Đường hầm gió cho phép các thầy tăng bay trên nhà hát cao tầng ở Trung Quốc

Ngày 30/07/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Đường hầm gió là một nơi được dùng để nghiên cứu khí động học. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển ngành hàng không. Tuy nhiên, hiện nay nó được dùng để giải trí khá nhiều và cũng trở thành nơi đào tạo người nhảy dù.

Bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác “người bay” khi cơ thể đang rơi tự do.

Tại Trung Quốc có một đường hầm gió cho phép các thầy tăng bay trên nhà hát cao tầng.

 

đường hầm gió, Tu viện Thiếu Lâm, thầy tăng, nhà hát

Các thầy tăng sẽ bay lên qua một đường hầm gió lớn tại nhà hát kín này, nó được thiết kế trên một dãy núi ở trung tâm Trung Quốc bởi các kiến trúc sư Mailīti, tại Latvia.

 

Đường hầm gió, Tu viện Thiếu Lâm, thầy tăng, nhà hát

Nhà hát Thiếu Lâm Tự Flying Monks nằm trên sườn núi được bao phủ bởi những cây bách trên Núi Songshan - một dãy núi ở tỉnh Hà Nam.

 

Đường hầm gió, Tu viện Thiếu Lâm, thầy tăng, nhà hát

Các ngọn núi này là nơi có Tu viện Thiếu Lâm được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, đồng thời là nơi ra đời của Thiền Phật giáo và võ thuật Kung-Fu.

Được giao nhiệm vụ tạo ra một nhà hát kín để tổ chức các chương trình hàng tuần cho các nhà sư địa phương cũng như công chúng có thể thử bay lên, các kiến trúc sư Mailītis tại Riga muốn xây dựng một tòa nhà giữ gìn được môi trường tự nhiên xung quanh của nó.  

 

Đường hầm gió, Tu viện Thiếu Lâm, thầy tăng, nhà hát

Hình dạng của tòa nhà được dự định hoàn thành trên đỉnh Cypress Hill, với mặt dốc bên ngoài tạo nên một cầu thang lớn dẫn lên và xung quanh là thính phòng ở giữa.

Đường hầm gió lên cao ở trung tâm có cấu trúc giống nhánh và các mặt xiên bên ngoài ở phía trên.

 

Đường hầm gió, Tu viện Thiếu Lâm, thầy tăng, nhà hát

Các kiến ​​trúc sư giải thích: "Ý tưởng này là để kể về lịch sử của phái Thiền và Kung-Fu thông qua các buổi trình diễn nghệ thuật và chính hình ảnh kiến ​​trúc của tòa nhà.

 

Đường hầm gió, Tu viện Thiếu Lâm, thầy tăng, nhà hát

"Hình ảnh mang tính kiến ​​trúc và nhận thức này tôn trọng vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh và di sản lịch sử của công trình", họ tiếp tục.

"Được phát triển theo hình dạng của hai biểu tượng - núi và cây – kiến trúc này trông như một bục thềm cho bất kỳ loại nghệ thuật nào đặc biệt là các buổi trình diễn bay trên không."

 

Đường hầm gió, Tu viện Thiếu Lâm, thầy tăng, nhà hát

Một lan can kim loại nằm bên cạnh cầu thang quanh rìa của cấu trúc. Bên trong cấu trúc thép cắt bằng laser, các bậc thang bằng đá hình thành nên chỗ ngồi đối diện sân khấu.

Các kiến ​​trúc sư cho biết: "Phương pháp xây dựng kết hợp các công nghệ hiện đại và cổ đại - một cấu trúc thượng tầng bằng tia laze hỗ trợ các bậc thang bằng đá thủ công có sử dụng các nguồn đá ở mỏ địa phương.

Bên cạnh bề mặt bên ngoài và các bậc thang, cũng như sân khấu trong, nhà hát còn có một khu nhà ở 3 tầng dành cho khách và nghệ sĩ biểu diễn.

 

Đường hầm gió, Tu viện Thiếu Lâm, thầy tăng, nhà hát

Phòng máy của đường hầm gió nằm phía dưới sân khấu và được phủ bởi một bề mặt đục lỗ được sử dụng để hút không khí và loại bỏ tạp âm. Nó cũng được cách điện với vật liệu cách điện và cách âm bên trong.

Các thiết bị công nghệ được phát triển bởi nhà khai thác đường hầm Aerodium cũng được lưu giữ ở đây và tạo ra dòng không khí đi thẳng vào đường hầm gió, có thể được điều chỉnh bởi người điều khiển.

Austris Mailītis là công ty chỉ đạo, đây là công ty hộ gia đình bao gồm hai thế hệ kiến ​​trúc sư và nghệ sĩ.

 

Đường hầm gió, Tu viện Thiếu Lâm, thầy tăng, nhà hát

Các dự án khác của đội tại Riga gồm có một giàn giáo và gian hàng gỗ tại nhà máy bia Latvian. Các kiến ​​trúc sư Austris Mailītis, Andra Odumāne và Reiji Kobayashi cũng đã làm việc với 13 sinh viên khác để thiết kế và xây dựng một cấu trúc tạm thời được làm từ các ngăn xếp vật liệu tái chế cho một nhà máy bia.

Các thành viên dự án:

Kiến trúc sư chính: Austris Mailītis

Thiết kế kiến ​​trúc: Ints Menģelis, Kārlis Melzobs, Dina Suhanova, Valters Murāns, Andra Odumāne và Jekaterina Olonkina

 

Tiếp theo, hãy xem một cuộc thử nghiệm máy bay ngay trong đường hầm gió:

Bạn bạn có thấy thích thú với đường hầm gió? Hãy cho chúng tôi biết ddiefu bạn nghĩ và đừng quên chia sẻ bài viết nhé!