyên săn cóc, ếch

Epomis là loài côn trùng chuyên săn bắt và giết những động vật có xương sống, tuy có hình dáng nhỏ xíu nhưng nó khá hung dữ và gian xảo. Các hành vi của bọ cánh cứng này được nghiên cứu phổ biến bởi nhà côn trùng học Gil Wizen (người Mỹ). Anh đã có nhiều thí nghiệm với các loại côn trùng và riêng với con Epomis anh thấy rằng mục tiêu ăn thịt là những chú ếch.

Để dụ con ếch, ấu trùng của Epomis sẽ vẫy râu để tạo sự thu hút, kéo chú ếch lại gần. Epomis để cho chú ếch cắn mình, nhưng nó nhanh nhẹn xoay thân và dùng đuôi đâm vào hàm dưới con ếch, khiến cổ họng nạn nhân mềm nhũn ra. Chú ếch tội nghiệp tuy muốn nhả con mồi ra nhưng không thể nào và nhai nuốt Epomis vào trong bụng.

Theo quan sát của nhà côn trùng học Gil Wizen, một vài con ếch đã nuốt được Epomis nhưng không chịu đựng được cơn đau họng vì ấu trùng tinh quái kia gây ra.

Khi trưởng thành Epomis càng thông minh hơn, nó sẽ săn một loạt các con mồi nhỏ, vẫn áp dụng chiến thuật dụ dỗ các con ếch, cóc. Nhưng chúng không vẫy râu dụ dỗ nữa mà né cửa miệng của các con này, leo lên lưng và cắn vào dây cột sống của vật chủ làm con vật tê liệt, từ đó Epomis có đồ ăn thơm ngon.

 

Sau đây là những hình tượng hơi ghê rợn trước những ký sinh trùng chui ra cơ thể vật ký sinh qua clip sau. Cảnh báo với bạn là đừng xem khi đang ăn uống nhé!

Chúng tôi nghĩ để không bị nhiễm ký sinh trong thói quen sinh hoạt và ăn uống, các bạn nên ăn đồ nấu chín, không ăn thực phẩm sống hoặc tái. Rau củ quả phải rửa sạch dưới vòi nước mạnh để trôi hết trứng giun.Tay chân phải sạch sẽ khi làm đồ ăn và dùng bữa.

Hãy chia sẻ bài viết và những tình huống bạn gặp phải khi bị nhiễm ký sinh (nếu có) cho LaLung.vn biết nữa nhé!

Bài viết liên quan: