Điện thoại di động: những điều bạn chưa biết về mobile phone

Ngày 18/04/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Hãy nói “Kết nối mọi người” khi bạn mua điện thoại Nokia – Microsoft, hãy nói “Tưởng tượng nhé!” nếu dùng điện thoại SamSung, và “Nghĩ khác đi” nếu cầm trên tay điện thoại iPhone,… Đó là các câu slogan của những hãng điện thoại nổi tiếng hiện nay.

Vậy để có những siêu phẩm công nghệ trên tay người tiêu dùng mấy ai quan tâm đến những câu chuyện về nó, một vật bất ly thân luôn kề vai sát cánh trong cuộc sống của chúng ta và chúng ta cũng thích thay đổi nó để hợp thời đại lắm. Chuyện kể về điện thoại di động: những điều bạn chưa biết về mobile phone. Sau đây, LaLung.vn mời bạn kéo xuống và đọc tiếp nào!

 

25) Điện thoại thông minh tính toán chính xác hơn máy tính khi đưa phi hành gia lên Mặt Trăng

Điện thoại thông minh, tính toán, chính xác, hơn, máy tính,  đưa phi hành gia lên Mặt Trăng

Thật vậy, điện thoại thông minh trên tay của bạn ngày nay có sức mạnh tính toán tốt hơn máy tính của tàu vũ trụ khi đưa phi hành gia lên thám hiểm Mặt Trăng. Kỹ sư của NASA cho biết thêm: do tên lửa phải chịu đựng sự đập của lực hấp dẫn và bức xạ, nên máy tính có nhiều thay đổi để giúp tên lửa chịu được sự va chạm này dẫn đến tính toán không chính xác so với mobile. Chính vì thế, một chiếc dế thông minh sẽ hơn hẳn máy tính trong tàu vũ trụ.

 

24) Điện thoại di động có vi khuẩn cao gấp 18 lần so với bồn cầu

Điện thoại di động, vi khuẩn, bồn cầu

Điều này là chắc chắn luôn, khi mà chúng ta cầm điện thoại hầu như thường trực trên tay, mật độ các vi trùng bám vào còn cao gấp 18 lần so với nút nhấn nước của bồn cầu hay tệ hơn là trong lòng cầu. Đa số là vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa, đường ruột. Bởi vì tay chúng ta đồng thời cũng tiếp xúc thường xuyên ngoài môi trường, cầm, nắm, chạm các thức ăn, đồ vật, thú cưng, con người… và “hưởng” không biết bao nhiêu loài vi trùng khác rồi lây lan đến cả chú dế cưng. Để có một chiếc điện thoại vô trùng ắt hẳn là một việc nan giải, điều này chẳng ai muốn và cũng không vui vẻ gì nếu rời xa chiếc di động dù là 5 – 10 phút.

 

23) Các nhà khoa học tìm cách sạc pin bằng nước tiểu

Nhà khoa học,  sạc pin, nước tiểu

Những chiếc smartphone luôn có một lượng pin kéo dài hơi bị ngắn, nên nó đã dày vò các nhà nghiên cứu tìm tòi một kiểu nạp năng lượng nhanh hơn. Và có ai ngờ đâu, nước tiểu đã được đề xuất. Họ biến nước tiểu thành một chuỗi pin, sự tồn tại của vi khuẩn trong đó tạo ra năng lượng. Tuy vậy, lượng điện mà vi khuẩn tạo ra còn quá thấp, chỉ đủ gửi một tin SMS, hay một cuộc gọi cực ngắn so với một chuỗi pin cồng kềnh cỡ … chiếc xe bus trong khâu sạc. Rốt cuộc, vụ án sạc pin bằng nước tiểu vẫn còn tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Hi vọng trong tương lai, ai cũng có thể sạc pin theo phương pháp này một cách đơn giản nhất ở nơi không có điện.

 

22) Nomophobia (hội chứng căng thẳng khi không có điện thoại ở bên)

Nomophobia, hội chứng căng thẳng khi không có điện thoại ở bên

Đây là một thuật ngữ diễn tả tâm trạng căng thẳng, buồn chán khi không có dế cưng ở bên. Có 41% người dùng điện thoại xài cùng lúc 2 chú “dế”. Vì nó là một thiết bị cá nhân nên chứa tất cả sự riêng tư vào đó như: hình ảnh, tin nhắn, video clip, lịch làm việc, mail, nhất là số điện thoại liên lạc nên chủ nhân của nó rất khó chịu khi một người khác tò mò nghịch chiếc alo. Trường hợp em này bị mất thì rất lo lắng những thông tin cá nhân bị phát tán. Với những bạn ít tiền hơn, chiếc điện thoại lại như một tài sản lớn (có thể do ba mẹ sắm, hoặc để dành rất lâu), vì thế chuyện bị mất dế lại càng lo âu, bồn chồn, không có đồ chơi giải trí: Zalo, Facebook, xem phim…     

 

21) Năm 2012 doanh số bán iPhone là 22 tỷ đô (tương đương 484 tỷ đồng tiền Việt)

Năm 2012, doanh số, bán iPhone, 22 tỷ đô,tương đương 484 tỷ đồng tiền Việt

So với doanh thu tất cả sản phẩm của Microsoft cộng lại là chỉ 17 tỷ đô (374 tỷ Việt Nam Đồng) thì chúng ta cũng thấy sức hút của chiếc smartphone trái táo cắn dở thật ghê gớm. Chính chiếc alo này đã làm nên huyền thoại về điện thoại thông minh, khắc sâu trong tâm trí người dùng.

 

20) Gần 100 ngàn điện thoại bị rơi xuống bồn cầu ở Anh

Gần 100 ngàn điện thoại bị rơi xuống bồn cầu ở Anh

Điều này không có gì lạ khi chú dế là vật bất ly thân, tính năng càng hiện đại con người càng dễ bị nghiện thứ đồ công nghệ này. Thay vì trước kia đi toilet 5 phút thì bây giờ đã kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ chỉ để check mạng xã hội, xem comment, rồi bất cẩn đánh rơi xuống lòng cầu. Ngoài ra nó còn bị “tắm mát” trong lavabo, chậu rửa bát nữa.

 

19) Hầu hết người Trung Quốc truy cập mạng bằng smartphone

Hầu hết người Trung Quốc truy cập mạng bằng smartphone

Trung Quốc là đất nước chuyên lắp ráp các sản phẩm công nghệ từ các hãng nổi tiếng trên thế giới và người dân xứ này cũng nghiện mobile phone. Hầu hết họ truy cập internet ở nơi công cộng từ di động cá nhân, chỉ có thiểu số là dùng laptop hoặc máy tính để bàn.

 

18) Một chiếc iPhone sạc đầy pin mỗi ngày tốn 5.500 đồng tiền điện một năm

Một chiếc iPhone, sạc đầy pin mỗi ngày tốn 5.500 đồng tiền điện một năm

Kể ra cái giá này còn rẻ hơn rất nhiều khi mua chiếc smartphone của Apple nên hết pin thì cứ sạc thôi.

 

17) Công nghệ điện thoại thông minh dựa trên hơn 250.000 bằng sáng chế cá nhân

Công nghệ điện thoại thông minh dựa trên hơn 250.000 bằng sáng chế cá nhân

Thành tựu nổi bật nhất của smartphone là màn hình cảm ứng. Đây là một dạng cảm biến khi tay tiếp xúc với lớp kính trong suốt khi đó điện trở sẽ phản ứng khiến mạch điện thay đổi, gửi thông tin tới bộ điều khiển để xử lý. Tiến sĩ Sam Hurst là người đầu tiên phát minh ra loại “cảm biến điện dung” và đã đăng ký bằng sáng chế năm 1977. Cuối cùng, công nghệ cảm biến điện dung trở thành công nghệ phổ biến cho các màn hình smartphone hiện nay.

Sau đó là sự tiếp nối của các anh hào trong công nghệ di động như: Microsoft, Apple, Nokia, SamSung đã liên tiếp tung ra các sản phẩm như tablet, laptop cảm ứng, laptop bàn phím rời khi kế thừa đầy đủ các bằng sáng chế cá nhân khác.

Đặc biệt phải kể đến sự ra đời của iPhone làm thay đổi toàn bộ cách nhìn về một chiếc di động thông minh, và cả định hướng về sự sang trọng, quý phái trong thiết kế của nó.

 

16) 110 lần/ngày là số lượt mở điện thoại trung bình của mỗi cá nhân

110 lần/ngày là số lượt mở điện thoại trung bình của mỗi cá nhân

Mở để check in Facebook, chat Zalo, Viber, chụp ảnh tự sướng, nhận cuộc gọi, nhắn tin, kiểm tra mail, chơi game giết thời gian… Rất rất nhiều lý do để mở điện thoại liên tục.

 

15) Ở Phần Lan, ném điện thoại là một môn thể thao có thực

Ở Phần Lan, ném điện thoại là một môn thể thao có thực

Điện thoại sinh ra dường như không có ý định nào để đóng góp cho thể thao, chỉ có duy nhất tại đất nước Phần Lan có môn ném điện thoại rất vui. Những người dân ở xứ này bắt đầu từ năm 2000 đã tổ chức thi ném điện thoại, dĩ nhiên cuộc thi cũng có phần thưởng cho người chiến thắng đàng hoàng, đó là một chiếc phone mới cho năm sau ném tiếp. Những chiếc điện thoại cũ kỹ được chủ nhân nó ném đi giống như một vận động viên đẩy tạ. Các tổ chức tái chế điện thoại sẽ thu lượm những mẫu rác độc này và phù phép thành những thứ có ích. Cuộc thi hiện đã lan rộng sang các quốc gia ở Châu Âu và hấp dẫn nhiều nam, nữ tham gia.

 

14) Các điện thoại di động đầu tiên được bán ở Mỹ năm 1983 có giá 4 nghìn đô

Các điện thoại di động đầu tiên được bán ở Mỹ năm 1983 có giá 4 nghìn đô

Năm 1973 đánh dấu sự ra đời đầu tiên của chiếc điện thoại di động mang thương hiệu Motorola, trọng lượng của nó lên tới… 1,13 kg, pin sạc đầy trong 10h và đàm thoại liên tục 20 phút. Tuy đã phát minh thành công nhưng phải đến 10 năm sau tức năm 1983, những chiếc điện thoại đầu tiên mới được bán ra trên thị trường, giá của nó vào thời điểm đó gần 4000 Đô la (khoảng 88 triệu VNĐ). Hình dáng của nó là một cục gạch đúng nghĩa, cộng với một cây anten lộ ra ngoài, kích thước còn lớn hơn chiếc bộ đàm thời bây giờ.

 

13) Năm 2012, Apple đã bán được 320.000 chiếc iPhone mỗi ngày

Năm 2012, Apple đã bán được 320.000 chiếc iPhone mỗi ngày

iPhone là con ác chủ bài trong các thiết bị công nghệ được sản xuất ở Apple, góp phần tạo doanh thu cao ngất ngưỡng so với các công ty công nghệ khác như: Google, Yahoo, IBM, HP… Thiết kế của chiếc điện thoại trái táo khuyết tuy đơn giản nhưng lại đẹp mắt và tinh tế, nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần smartphone từ tầm trung cho tới cao cấp khi mức giá chiếc iPhone 4 8Gb là gần 10 triệu. Rồi đến khi iPhone 5 ra đời năm 2012 giá khởi điểm lên tới 17 triệu, tuy vậy nó vẫn cháy hàng trong vòng 24 giờ ra mắt với 5 triệu sản phẩm được bán đi trong vòng 3 ngày đầu. Nếu tính theo số lượng iPhone bán ra một năm thì trung bình một ngày họ “sút” được 320 nghìn chiếc đến tay người tiêu dùng. Wow, quả thật là đáng ngưỡng mộ cách làm việc của tập đoàn quả táo này.

 

12) Tại Nhật, phần lớn các di động đều không thấm nước

Tại Nhật, phần lớn các di động đều không thấm nước

Nhật Bản là một đất nước của công việc. Người dân của đất nước này sử dụng phần lớn thời gian của mình trong lao động. Chính vì thế mà chúng ta chẳng lạ lùng gì khi người ta thường xuyên phải ôm cả chiếc dế yêu của mình theo cùng vào bath room để giải trí hay làm việc cả những lúc ngâm mình trong bồn tắm.

Vì lẽ đó mà chức năng hàng đầu của chiếc di động tại đất nước hoa anh đào này là khả năng không thấm nước, cho phép họ có thể luôn bên cạnh cục cưng của mình mọi lúc mọi nơi.

 

11) Martin Cooper gọi cuộc gọi di động đầu tiên vào năm 1973

Martin Cooper gọi cuộc gọi di động đầu tiên vào năm 1973

Vào 3 tháng 4 năm 1973, lịch sử công nghệ thế giới đã được mở ra một trang mới với sự kiện về một cuộc trò chuyện không dây qua chiếc di động đầu tiên được thực hiện bởi Marty Cooper - một cựu kĩ sư đến từ công ty Motorola với một thành viên của công ty đối thủ.

Đánh dấu bước đầu tiên của loại sản phẩm cực kỳ phổ biến thời hiện đại lúc đó với tên gọi ban đầu là Motorola DynaTAC 8000 và nó có trọng lượng ban đầu tới 1,13 kilogam, có giá gần 4000 USD (như đã đề cập ở mục 14).

Vì là ông tổ của những chiếc cục gạch đời đầu, nên lượng pin khi đó chỉ có đủ năng lượng để tám trong 20 phút nhưng phải mất tới 10 giờ sạc.

 

10) Hơn 250 nghìn triệu chiếc Nokia 1100 được bán ra và cháy hàng nhanh nhất trong lịch sử

Hơn 250 nghìn triệu chiếc Nokia 1100 được bán ra và cháy hàng nhanh nhất trong lịch sử

Có lẽ trong chúng ta ai cũng biết đến chiếc “nó kìa” hay hãng điện thoại cục gạch huyền thoại này. Nokia Corporation là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Keilaniemi, Espoo (nước Phần Lan). Nhưng thực ra ít ai biết rằng tiền thân của Nokia là vào năm 1865 và khởi điểm là một nhà máy làm giấy từ gỗ do kỹ sư Phần Lan Fredrik Idestam thành lập.

Qua biết bao sóng gió và thay đổi đã có hơn 250 nghìn triệu chiếc Nokia 1100 được bán và nhanh trong  hết hàng chỉ trong một thời gian ngắn. Đồng thời trở thành một thương hiệu nổi tiếng.

Đáng tiếc rằng hãng điện thoại lừng danh một thời này hiện đã được Microsoft mua lại vào ngày 25/4/2014 trong một thương vụ trị giá 7.2 tỷ Đô la.

 

9) Không có bằng chứng nói rằng bức xạ điện thoại là có hại

Không có bằng chứng nói rằng bức xạ điện thoại là có hại

Nhiều ý kiến từ các chuyên gia, những khuyến cáo từ báo đài dần truyền miệng đến những người sử dụng điện thoại nói rằng bức xạ từ điện thoại có hại cho não. Thực tế, điện thoại có bức xạ do sóng là đúng thật, nhưng nó có tác động lên não gây u não, mất trí nhớ, đột biến gen… hay không thì chưa có bằng chứng hay công bố khoa học nào kết luận chính xác. Nhưng tốt hơn hết, muốn an toàn thì bạn cần tuân thủ vài điều kiện cho sức khỏe như: không nói chuyện điện thoại quá 0,5 giờ, không vừa sạc pin vừa nói chuyện điện thoại, không nghe điện thoại ngay trạm xăng, nghe cạnh nơi có sóng khác như Tivi, radio, máy rada, điện tâm đồ…

 

8) Có nhiều người trên Trái Đất thấy điện thoại cần nhiều hơn nhà vệ sinh

Có nhiều người trên Trái Đất thấy điện thoại cần nhiều hơn nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh có thể không cần nhưng chiếc alo nhất định phải có một cái. Rõ ràng là những khu nhà trọ cho thuê, người ta có thể sử dụng một nhà vệ sinh chung, nhưng chẳng ai dùng chung một chiếc phone cả. Xét cho cùng, một vật bất ly thân quan trọng với cá nhân như vậy thì nếu giá trị của nó có cao hơn tiền xây một cái toilet thì người ta cũng thích mua phone hơn.

 

7) Facebook và Youtube chiếm 30% dữ liệu được gửi từ di động

Facebook và Youtube chiếm 30% dữ liệu được gửi từ di động

Trên thực tế là hai ông lớn Facebook và Youtube khai thác tiềm năng của chiếc điện thoại thông minh này một cách triệt để nhất. Khi mà có hơn 30% dữ liệu được gửi từ đó là của hai ông này.

Điều này cũng không có gi khó hiểu khi có ai mà không có một tài khoản Face và không ngồi quét quét coi thông tin bạn bè hay cập nhật trạng thái của mình mỗi ngày chứ.

Còn Youtube lại là nơi thư giãn của hầu hết mọi người khi mà mọi thứ từ nhạc, phim, hài,... đều được người ta tải đông vui lên đó.

 

6) 65% người dùng smartphone không tải bất kỳ ứng dụng nào

65% người dùng smartphone không tải bất kỳ ứng dụng nào

Chiếc điện thoại thông minh giờ đây là một món hàng công nghệ không thể thiếu đối với bất kỳ ai. Theo đó là một kho ứng dụng đồ sộ và vô vàn chức năng hoàn toàn miễn phí trên mạng Internet.

Thế nhưng, theo một thống kê thực tế cho biết, có tới 65% người dùng smartphone lại không hề tải về bất kỳ ứng ụng nào ngoại trừ các chức năng mặc định có sẵn của máy. Điều đó chứng tỏ là họ chỉ sử dụng điện thoại để nghe, gọi, nhắn tin hay kha khá hơn là chụp hình mà thôi.

 

5) 99% phần mềm độc hại nhắm vào điện thoại Android

99% phần mềm độc hại nhắm vào điện thoại Android

Phần mềm độc hại hay còn gọi là malware đã và đang nhắm vào hệ điều hành do Google sản xuất (HĐH Android). Hệ điều hành chạy phổ biến trên các dòng điện thoại thông minh hiện nay đã chiếm 50% tỉ lệ các phần mềm độc hại chứa trong nó. Theo sau là Java ME, Symbian, BlackBerry. Với iOS của Apple thì tỉ lệ không đáng kể.

Các phần mềm có hại này ẩn trong những ứng dụng có ích. Chúng chứa mã độc khi người dùng bấm download hay cài đặt thì lập tức tạo ra bản sao của chương trình bình thường, chúng ta cứ hồn nhiên sử dụng nhưng lại đang làm lây lan virus, tấn công dữ liệu trên chú dế hay lấy cắp tài khoản mail, hack nick đủ cả. Và còn nhiều nhiều chiêu trò gây rò rỉ thông tin tinh vi khác, nên tốt nhất hãy là người sử dụng thông thái và cập nhật công nghệ thường xuyên bạn nhé!

 

4) 47% người dùng smartphone ở Mỹ nói rằng họ không thể sống thiếu nó

47% người dùng smartphone ở Mỹ nói rằng họ không thể sống thiếu nó

Cũng giống như người Nhật, người Mỹ cũng là những con trâu chịu cày chăm chỉ nên smartphone như là quyển kinh thánh cần mang theo bên mình. Ngoài nghe, gọi, nhắn tin, họ còn xem bản đồ, cập nhật trạng thái trên mạng xã hội, đăng ảnh, xem các dịch vụ video trực tuyến, thanh toán hóa đơn… để giải quyết các việc cơ bản trong cuộc sống của mình một cách nhanh chóng.

Chà, xem ra không riêng gì người Mỹ mà người Việt cũng có khuynh hướng lệ thuộc nhiều vào smartphone rồi đấy.

 

3) Ngành công nghiệp điện thoại là ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất Quả Đất

Ngành công nghiệp điện thoại là ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất Quả Đất

Thế giới hiện đang bước vào một giai đoạn mới: giai đoạn của các thiết bị điều khiển không dây và ngành công nghiệp điện thoại là ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất. Trong vòng vài thập kỷ trôi qua, kể từ khi chiếc mobile phone đầu tiên được phát minh ra. Đã có vô số những nhà sản xuất mới được thành lập và trở nên nổi tiếng nhất thế giới như Nokia, Samsung, Apple, Motorola...

Với nhiều những chức năng được tích hợp vào, chắc chắn rằng trong tương lại mọi thứ sẽ dần gói gọn lại trong những thiết bị di động be bé này.

 

2) Sonim XP3300 Force là điện thoại bền nhất thế giới

Sonim XP3300 Force là điện thoại bền nhất thế giới

Với những khả năng vượt trội của mình, Sonim XP3300 Force có lẽ được xem như chiếc xe tăng của thế giới di động khi nó có khả năng chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt mà những anh em “làm cảnh” khác phải bó tay.

Vỏ ngoài được làm từ sợi thủy tinh siêu bền và cao su giúp nó chống lại những vùi dập từ thế giới như chà sát vào cát, ngâm hàng giờ liền trong nước sâu 2 mét hay chà đạp thậm chí là để trong nhiệt độ âm 20 độ vẫn vô tư. Nặng hơn, em nó từng bị rơi từ tầng 25 của một cao ốc cũng vẫn hoạt động vui vẻ, bình thường.

Với khả năng đàm thoại liên tục 24 h và thời gian chờ cả tháng, bảo đảm bạn không lo bị đứt cuộc vui giữa chừng đâu.

 

1) 70% điện thoại được sản xuất tại Trung Quốc

70% điện thoại được sản xuất tại Trung Quốc

Đúng vậy, quốc gia đông dân nhất thế giới và diện tích rộng thứ 4 toàn cầu đã hội tụ các điều kiện cần và đủ để xây các xưởng lắp rắp, gia công hoàn thiện các sản phẩm công nghệ. Thêm vào đó là giá nhân công tại China rẻ nên khi một thiết bị công nghệ nói chung hay chiếc alo nói riêng chúng ta thường thấy luôn đóng nhãn sản xuất tại China, mặc cho hãng đó có nguồn gốc từ Mỹ, Pháp, Nhật gì chăng nữa.

Mặc dù có rất nhiều người e ngại chất lượng đồ có xuất sứ từ Trung Quốc, nhưng đó là những hãng không tên tuổi, ăn cắp, nhái mẫu mã các hãng lớn. Còn những đồ lắp ráp theo tiêu chuẩn chính hãng tại Trung Quốc thì chất lượng cũng đáng tin cậy và yên tâm cho người tiêu dùng.

Thế nên, có 70% điện thoại được sản xuất tại Trung Quốc để đến cuối cùng giá thành sản phẩm đến tay người mua là giá tốt nhất.

 

Và bây giờ, mời bạn xem mẫu quảng cáo điện thoại bằng một màn cầu hôn lãng mạn, độc đáo và siêu dễ thương từ hãng Nokia nào.

Chà clip đúng là sáng tạo nhỉ?

Từ sự ra đời của chiếc điện thoại để bàn đến chiếc smartphone bạn cầm trên tay hôm nay đã ghi nhận bước tiến vượt bậc và kỳ diệu của phương tiện liên lạc. Điện thoại di động: những điều bạn chưa biết về mobile phone hi vọng đã cung cấp được một cái nhìn tổng thể về chiếc cục gạch thông minh đến độc giả của chúng tôi. Bạn đừng ngần ngại, hãy chia sẻ những thông tin bổ ích về mobile phone cho bạn bè cùng biết nhé!

Bài viết liên quan: