Leonardo Da Vinci: những lý do thiên tài này được đánh giá quá cao

Ngày 05/07/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Leonardo Da Vinci là một thiên tài người Ý. Ông sinh 15/4/1452 và 67 năm sau ông về cõi vĩnh hằng. Bên cạnh khả năng hội họa tuyệt vời ông còn là một nhà triết học, kiến trức sư, nhạc sĩ, điêu khắc, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo... Ông đã để lại cho nhân thế những kiệt tác như bức tranh nàng Mona Lisa hay còn gọi là La Gioconda, Bữa ăn tối cuối cùng,... với các nét vẽ hoàn hảo, đạt tỷ lệ vàng; những sáng chế sống mãi với thời gian như: máy bay trực thăng, máy tính, xe tăng, dù nhảy,...

Không thể tin nổi luôn, giờ thì bạn biết vì sao người ta gọi ông là "thiên tài toàn năng" rồi đấy. Mặc dù chắc chắn ông tài năng hơn tất thảy chúng ta, nhưng ở thế kỷ 16, khi mà "thiên tài ở khắp các con phố" thì Leonardo Da Vinci chỉ là một trong số đó và ông có thật sự tài giỏi như lời ca tụng không vì "nhân vô thập toàn" mà. Để biết rõ hơn về điều đó thì hãy cùng LaLung.vn tìm hiểu những lý do thiên tài này được đánh giá quá cao các bạn nhé!

 

10) Kỹ năng vẽ tranh

Kỹ năng vẽ tranh

@Leonardo da Vinci

Nhắc đến Leonardo da Vinci người ta nhớ đến Mona Lisa và ngược lại. Đây là tác phẩm hội họa làm đau đầu cả thế giới, với những bí ẩn là tỷ lệ quá hoàn hảo và hiển nhiên người ta nói ông là thiên tài hội họa. Thế nhưng, nếu các bạn chú ý, hầu hết các bức tranh của Leonardo đều là tranh chân dung tiêu chuẩn và cảnh tôn giáo. Bạn có nghĩ như thế là nhàm chán?

Người ta cho rằng Titian Tintoretto và Raffaello Sanzio da Urbino (thường gọi là Raphael) có những tác phẩm xuất sắc và dễ dàng vượt qua thiên tài toàn năng người Ý. Bên cạnh đó, rất nhiều người xem các sản phẩm của Caravaggio, người vẽ nhiều về chủ đề Kinh Thánh giống Leonardo và cho rằng ông hơn hẳn cha đẻ của Mona Lisa.

 

9) Ông biểu hiện tệ trong cuộc thi với Michelangelo

Ông biểu hiện tệ trong cuộc thi với Michelangelo, ý tưởng, idea

@Michelangelo

Michelangelo được coi là đối thủ duy nhất xứng tầm với danh họa Leonardo. Trong một cuộc thi trang trí tòa thị chính Palazzo Vecchio (Florence, Ý) với đối thủ của mình, ông đã có biểu hiện không tốt, dưới sự mong đợi của mọi người dù cuộc thi này được kỳ vọng là cảnh tượng nghệ thuật thú vị nhất trong lịch sử.

Theo đó, năm 1504, ông đã vẽ bức "The battle of Anghiari", đối thủ của ông vẽ bức "The battle of Cascina". Người ta dự định sẽ để 2 bức họa này đối diện nhau. Do từng gặp vấn đề về độ ẩm khi vẽ tác phẩm "Bữa tối cuối cùng" trên thạch cao nên ông có quyết định táo bạo là vẽ sơn dầu trực tiếp lên tường, thế nhưng, một trận bão lớn đã làm các màu chảy vào nhau. Quá chán nản nên ông đã bỏ dở nó. Nửa thế kỷ sau, Giorgio Vasari đã nhận đơn đặt hàng vẽ trên hai bức tường của tòa thị chính này. Thế là nhân loại chẳng ai được chiêm ngưỡng 2 siêu phẩm của 2 đại thiên tài. Quá tiếc các bạn nhỉ?

 

8) Bản thiết kế máy bay trực thăng

Bản thiết kế máy bay trực thăng

@Leonardo Da Vinci

Thiên tài này được biết đến là người đầu tiên sáng tạo ra máy bay trực thăng. Thế nhưng, đó không phải là sự thật. Một nhà sư người anh và Abbas ibn Firnas, một học giả người Hồi giáo đã có những sáng chế, thử nghiệm trước đó.

Ý tưởng 4 người đàn ông đẩy trục để máy bay cất cánh của ông thật sự rất khó thành hiện thực, bất cứ ai hiểu về vật lý đều biết điều này. Người ta nói rằng nó không bao giờ bay được và thật sự ông chả hiểu cái quái gì về khí động học. Nhưng dù sao đi nữa chúng ta vẫn đang nhìn với con mắt của người hiện đại, với thời điểm ông sinh sống thì đây cũng là một sáng kiến tuyệt vời đấy chứ!

 

7) Ông là một nhà điêu khắc tầm thường

 Ông là một nhà điêu khắc tầm thường

@Wikimedia

Không hiểu điều gì khiến người ta đưa ra nhận xét như thế nhỉ? Thậm chí có ý kiến cho rằng nếu bạn đang tìm kiếm một tác phẩm điêu khắc tuyệt vời của con người tài năng này để bác bỏ nhận định trên thì bạn sẽ phải thất vọng.

Có một câu chuyện kể rằng, năm 1482, Công tước Ludovico Sforza đã nhờ Leonardo thực hiện kế hoạch đúc tượng ngựa đồng khổng lồ (khoảng 7,3 m). Ông đã hoàn thành khuôn đúc, thế nhưng ông lại hoãn nó lại vì bận một vài việc khác. Và bạn biết gì không, bức tượng ấy mãi mãi không hoàn thành. Năm 1499, chiến tranh xảy ra, mọi kim loại chuẩn bị cho việc đúc tượng đã được đem đi rèn vũ khí, ông và công tước rời khỏi Milan (Ý), khuôn đúc bị quân Pháp phá hủy.

Công bằng mà nói thì không thể dựa vào chuyện này mà nhận định ông tầm thường được các mem nhỉ?

 

6) Những sáng chế của ông là đồ bỏ đi

 Những sáng chế của ông là đồ bỏ đi

@Leonardo Da Vinci

Hầu hết các sáng chế của ông đều không có tính ứng dụng cao. Thiết kế xe tăng của ông sẽ cực kỳ chậm chạp nếu mang vào thực tế. Bởi thế, nếu ai nói ông có thể thay đổi chiến tranh thời ấy là hoàn toàn sai lầm.

Đã có vài ý kiến chê bai thiết kế dù của ông, họ bảo rằng thật khó để tìm được ứng dụng cho chiếc dù ấy.

 

5) Sao chép ý tưởng của người khác

Sao chép ý tưởng của người khác

@Mariano di Jacopo

Vitruvian Man là một bức phác thảo cực kỳ nổi tiếng của họa sĩ thiên tài này, đến nay tác phẩm vẫn khiến cả thế giới trầm trồ thán phục. Tuy vậy, đã có thời gian dấy lên mối nghi ngờ ông sao chép ý tưởng này của một người bạn, người đó chính là Giacomo Andrea da Ferrara, phụ tá thân cận của ông.

Hiện nay cũng có vài suy đoán nói rằng các phát minh của ông có thể lấy ý tưởng từ các thiết kế của người Trung Quốc.

 

4) Ông không phải là kỹ sư xây dựng tài ba

 Ông không phải là kỹ sư xây dựng tài ba

@Leonardo Da Vinci

Hồ sơ theo dõi các công trình dân dụng của ông tồi tệ hơn những gì chúng ta đã nghĩ. Người ta nói rằng ông không đảm bảo các hợp đồng và cũng không làm được những gì ông đã hứa. Dự án chuyển hướng dòng chảy của sông Arno đã thất bại thảm hại khi các con đập sụp đổ sau một trận mưa. Nhiều người thất vọng nói rằng ông không phải là kỹ sư có tay nghề cao như người đời vẫn ca tụng.

 

3) Nghiên cứu về giải phẫu của ông là không quan trọng

Nghiên cứu về giải phẫu của ông là không quan trọng

@Leonardo Da Vinci

Vào thời của ông, mổ xẻ xác người được cho là hành vi vô đạo đức. Do đó, bản vẽ giải phẫu của Leonardo là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cùng thời với ông, Michelangelo, Durer, Amusco, Vesalius cũng đã nghiên cứu về vấn đề này. Những người này không chỉ vẽ các hình ảnh như một tác phẩm nghệ thuật, họ thực sự mở rộng giới hạn tri thức của nhân loại. Một lần nữa cha đẻ của Mona Lisa lại không phải là người duy nhất.

Bên cạnh đó, có người nói ông ích kỷ khi bí mật giữ các kiến thức ông học được bằng những ghi chép khó hiểu. Trong khi đó, Charles Estienne lại mô tả chi tiết các cơ quan nội tạng, cơ bắp, mạch máu của con người cho nhân loại biết. Thế nên khá nhiều người cho rằng đóng góp của ông là quá dư thừa.

 

2) Ông không có các công thức, các định lý, các giả thuyết,... tuyệt vời

Ông không có các công thức, các định lý, các giả thuyết, tuyệt vời

@Leonardo Da Vinci

Một trong những lý do để người ta nói thiên tài này được đánh giá quá cao là vì ông không có các luận án, các định lý, công thức, phương trình tuyệt vời, các khái niệm đáng kinh ngạc hay các lý thuyết đột phá như Newton, Francis Bacon,... Đây cũng chính là nguyên nhân một số người hoài nghi về tên gọi "thiên tài" của ông. Họ còn nói rằng ông không có cửa để so sánh với Gilbert, Fibonacci, Brahe hay Mercator,...

 

1) Quá tệ để coi ông là hình mẫu của một người toàn năng

Quá tệ để coi ông là hình mẫu của một người toàn năng

@Francesco Melzi

Khá là vô lý, nhưng người ta chỉ trích ông một phần cũng vì ông không phải là một thiên tài gặp phải trắc trở. Ông có một cuộc sống sung túc, có một điều kiện thuận lợi để làm việc, không vất vả như Filippo Brunelleschi, Bartolomeo Eustachi hay Giordano Bruno,... Thế nhưng ông lại rất hay bỏ dở công việc của mình, hời hợt, không quan tâm đến chúng.

 

Có khá nhiều vấn đề xung quanh ông nhưng đến nay vẫn rất nhiều người công nhận ông là một thiên tài nghìn năm có một. Bây giờ mời các bạn xem một clip giải mã bức tranh nàng Mona Lisa làm điên đảo thế giới suốt mấy trăm năm nhé!

Hy vọng bài viết đã đem lại giây phút thư giãn cho bạn? Hãy chia sẻ nó đến mọi người người nhé!

Bài viết liên quan: