Những tòa nhà cao nhất châu Á

Ngày 02/08/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Từ lúc thoát ly khỏi cuộc sống ăn lông ở lỗ, con người đã biết chọn những nơi cao ráo làm nơi sinh sống. Việc làm này không chỉ tránh được các tác động bất lợi từ môi trường hay thời tiết như lũ lụt, sương ẩm mà còn giúp chúng ta có tầm nhìn xa hơn để kịp thời phát hiện kẻ thù từ xa.

Thời buổi hiện đại, sáng tạo, xây dựng và dọn đến sống ở những công trình kiến trúc cao tầng còn có ý nghĩa quan trọng hơn thế. Một mặt nó giúp giải quyết bài toán “đất chật người đông” mặt khác lại mở rộng thêm không gian sống, kinh doanh điều mà nhà mặt đất không thể nào làm được. Thế nhưng, đáp ứng nhu cầu về nhà ở chỉ là mục đích ban đầu, sau này sự xuất hiện của các tòa nhà cao tầng còn nhằm mục đích kinh doanh, trở thành nơi đặt trụ sở của nhiều công ty, tổ chức thương mại, các doanh nghiệp và khách sạn. Ngoài những chức năng kể trên, những công trình phi thường này còn đa năng hơn bạn nghĩ khi chúng được đầu tư phát triển để trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch.

Những năm gần đây, các tòa nhà chọc trời xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới và liên tục phá vỡ những kỷ lục về tòa nhà cao nhất, trong đó tập trung nhiều nhất là ở Châu Á. Đó là những đại diện nào? Hãy cùng chúng tôi điểm qua những tòa nhà cao nhất Châu Á theo danh sách bình chọn của 2zaz.

 

15) Tháp Jin Mao

Cao ốc, tòa nhà

Không chỉ là tòa nhà chọc trời, đây còn là công trình kiến trúc biểu tượng của Trung Quốc. Tọa lạc tại số 88 Century Avenue, Quận Pudong, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), tháp Jin Mao (Kim Mậu) bắt đầu xây dựng vào năm 1994 với tổng chi phí khủng khiếp lên tới 530 tỷ USD (khoảng 120 triệu tỷ đồng). Công trình siêu đắt đỏ này chính thức hoàn thành vào năm 1999. Kiến trúc sư nổi tiếng Adrian Smith của SOM là người chịu trách nhiệm thiết kế tòa nhà.

Tháp Kim Mậu là một tòa nhà đa năng. Nó được sử dụng làm khách sạn, văn phòng và cơ sở bán lẻ. Ngoài việc cung ứng địa điểm cho các nhu cầu về không gian, tòa nhà này là một một điểm thu hút du lịch nổi tiếng của Trung Quốc theo đúng nghĩa đen với hàng trăm nghìn lượt khách ghé thăm mỗi năm.

Vớichiều cao 420,5 m, 88 tầng và 61 thang máy, Kim Mậu là tòa cao ốc cao nhất Trung Quốc thế nhưng nó cũng chỉ xếp thứ 15 trong danh sách của chúng ta.

 

14) Marina 101

Cao ốc, tòa nhà

Marina 101 là một tòa nhà siêu chọc trời nằm ở Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và hiện đang là công trình cao nhất ở Dubai Marina.

Tòa nhà ấn tượng này được thiết kế bởi Cục Kỹ thuật Quốc gia. Tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ TAV Construction là nhà thầu chính. Bắt đầu khởi công từ năm 2007, hiện tại Marina 101 đã hoàn thành và đi vào hoạt động bắt đầu từ năm 2016. Theo Cục Kỹ thuật Quốc gia, tòa nhà cao 426,5 mét tính từ khối đế đến đỉnh cao nhất của cột ăng ten.

Marina 101 có tổng cộng 101 tầng, 6 tầng hầm và 29 thang máy. Đây là nơi đặt trụ sở kinh doanh, buôn bán của nhiều đơn vị, nhãn hàng lớn của thể giới bên cạnh khách sạn 5 sao cùng sảnh khách câu lạc bộ, nhà hàng siêu sang chảnh nằm ở tầng trên cùng của tòa nhà.

 

13) Trung tâm Wuhan (Wuhan Center)

Cao ốc, tòa nhà

Nằm ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, đây là tòa nhà siêu chọc trờibậc nhất tính đến ngày 16 tháng 4 năm 2015. Tòa nhà dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018. Sau khi hoàn thành, tòa nhà ấn tượng này sẽ cung cấp không gian rộng lớn cho các văn phòng, khu dân cư và khách sạn và nhiều khả năng sẽ trở thành tòa chọc trời cao nhất Trung Quốc sẽ chiều cao dự kiến lên đến 636 m. Với chiều cao hiện tại là 438 m, tòa nhà cao tầng này xứng đáng trở thành một trong những công trình kiến trúc tuyệt vời nhất Châu Á.

 

12) Trung tâm tài chính quốc tế Quảng Châu (Guangzhou International Finance Center)

Cao ốc, tòa nhà

Trung tâm Tài chính Quốc tế Quảng Châu (hay Tháp Tây Quảng Châu) là một phần của tháp đôi Quảng Châu tọa lạc tại số 5 Zhujiang Avenue West, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Tòa tháp Tây Quảng Châu hoàn thành và mở cửa vào năm 2010 và hoạt động như một văn phòng, khách sạn, trung tâm hội nghị kiêm thương mại. Trách nhiệm thiết kế tòa nhà này được giao cho kiến trúc sư Wilkinson Eyre.

Là một tòa nhà chọc trời 103 tầng, cao 440,2 m, Trung tâm tài chính quốc tế Quảng xếp thứ 12 trong danh sách tòa chọc trời của Châu Á và đứng hạng 16 toàn cầu.

 

11) KK100

Cao ốc, tòa nhà

Kingkey 100 (viết tắt là KK100) hay còn được biết với cái tên Kinh Cơ 100 là một tòa nhà chọc trời biểu tượng của thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Được xây dựng tại khu đất vàng tại số 5016 Shennan East Road, Thâm Quyến đầu tư bởi Kingkey Group, nơi đây cung cấp không gian cho các nhu cầu đặt trụ sở văn phòng, khách sạn, khách sạn 6 sao, nhà hàng, vườn, rạp chiếu phim IMAX… Ngoài ra, tòa tháp này còn là địa điểm kinh doanh của các siêu thị, cửa hiệu bán lẻ của các thương hiệu và nhãn hàng nổi tiếng sang trọng của thế giới.

Bắt đầu khởi công vào năm 2007, dự án KK100 khánh thành năm 2011 theo thiết kế của TFP Farrells. KK100 có chiều cao 441.8 m, 100 tầng, 66 thang máy và 220.000 mét vuông diện tích sàn, đây là tòa nhà cao nhất thứ 7 ở Trung Quốc và xếp thứ 11 ở châu Á.

 

10) Tháp Zifeng

Cao ốc, tòa nhà

Tòa nhà đa năng này nằm ở quận Gulou, Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tháng 5 năm 2005, dưới sự sáng tạo của SOM, cụ thể là kiến trúc sư Adrian Smith, tòa tháp Zifeng bắt đầu khởi công xây dựng nhưng phải mất đến 5 năm mới hoàn thành vào năm 2010. Lễ khánh thành tháp Zifeng, hay còn được gọi là trung tâm tài chính Greenland diễn ra hết sức hoành tráng vào ngày 18 tháng12 năm 2010.

Tòa tháp có 89 tầng, 54 thang máy này cung cấp cho khách hàng không gian tầm cỡ cho nhu cầu thuê mặt bằng mở văn phòng, nhà hàng khách sạn và một đài quan sátở tầng trên cùng.

Trung tâm tài chính Greenland cao 450m, là tòa nhà cao nhất thành phố Nam Kinh, cao thứ 6 của Trung Quốc và dừng lại ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng những tòa nhà cao nhất Châu Á.

 

9) Tháp đôi Petronas

Cao ốc, tòa nhà

Tháp đôi Petronas là tòa nhà biểu tượng của ngành du lịch Malaysia.Công trình này còn là một địa điểm yêu thích của các đoàn làm phim và thường xuyên được xuất hiện cả trên sóng truyền hình lẫn các rạp chiếu bóng. Khởi công vào ngày 1 tháng 3 năm 1993, toàn tháp chọc trời mất 3 năm để hoàn thành việc xây dựng với tổng chi phí 5,6 tỷ USD (126 nghìn tỷ đồng). Mặc dù các hạng mục chính đã hoàn thiện vào năm 1996 song mãi tới ngày 1 tháng 8 năm 1999, tháp đôi Petronas mới mở cửa đón khách.

Từ ngày hoàn thiện, Tháp đôi Petronas trở thành tòa nhà cao nhất hành tinh từ năm 1999 đến năm 2004 với chiều cao 451,9 m, được đo từ tầng trệt lên đến đỉnh cao nhất của tháp trước khi bị Taipei 101 soán ngôi vào ngày 17 tháng 10 năm 2003. Thế nhưng hiện tại, đây vẫn làtòa tháp song sinh cao nhất của thế giới.

Chịu trách nhiệm thiết kế công trình ấn tượng này là Cesar Pelli dưới sự giám sát xây dựng của kỹ sư Thornton Tomasetti. Tòa tháp 1 được công ty dầu khí Petronas sử dụng làm văn phòng trong khi tòa 2 lại được các công ty nổi tiếng lựa chọn làm nơi đặt trụ sở nhưAccenture, Al Jazeera International, Bloomberg, Boeing, Exact Software, IBM… Với 88 tầng, 78 thang máy hiện đại và diện tích sànlên tới 395.000 m2, tháp đôi Petronas là một trong những tòa nhà đẹp và cao nhất thế giới.

 

8) Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải (Shanghai World Financial Center)

Cao ốc, tòa nhà

Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải (tên tiếng anh: Shanghai World Financial Center) là một tòa tháp chọc trời nằm ở Phố Đông, Thượng Hải, Trung Quốc. Tòa tháp siêu cao 492 mét, biểu tượng kiến trúc, tài chính & du lịch của đất Thượng Hải phồn hoa gồm 101 tầng này được công ty Kohn Pedersen Fox thiết kế, hoàn thành vào ngày 28 tháng 8 năm 2008 với chi phí xây dựng 1,20 tỷ USD (27 nghìn tỷ đồng).

Tháp Thượng Hải cung cấp không gian cho nhu cầu thuê mặt bằng mở khách sạn, đài thiên văn, văn phòng, nhà đậu xe, bảo tàng và shop bán lẻ. Sở hữu chiều cao ấn tượng, Shanghai World Financial Center trở thành tòa nhà cao thứ 8 trong top 15 của chúng ta ngày hôm nay.

 

7) Tháp Đài Bắc 101 (Taipei 101)

Cao ốc, tòa nhà

Nằm ở quận Tín Nghĩa, Đài Bắc, Đài Loan, Taipei 101 (Đài Bắc 101) hay còn được gọi là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc – là một tòa nhà cao tầng đã từng là tòa tháp cao nhất thế giới trong năm 2004, cao hơn cả tháp đôi Petronas ở Malaysia trước khi bị tòa tháp siêu chọc trời Burj Khalifa tại Dubai soán ngôi vào năm 2010.

Đơn vị đầu tư Taipei Financial Center Corporation cho biết công ty đã chi ra tới 1,934 tỷ USD (43,5 nghìn tỷ đồng) để hoàn thiện việc xây dựng trước khi cho mở cửa tòa tháp vào năm 2004. Tháp Đài Bắc 101 do các đối tác là C.Y. Lee & Partners thiết kế và KTRT Joint Venture xây dựng.Tòa tháp là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty lớn, hàng trăm cửa hiệu, nhà hàng và câu lạc bộ và là nơi bắn pháo hoa nổi tiếng của Đài Bắc trong những dịp lễ Tết. Được thiết kế và xây dựng theo phong cách hậu hiện đại, có thể chống chịu được các thảm họa như động đất và bão nhiệt đới, tòa tháp 101 tầng này biểu trưng cho sự tiến triển kỹ thuật và truyền thống châu Á.

Với chiều cao ấn tượng lến đến 508m, ngay khi hoàn thành, Taipei 101 được xác định là tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 2004 đến năm 2009. Hiện tại, tòa tháp đang là tòa nhà cao thứ 7 tại châu Á.

 

6) Trung tâm tài chính CTF (CTF Finance Centre)

Cao ốc, tòa nhà

Bắt đầu khởi công vào năm 2010 bởi sự ủy quyền của Chow Tai Enterprises Folk, CTF Finance Centre hay còn gọi là Trung tâm tài chính CTF nằm tại Quảng Châu, Trung Quốc là một trong những công trình kiến trúc theo phong cách hiện đại cao và ấn tượng nhất Châu Á, được hoàn thành vào năm 2016 sau 6 năm xây dựng.

Tòa tháp được thiết kế bởi công ty kiến trúc nổi tiếng Kohn Pedersen Fox, Leigh & Orange. Sau lễ khánh thành, tòa nhàCTF được đưa vào sử dụng làm nơi đặt đài quan sát, khách sạn, khu dân cư và văn phòng thương mại. Tòa nhà siêu chọc trời này cũng là công trình được trang bị thang máy nhanh nhất thế giới, chỉ mất 43 giây để đi từ tầng trệt lên tầng 95.

Cùng với Tháp đôi Quảng Châu, Trung tâm tài chính CTF cao 530m là hai tòa nhà siêu chọc trời thuộc hàng cao nhất ở Quảng Châu và châu Á.

 

5) Tháp tài chính Goldin 117 (Goldin Finance 117)

Cao ốc, tòa nhà

Goldin Finance 117, hay còn được gọi là tháp China 117 là một tòa nhà chọc trời đang được xây dựng ở Thiên Tân, Trung Quốc. Theo dự kiến, tòa tháp siêu cao này sẽ có 117 tầng, 89 thang máy và cao 597 mét. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2008 và ước chừng sẽ ​​hoàn thành vào năm 2017 sau nhiều năm bị đình chỉ. Sau khi mở cửa, Goldin Finance 117 sẽ trở thành tòa nhà cao thứ hai ở Trung Quốc, vượt qua Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải.

Công trình này được thiết kế bởi P & T Group và sẽ được đưa vào vận hành làm nơi kinh doanh, đặt trụ sở của các khách sạn, khu dân cư và văn phòng thương mại. Tòa nhà này có chiều cao 597m và hiện xếp thứ 5 trong danh sách các tòa nhà siêu cao của châu Á.

 

4) Trung tâm tài chính Bình An (Ping An Finance Centre)

Cao ốc, tòa nhà

Tòa nhà chọc trời khổng lồ siêu cao này khởi công xây dựng vào năm 2010 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016. Trung tâm tài chính Bình An tọa lạc ởthành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là một thiết kế của Kohn Pedersen Fox Associates và Thornton Tomasettiis, xây dựng bởi sự ủy quyền của công ty bảo hiểm nhân thọ Bình An của Trung Quốc với chi phí 678 triệu USD (khoảng 153 nghìn tỷ đồng).

Tòa nhà này cao 600 mét, cao hơn cả tháp KK100 tại Thâm Quyến bao gồm văn phòng, khách sạn và không gian bán lẻ, trung tâm hội nghị và trung tâm mua sắm cao cấp. Trung tâm tài chính Bình An hiện đang đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách những công trình phức hợp cao nhất Châu Á.

 

3) Tháp Abraj Al-Bait

Cao ốc, tòa nhà

Tòa nhà mang phong cách hậu hiện đại phi thườngtọa lạc ở Mecca, Ả Rập Xê-út, nằm ngay gần nhà thờ Al-Masjid Al-Haram, nơi linh thiêng nhất của các tín đồ Hồi giáo. Khi mở cửa vào năm 2012,tòa tháp đã được sử dụng làm nơi nghỉ chân cho hàng triệu các tín đồ đặt chân tới vùng đất thánh.

Tòa tháp là một tổ hợp các khách sạn với mặt trung tâm khách sạn có mặt đồng hồ lớn và cao nhất thế giới. Tháp Abraj Al-Bait nổi tiếng là một trong những công trình có chi phí xây dựng tốn kém nhất với 15 tỷ USD (337,5 nghìn tỷ đồng). Tòa tháp có 2 sân bay trực thăng, 5 trung tâm mua sắm, trung tâm hội nghị với sức chứa cực lớn… Dar Al-Handasah là đối tác thiết kế chính của công trình, thực hiện dưới sự ủy quyền của Tập đoàn Saudi Binladin.

Với chiều cao khó tin cho một công trình chọc trời, lên tới 601 mét, Abraj Al-Bait hiện đang là công trình phức hợp cao thứ 3 trong danh sách các tòa nhà cao nhất hành tinh.

 

2) Tháp Thượng Hải (Shanghai Tower)

Cao ốc, tòa nhà

Khánh thành vào tháng 11 năm 2015, Tháp Thượng Hải hay còn được biết đến với tên gọi Tháp trung tâm Thượng Hải là một tòa nhà đa năng siêu chọc trời nằmLục Gia Chủy, Phố Đông, Thượng Hải (Trung Quốc). Được thiết kế bởi Gensler với tổng chi phí xây dựng 2,4 tỷ USD (54 nghìn tỷ đồng), cao 682 mét, khi tòa tháp chính xây xong vào năm 2014, nó là tòa nhà cao nhất trong nhóm ba tòa nhà ở Phố Đông bên cạnh Tháp Kim Mậu và Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải.

Với thiết kế dạng thân xoắn, Tháp Thượng Hải là một công trình thông minh có thể giảm thiểu đến mức tối đa sức đẩy của gió, điều hòa không khí và làm ấm toàn bộ tòa tháp – một vấn đề nan giải của các công trình chọc trời. Cao 682 m, tháp Thượng Hải hiện là tòa nhà cao thứ 2 của Châu Á và của thế giới.

 

1) BurjKhalifa

Cao ốc, tòa nhà

Đây là công trình hiện đang nắm giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất thế giới kể từ năm 2009 cho đến nay, được thiết kế lấy cảm hứng từ phong trào kiến trúc tân tiến theochủ nghĩa hình học Neo. Tọa lạc tại ở "Trung tâm Mới" của Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, BurjKhalifa là một ví dụ điển hình về kiến trúc hiện đại. Tòa nhà khởi công vào năm 2004 và hoàn thành vào ngày 1 tháng 10 năm 2009. Công tác thiết kế và thi công được thực hiện bởi công ty Skidmore, Owings and Merrill LLP (SOM) từ Chicago, Adrian Smith là kiến trúc sư trưởng và Bill Baker là trưởng công trình sư của tháp Khalifa.

Tòa tháp BurjKhalifa được sử dụng cho các khách sạn, các căn hộ xa hoa với chi phí lên đến 80.000 USD/năm (1,8 tỷ đồng) bao gồm cho cả giá thuê và phí dịch vụ. Burj Khalifais cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích hiện đại với 8 thang máy và 57 thang cuốn. Được bao phủ bởi 24.348 tấm cách nhiệt, tòa tháp có khả năng cách nhiệt cực tốt, có thể chịu được cái nóng lên tới 120 độ C. Có chiều cao 829,8 m, đây là tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới.

 

Vừa rồi là những tòa nhà có chiều cao khủng, còn danh sách dưới đây là những cao ốc không chỉ cao mà còn có hình dáng độc lạ:

Không phải ai cũng biết về những công trình này, nên bạn hãy chia sẻ nó đến mọi người nhé! Chúc các bạn có khoảng thời gian thư giãn vui vẻ!

Bài viết liên quan: