Những sự đánh thuế lố bịch nhất Quả Đất

Ngày 30/03/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Trong lịch sử kinh tế thế giới, thuế là một trong những công cụ không thể thiếu đểgiúp bộ máy chính quyền có thể quản lý, phát triển bền vững hoặc thậm chí là vực dậy đất nước trước bờ vực khủng hoảng.

Thông thường, ngân sách thu được từ những loại thuế này sẽ được áp dụng chi trả vào những việc công và để phục vụ người dân như: xây dựng hay trùng tu các công trình công cộng, nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục thiệt hại thiên tai, dịch bệnh, củng cố tiềm lực quân sự-quốc phòng,...

Dù vẫn biết là thế nhưng khi nhắc đến thuế, ngoài hàng trăm loại thuế quen thuộc như thuế môn bài, thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng hay thuế đất đai… thì đâu đó trên hành tinh này vẫn có những thứ phí lố bịch đến mức mà chỉ nghe nói đến thôi, bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm ngay khi mình còn may mắn chán vì không sinh ra ở những quốc gia thi hành những chính sách thu tiền vô lý ấy.

Danh sách được LaLung.vn tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy đồng cảm hơn về “nỗi niềm” khó nói của những người dân ở các quốc gia có áp dụng những sự đánh thuế oái oăm nhất Quả Đất. Và đừng quên cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về vấn đề này nhé.

 

1) Nướng đồ ăn cũng bị đánh thuế

Đánh thuế, thu thuế, khoản thuế, điều luật

Đây quả thực là một tin không hề vui một chút nào với những thành viên trong “Hội những người thích ăn đồ nướng”. Cụ thể là ở Bỉ, năm 2007 chính quyền địa phương vùng Wallonia với dân số khoảng 3,5 triệu người đã quyết định đánh thuế lên các món nướng với lý do đưa ra là để chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu. Theo tính toán của họ, khi nấu những món đồ nướng, bầu khí quyển sẽ phải gánh thêm từ 50 đến 100 gram lượng khí xả độc hại, tác nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính. Theo đó, với khoản tiền phải chi trả là 20 Euro thì rõ ràng các gia đình ở Bỉ sẽ phải đắn đo hơn với ý định tổ chức những buổi tiệc BBQ của mình rồi.

Đáp lại luồng ý kiến cho rằng chính sách thu phí khi nướng đồ ăn này sẽ dễ bị “qua mặt” bởi rất nhiều gia đình thường hay nướng đồ ăn ở phía sau sân vườn hoặc trong nhà, các nhà chức trách Bỉ cho biết họ sẽ thực hiện rất nghiêm túc việc này bằng cách đưa máy bay trực thăng trang bị camera tầm nhiệt vào các hoạt động rà soát để phát hiện những trường hợp vi phạm.

 

2) Thuế tắm nắng

Đánh thuế, thu thuế, khoản thuế, điều luật

Sở hữu một làn da nâu khỏe mạnh là mơ ước của rất nhiều người. Và để hiện thực hóa ước mơ này, nhiều người chọn phương pháp tắm nắng để “nhuộm da”. Mỹ là một trong những quốc gia có thể nói là sở hữu lượng fan “cuồng” tắm nắng nhất thế giới. Tuy nhiên, tắm nắng kéo dài trongnhiều giờ liên tục có thể sẽ gây ra những vấn đề tiêu cực về sức khỏe.

Đứng trước số người mắc ung thư da mỗi năm có chiều hướng ngày càng tăng ở Mỹ cũng như để nâng cao sức khỏe cho người dân, năm 2007 chính quyền của Tổng thống Barack Obama đãquyết định áp dụng một hình thức thu tiền bắt buộc gọi là thuế tắm nắng. Theo đó, những người Mỹ muốn tắm nắng sẽ buộc phải trả thêm một khoản phí là 10 phần trăm trong tổng chi phí dịch vụ.

Đâu không biết nhưng chắc rằng ở Việt Nam sẽ không bao giờ có loại phí này đâu các nàng nhở?

 

3) Bò xì hơi, chủ trả tiền mệt nghỉ

Đánh thuế, thu thuế, khoản thuế, điều luật

Thoạt nghe có vẻ hài hước nhưng đây thực sự là một loại thuế có thật và nó xứng đáng được liệt vào danh sách những thứ thuế vô lý nhất mọi thời đại. Theo nghiên cứu của các nhà chức trách, khí thải từ đường ruột hay nói theo kiểu dân gian là đánh rắm sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến bầu khí quyển và sẽ gây ô nhiễm không khí nếu không có biện pháp kiểm soát. Có vẻ như chính phủ Estonia đã chờ đợi điều này từ lâu khi năm 2008, họ lập tức quyết định đánh thứ thuế “nghe nhức đầu” này lên những người chăn nuôi bò với lý do hết sức “nhân văn” là để giảm thiểu hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, điều ngược đời là loại thuế này lại chẳng hề áp dụng trên những loại gia súc khác.

Thông tin này gần như khiến chủ các trang trại nuôi bò phải kêu trời vì họ cũng chẳng biết làm cách nào mới có thể ngăn cản nhu cầu sinh lý của những chú bò. Kiểu này nhiều người chắc phải chuyển sang nuôi dê hay gà mất thôi.

 

4) Thuế phát triển kĩ năng

Đánh thuế, thu thuế, khoản thuế, điều luật

Với quyết định đánh thuế này, tất cả các doanh nghiệp ở Nam Phi sẽ thu 1 phần trăm trích ra từ mức lương của các nhân viên để xây dựng ngân sách cũng như thực hiện các kế hoạch phát triển kĩ năng cần thiết cho người lao động bản xứ.

Có vẻ như phải mất một thời gian tương đối lâu nữa chúng ta mới có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của chính sách này bởi lẽ hiện nay Châu Phi vẫn là một trong những châu lục có đời sống thấp nhất thế giới.

 

5) Hy Lạp đánh thuế hồ bơi

Đánh thuế, thu thuế, khoản thuế, điều luật

Tại Hy Lạp, hồ bơi là một trong những mặt hàng xa xỉ thế nên nếu một gia đình có hồ bơi trong nhà tức là chủ nhân đó chắc chắn phải có tiềm lực kinh tế mạnh và chỗ đứng địa vị xã hội. Do đó, với quyết định xây hồ bơi cá nhân, chủ nhà sẽ phải nộp khoảng 800 euro mỗi năm cho chính phủ.

Thuế hồ bơi và rất nhiều loại thuế đánh vào giới thượng lưu được xem là một trong những động thái “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ Hy Lạp nhằm giúp đất nước của họ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng và đang có chiều hướng ngày càng trầm trọng hiện nay.

Thực chất mà nói, loại phí này không khác gì việc chúng ta phải nộp thuế thu nhập cá nhân vậy. Tuy nhiên, khi nghe phải tốn thêm một khoản tiền không nhỏ mỗi năm cho sở thích bơi tại gia thì hẳn là không ít người trong chúng ta phải lắc đầu ngao ngán.

 

6) Khách du lịch gãy xương, chủ khách sạn phải trả tiền

Đánh thuế, thu thuế, khoản thuế, điều luật

Được xem là một trong những “thánh địa” của những người yêu thích bộ môn trượt tuyết, nặn người tuyết các kiểu…, nước Áo mỗi năm đón tiếprất nhiều du khách ghé tới tham quan và trải nghiệm. Thế nhưng, nhiều quá đôi khi không hẳn là điều tốt khi mà tại đây theo ghi nhận mỗi năm có không dưới 150.000 trường hợp du khách bị tai nạn và chấn thương khác liên quan đến va chạm mạnh dẫn đến gãy xương. Vì vậy, để giảm thiểu số người bị thương cũng như hạn chế lượng du khách trượt tuyết “quá khích”, các nhà chức tránh Áo đã ban hành một đạo luật thuế du lịch về thạch cao. Điều đáng nói là những đối tượng bị buộc phải đóng khoản tiền này không ai khác chính chủ nhân của các khách sạn và khu nghỉ dưỡng trong khu vực.

Thế mới nói, nếu có ý định đi ngắm hay trượt tuyết ở đất nước xinh đẹp này thì các bạn nên hết sức cẩn thận để tránh trường hợp “khổ cả ta lẫn người” nhé.

 

7) Thuế Mặt Trời ở Quần đảo Balearic

Đánh thuế, thu thuế, khoản thuế, điều luật

Đây chắc hẳn là một trong những thứ-bị-thu-thuế kỳ ôn nhất quả đất mà nhân loại có thể nghĩ ra được. Cụ thể là tất cả các khách du lịch đến với Mallorca, Menorca và các khu vực khác thuộc quần đảo Balearic đều sẽ phải chịu mức phí 1 Euro mỗi ngày cho chính quyền để bổ sung vào ngân sách địa phương. Số tiền thu được từ việc này sẽ được sử dụng vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng cơ sở, phục vụ khách du lịch.

Thử làm một phép tính đơn giản thế này nhé. Với lượng khách đổ về tham quan quần đảo Balearic này đều hơn 10 triệu lượt mỗi năm thì ngân sách thu được từ sắc thuế Mặt Trời nói trên sẽ là con số không nhỏ.

Có thể với nhiều du khách, 1 Euro/ngày là con số không đáng để bận tâm nhưng sẽ ra sao nếu bạn - những người thích đi phượt theo kiểu “ăn dầm nằm dề”? Đây rõ ràng là một tin không hề vui chút nào.

 

8) Trung Quốc đánh thuế đũa

Đánh thuế, thu thuế, khoản thuế, điều luật

Mỗi năm, người dân Trung Quốc sử dụng khoảng 45 tỷ đôi đũa tiện lợi sản xuất từ 25 triệu cây xanh. Trước sức tiêu thụ khổng lồ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, chính phủ Trung Quốc đã ban hành sắc thuế nghe khá lạ đời đó là: Thuế đánh vào việc tiêu thụ đũa tre sử dụng một lần với mức 5% cho mỗi lần mua sản phẩm. Điều này, theo lý giải của các nhà chức trách là để góp phần khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn loại đũa tái chế từ nhựa.

Chính phủ Trung Quốc có vẻ như đang nỗ lực hết sức để giảm thiểu nạn chặt cây, phá rừng để sản xuất các loại vật dụng thường ngày, đặc biệt là việc làm đũa. Tuy nhiên, với tâm lý lo sợ bị ngộ độc khi sử dụng đồ nhựa tái chế thì coi bộ chính sách này khó khả thi đây.

 

9) Thuế bóng râm

Đánh thuế, thu thuế, khoản thuế, điều luật

Năm 1993, các quan chức Venice đã ban hành một luật vô cùng kỳ lạ đó là đánh thuế lên tất các chủ nhà hàng và những người bán hàng có tài sản tạo bóng và phủ lên phần lãnh thổ thành phố. Ngay sau khi đạo luật này được thực thi, rất nhiều chủ cơ sở đã nảy ra ý định tháo dỡ các thiết bị tạo bóng khác nhau như lều, mái hiên ra khỏi các bức tường tòa nhà của họ để khỏi phải đóng loại thuế vô lý này.

Thế còn bóng của chính mình có bị coi là tài sản tạo bóng râm buộc phải đóng tiền không nhỉ? Nếu vậy thì chắc người dân Venice phải tính đến phương án chuyển nhà mất thôi.

 

10) Tại Hungary, ăn vặt cũng phải tốn tiền

Đánh thuế, thu thuế, khoản thuế, điều luật

Để nâng cao sức khỏe cho người dân và giảm thiểu chứng béo phì đang có nguy cơ bùng phát tại quốc gia này, ngày 01 tháng chín năm 2011, chính phủ Hungary dưới thời Thủ tướng Orban đã quyết định đánh thuế vào các loại thực phẩm ăn vặt đóng gói khác nhau như khoai tây chiên giòn, bánh quy mặn, bánh ngọt, bánh gói và những loại đồ uống có gas và giàu năng lượng khác.

Cần phải biết rằng đây thực sự là một chính sách lành mạnh cần thiết của chính phủ nhằm giúp người dân nước họ khỏe mạnh hơn. Nhưng còn chúng ta, những người không thể cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp nếu thiếu đi những món ăn vặt thì đây chẳng khác gì tin sét đánh ngang tai.

 

Và tiếp theo là những loại thuế vô lý khác. Các bạn bấm vào xem thêm nha!

Hãy chia sẻ bài viết này bạn nhé! Mọi người cũng đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để cập nhật những tin tức hay ho khác một cách nhanh nhất.