Vượt ngục: những cuộc đào tẩu khỏi nhà tù ngoạn mục nhất

Ngày 26/09/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Không phải ngẫu nhiên mà nhà tù lại được ví như “địa ngục trần gian”. Nơi này, không chỉ là địa điểm giam giữ tội phạm mà đây còn nổi tiếng là chốn tử địa, có vào mà không có ra đối với những tên tử tù nguy hiểm. Mất tự do, bị gông cùm xiềng xích, tra khảo trong một gian phòng chật hẹp, ẩm thấp và tăm tốichờ ngày thi hành án nên không lạ khi những kẻ bị tuyên án tử đều muốn một lần tìm cơ hội vượt ngục tìm tự do. Và chính điều đó đã làm nên những cuộc đào thoát ly kỳ và chấn động nhất thế giới.

Lịch sử đã không ít lần chứng kiến những cuộc đào tẩu khỏi nhà tù tạo bạo như vậy. Những kẻ đã thực hiện thành công kế hoạch trốn khỏi nơi giam giữ đều có một điểm chung là thông minh, lanh lẹ và rất biết cách tận dụng địa hình địa vật hoặc sơ hở của cán bộ coi giữ trại giam để thoát ra ngoài.Vụ việc hy hữu, hai tên tử tù thoát khỏi trại giam T16 Bộ Công an (Hà Nội) mới đây là một ví dụ điển hình.

Tiếp tục chủ đề trốn ngục, dưới đây là những câu chuyện về những cuộc đào tẩu khỏi nhà tù ngoạn mục và ly kỳ nhất từ cổ chí kim của những tên tội phạm khét tiếng được LaLung.vn tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Và với bài viết này, chúng tôi rất hy vọng những tù nhân đang thọ án trong những trại tạm giam sẽ không bao giờ đọc được nó.

 

1) Năm lần đào tẩu thành công khỏi phòng biệt giam củaJoseph Bolitho Johns

Joseph Bolitho Johns, người Australia đã nhiều lần thoát khỏi phòng biệt giam được đặc biệt thiết kế và xây dựng để giam giữ ông. Nhà tù này kiên cố đến nỗi, chính quyền thị trấn Toodyay tuyên bố sẽ thả tự do cho Joseph nếu ông ta có thể trốn thoát ra ngoài. Để chứng minh mình nói được làm được, vào một ngày đẹp trời năm 1867, quản ngục phòng tá hỏa khi phát hiện Joseph đã không còn ở nơi mà vốn ra hắn nên thuộc về.

 

Vượt ngục, đào tẩu, tù nhân

@wikipedia

Joseph Bolitho Johns, còn được đến với cái tên là "Moondyne Joe" là một trong những tên tội phạm gây “ám ảnh” nhất với những quản ngục trại giam ở Tây Úc. Ngày 15/11/1848, Joseph bị bắt vì tội ăn cắp ba ổ bánh mì, một miếng thịt xông khói, pho mát và các mặt hàng khác. Sau phiên tòa xét xử, tên đạo chích bị chuyển đến nhà giam ở miền Tây nước Úc. Dù đã trốn ra ngoài thành công nhưng cái thói ăn cắp quen tay lại khiến ông bị bắt ngồi tù lần thứ hai.

Lần bị bắt này, Johns phải nhận bản án có phần “nhẹ nhàng” hơn. Tuy nhiên, chỉ một năm sau cái ngày được thả vào tháng 2/1864, ông lại bị bắt vì tội cố sát một con bò của hàng xóm. Bị giải ra trước tòa với tang vật chứng đầy đủ song Johns lại khăng khăng phủ nhận, nhất quyết không nhận tội khiến bồi thẩm đoàn tức giận. Chính vì vậy, dù tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác lúc đó nặng nhất cũng chỉ bị phạt từ 3 tuần đến 3 tháng nhưng Joseph lại bị kết án đến 10 năm giam giữ. Bất mãn vì cho rằng tòa xử bất công, Joseph Bolitho Johns lên kế hoạch vượt ngục táo bạo với sự giúp sức của một tù nhân khác.

Sau vài lần trốn thoát và bị bắt trở lại trại giam, Johns đã bị kết án 5 năm lao động khổ sai.Ông bị đưa đến nhà tù Fremantle Prison, tại đây người ta xây hẳn cho ông một phòng biệt giam được thiết kế mà theo vị Thống đốc đương nhiệm là vô cùng kiên cố. Không chỉ vậy, để tránh tên tội phạm nổi tiếng ma lanh lại trở chiêu trò vượt ngục, Joseph Bolitho Johns bị cùm cả hai chân và cổ. Những tưởng trong điều kiện khó khăn như vậy, tên tội phạm sẽ nản lòng nhưng không, vào ngày 7/3/1867, người ta lại một lần nữa được chứng kiếnJoseph thực hiện thành công ý định đào tẩu của mình. Được biết, hắn ta đã lén lún đào một cái hố trong phòng và theo đó thoát ra ngoài mà không một ai hay. Những cuộc vượt ngục khó tin của gã luôn là một đề tài được cư dân thị trấn quan tâm và bàn tán xôn xao vào thời đó.

Năm 1869, Joseph lại bị tống vào nhà đá vì tội trộm rượu.Hình phạt tiếp tục tăng lên thêm 4 năm giam giữ dành cho tên tội phạm tinh ranh. Tuy nhiên, chỉ sau đó không lâu, vào năm 1871, gã được thả tự do do vị Thống đốc chính quyền địa  phương, người lúc trước hùng hồn tuyên bố nhà giam của mình là “nội bất xuất, ngoại bất nhập” cảm thấy đã đến lúc ông nên thực hiện lời hứa của mình.

 

2) Đóng giả sĩ quan cao cấp, Kazimierz Piechowski cùng ba người bạn tù đã có màn tẩu thoát ly kỳ hệt như trong phim hành động

Năm 1942, Kazimierz Piechowski, một tù nhân của trại tập trung Auschwitz của Đức quốc xã đã cùng với ba người đàn ông khác thực hiện màn trốn trại táo bạo hệt như trong những bộ phim bom tấn của Hollywood.

 

Vượt ngục, đào tẩu, tù nhân

@wikipedia

Bị bắt khi đang trên đường đi tham gia lực lượng chống quân phát xít Đức, Kazimierz Piechowski là một trong số những tù nhân chính trị hiếm hoi thoát khỏi nhà tù tử thần của Hitler.Ngày 20/6/1940, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Ba Lan thất bại, 313 người Ba Lan, trong đó có Piechowski bị chuyển đến nhà tù Auschwitz. Trong thời gian chính xác là 2 năm bị giam cầm tại đây, vào ngày 20/6/1942, sau khi nghe ngóng được mình sẽ bị hành hình,ông bàn với ba người bạn cùng phòng là một trung úy đến từ Warsaw, một linh mục từ Wadowice, và một thợ máy tên làBendera đến từ Czortkow về một kế hoạch vượt ngục.

Thông thạo tiếng Đức, Piechowski được bầu làm thủ lĩnh cho màn đào tẩu ly kỳ chưa từng có. Lợi dụng nhiệm vụ đi đổ thức ăn thừa, họđã lẻn vào nhà kho lấy trộm một chiếc xe để bỏ trốn. Tại đây, khi nhìn thấy chiếc sedan Steyr 220 của SS-Hauptsturmführer, tên chỉ huy đầu sỏ của trại tập trung, cả ba đã biết đây chính là thứ mình cần. Tuy nhiên, một chiếc xe là chưa đủ, bốn người đàn ông tiếp tục nghĩ cách lấy cắp thêm đồng phục của sĩ quan SS vàvũ khí cần thiết cho cuộc đào tẩu.

Mọi thứ đã chuẩn bị xong, Piechowski quyết định chọn thứ bảy – ngày có ít lính gác nhất là thời cơ chín muồi. Piechowski ngồi ở ghế trước, Bendera lái xe và hai người còn lại trong ghế sau.Họ lái xe đến cổng chính nhưng trong lòng rất lo sợ vì không biết làm cách nào để vượt qua.Chiếc xe tiến gần đến cổng nhưng cánh cổng vẫn đóng chặt, ngay lúc này Piechowski mở cửa, chỉ thò người ra ngoài đủtên gác cổng nhìn nhìn thấy quân hàm của mình và hét vào mặt gã bằng tiếng Đức yêu cầu mở cổng. Nhìn thấy chỉ huy lại bị quát thẳng vào mặt, tên lính canh kia vội vàng mở cổng và rào chắn không dám chậm trễ. Cánh cổng mở ra và thế là cả bốn người đã trốn thoát thành công.

 

3) Bất chấp mọi biện pháp giam giữ nghiêm ngặt, Yoshie Shiratori vẫn có thể ung dung vượt ngục thành công tới 4 lần bằng những cách khó tin

Năm 1933, người đàn ông Nhật Bản tên là Yoshie Shiratori bị bắt vì tình nghi giết người trong một vụ cướp và phải đối mặt với án tử hình. Năm 1936, ông trốn khỏi nhà tù Aomori sau khimở thành công cùm tay bằng một đoạn dây thép nhưng ngay sau đó Shiratori bị bắt và bị kết án tù chung thân. Năm 1942, ôngtrốn thoát khỏi nhà tù Akita bằng cách treo qua các lỗ thông hơi trên trần phòng giamrồi bị bắt lại sau đó hai năm. Năm 1944, ông dùng súp miso đổ lên còng tay để chúng hoen gỉ và tiếp tục vượt ngục thành công.

 

Vượt ngục, đào tẩu, tù nhân

@wikipedia

Nhưng những ngày tháng tự do của Shiratori không kéo dài. Sau khi Thế chiến II kết thúc,vào năm 1946 ông bị bắt lần thứ tư và Tòa án quận Sapporo đã kết án tử cho tên tù nhân được xưng tụng là “Cao thủ vượt ngục” này. Trong khi chờ ngày thi hành án, ôngdùng mộtmảnh kim loại mài sắc cưa thủng sàn gỗ phòng giam và dùng một chiếc bátđể đào hầm. Năm 1948, sau 2 năm trốn chạy, Shiratori lúc này đã bước qua cái tuổi tứ tuần, đã chán ngán cuộc sống nơi đây mai đó mệt mỏi nên mới quyết định tự mình ra đầu thú với cảnh sátđể được trở lại cái nơi mình từng tìm cách trốn thoát. Ông lại bị đưa về nhà tù và bị kết án 20 năm tù giam. Trong suốt quãng thời gian này, dù không hề có ý định bỏ trốnnhưng ông lại được trả tự do vào năm 1961.

Câu chuyện vượt ngục của Shiratori luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng đương thời. Nhiều người thậm chí còn cho biết, “cao thủ” này thừa khả năng tạo ra thêm những vụ bỏ trốn ngoạn mục nữanếu muốn.

 

4) Vụ đào tẩu huyền thoại của tay cướp khét tiếng đất Mỹ John Dillinger

Chỉ trong 1 năm, từ ngày 21/6/1933 đến ngày 30/6/1934, John Herbert Dillinger và đồng bọn đã thực hiện trót lọt 12 vụ cướp ngân hàng. Năm 1934, cuối cùng y cùng băng nhóm tội phạm này cũng đã sa lưới và bị đưa đến thụ án tại nhà tù Crown Point, nơi được cho là không thể trốn thoát.

 

Vượt ngục, đào tẩu, tù nhân

@fbi

Mặc dù còn nhiều tranh cãi xung quanh sự kiện trốn trại năm đó nhưng vụ đào tẩu của tên cướp khét tiếng này vẫn làm rúng động dư luận thế giới kể từ cái ngày3/3/1934.Theo hồ sơ của FBI, Dillinger đã dùng dạo cạo râu tạo thành một khẩu súng lục giả và trốn thoát thành công sau khi dùng chính 33 tù nhân làm con tin để yêu cầu quản ngục đưa cho mình và một tên đồng bọn khác hai khẩu súng tiểu liên. Bằng khẩu súng đổi chác được, hai tên này bắn thủng tường và dùng xe lấy cắp của cảnh sát trưởng trốn đếnIllinois. Tuy nhiên, điều chúng không thể ngờ là chiếc xe mà chúng lái đã giúpFBI lần ra dấu vết của cả hai ngay sau đó.

 

5) Tù nhân người MỹMark DeFriest được gọi là “phù thủy vượt ngục”với13 lần đào tẩu khỏi nơi giam giữ

Mark DeFriest, hay còn được biết đến với cái tên là "Houdini của Florida" hoặc “Phù thủy trốn ngục” Mark DeFriest là một tù nhân đặc biệt và là người tự kỷ nhưng là theo kiểu tự kỷ thiên tài. Được biết, ngay từ khi lên 6, Mark đã có thể tháo rời và lắp ráp lại như cũ những chiếc đồng hồ và động cơ máy móc của cha. Tuy nhiên, chứng bệnh này lại khiến Mark có vấn đề về hành vi và nhận thức dẫn đến chuyện ông không thể hiểu được mọi người và liên tục làm mọi chuyện tồi tệ và rối tung lên.

 

Vượt ngục, đào tẩu, tù nhân

@wikipedia

Hành trình ngồi tù củaMark DeFriest bắt đầu từ năm 1980. Vốn dĩ chỉ còn vài tháng nữa thôi, Mark khi ấy 19 tuổi đã có thể nhận được bộ đồ nghề cơ khí của cha để lại. Thế nhưng, vì quá nôn nóng, ông đã dùng chìa khóa mở cửa nhà kho lấy ra dùng trước. Quá tức giận, mẹ kế của ông đã chạy đi báo gọi cảnh sát tóm cổ cậu con trai cứng đầu trước khi Mark kịp sử dụng bộ đồ nghề. Lần đó, cậu thanh niên mắc chứng tự kỷ bị đã bỏ chạy khi thấy cảnh sát và mức án 4 năm tù giam cho tội ăn cắp là hậu quả màMark phải đối mặt.

Trong thời gian ngồi tù, Mark DeFriest liên tục tìm mọi cách để thoát ra ngoài nhưng vận may không đến lâu với ông bởi chỉ ngay sau đó, cảnh sát lại tìm ra và Mark bị bắt quay trở lại nhà tù. Tổng cộng, ông từng thực hiện tới 13 lần trốn khỏi nhà tù, trong đó có 7 lần thành công. Điều khác biệt là người ta cho biết, Mark có thể làm ra chìa khóa mà chỉ cần quan sát chùm chìa khóa móc trên túi của nhân viên cai ngục hay phá khóa 3 phòng gian bằng bàn chải đánh răng. 

Trong những lần nỗ lực tìm lại tự do,Mark DeFriest đã liên tục khuấy đảo dư luận bằng cách thức khôn ngoan và độc đáo có một không hai của mình như: chuốc mê nhân viên của bệnh viện Florida bằng LSD-25, chế ra một khẩu súng zip và chìa khóa phòngtừ ống kem và bàn chải đánh răng hay trong một lần chạy trốn, dùng súng ăn cắp được từ một chiếc xe tạo ra một vụ cướp có vũ trang. Thật không may, những nỗ lực trốn thoát của Mark đã và hàng trăm vi phạm lớn nhỏ trong những lần đào tẩu đã biến bản án vốn chỉ có 4 năm của ôngtăng lên tới 34 năm.

 

6) Làm giả chìa khóa, Daniel Luther Heiss đã thực hiện pha đào thoát thành công khiến cả chính phủ và cảnh sát Úc bẽ mặt

Năm 1995, Daniel Luther Heiss thoát khỏi nhà tù sau khi phát hiện ra chìa khóa được mô tả trong sổ tay thông tin của tù nhân là chìa khóa chung cho toàn bộ hệ thống buồng giam. Ngay lập tức, gã tử tù lên kế hoạch trốn trại khi đã có trong tay bản mẫu chìa khóa.

 

Vượt ngục, đào tẩu, tù nhân

@independent

Daniel Luther Heiss bị kết án tử hình do tình nghi giết người ở một trang trại chăn nuôi ở nước Úc. Dẫn lời một cựu cảnh sát tại nhà tù Berrimah chìa khóa mà tên này dùng để mở cửa phòng giam được sao chép từ sổ tay có dạng hình chữ "E". Đây đồng thời cũng là chìa khóa chính dùng để mở toàn bộ hệ thống cửa khóa phòng giam.Nhận thấy sơ hở này, Daniel cùng một tên thợ kim hoàn, cũng là bạn tùđã tìm cáchđánh lại chiếc chìa khóa. Sau nhiều lần thất bại, rốt cuộc vận may cũng mỉm cười với hai gã tử tù. Thoát khỏi phòng giam, hai gãtiếp tục trèo qua ba hàng rào kẽm gai và chuồn đi xa nhưng bị bắt lại chỉ 12 ngày sau đó. Riêng về cuốn sổ ghi chép,tất nhiên là nó đã được bỏ đi ngay lập tức vàcác ổ khóa cũng được thay đổi để phòng trường hợp bất trắc khiDaniel trở lại tù.

 

7) Giả bị bệnh hiểm nghèo là cách mà tên phạm nhân mưu mẹo Steven Jay Russell trốn khỏi nơi giam giữ

Steven Jay Russell nổi tiếng là một trong những tên tội phạm phiền phức nhất nước Mỹ với kế hoạch vượt ngục tinh vi và tốn công đến khó tin.

 

Vượt ngục, đào tẩu, tù nhân

@George Hixson

Ngày 20/3/1998, với cái mác giả danh một triệu phú, hắn ta tìm đến ngân hàng đề nghị vay 75.000 USD từ NationsBank, Dallas. Tuy nhiên, các nhân viên tại đâyđãnghi ngờ vàbáo cảnh sát. Steven Jay Russell bị bắt vào tù và liên tục tìm cách trốn ra ngoài trong khi chờ tòa xét xử.Ngày 5/4/1998, quan tòa kết ánSteven Jay Russell144 năm tù giam cho tội danh lừa đảo và nhiều lần vượt ngục trước đó.

Với bản án giam giữ kỷ lục cùng tội danh lừa đảo và nhiều lần vượt ngục thành công, Steven Jay Russell là một trong những tù nhân bị quản chế đặc biệt trong nhà tù Texas. Trong lần trốn trại được xem là lớn nhất của mình, Steven Jay Russell đã giả vờ lên cơn đau tim để được đưa đến bệnh viện và sau đó là trại điều dưỡng để điều trị chứng HIV.

Tại đây hắn đã tìm cách để cơ quan chức năng tưởng nhầm rằng mình đã chết bằng cách làm giả hồ sơ bệnh án, mạo danh bác sĩ gọi điện đến nhà tùrằng mình đã chết để bản thân được tự do. Tuy nhiên, vận may của gã không kéo dài được lâu bởi chỉ ngay sau đó, cơ quan chức năng đã phát hiện và tống tên bịp bợm này về lại tù. Năm 2009, bộ phim “I Love You Phillip Morris” với sự tham gia của nam diễn viên Jim Carrey đã được thực hiện dựa trên cuộc đời Steven Jay Russell.

 

8) Pascal Payet ba lần cướp trực thăng để vượt ngục

Vào năm 2001, Pascal Payet, tên tội phạm người Pháp đã trốn khỏi nhà tù trên chiếc máy bay trực thăng đánh cắp không những một lần mà tới ba lần.

 

Vượt ngục, đào tẩu, tù nhân

@Boris Horvat, wikipedia

Pascal Payet bị bắt vào tháng 1/1999 tại Paris vì tội cướp và giết người cùng với ba người đàn ông khác. Ngày 12/10/2001, hắn trốn khỏi tù ở ngôi làngLuynes nước Pháp nhưng bị bắt lại ngay sau đó.Hai năm sau,ba tên trong tổ chức của hắn dùng chiếc trực thăng đánh cắp đột nhập vào trại giam nhằm giải cứu đồng bọn. Chúng bị bắt ba tuần sau đó. Trở về tù, Payet phải chịu thêm 30 năm tù và bị chuyển sang phòng biệt giam để canh giữ đặc biệt.

Đến năm 2007, mặc dù đang bị quản chế theo dõi chặt chẽ, nhưng vào ngày 14/4, Payet vẫn đào thoát thành công. Lợi dụng ngày lễ, ít người canh giác, hắn cùng đồng bọn đãbàn với nhau cướp được một chiếc trực thăng bị cướp. Máy bay đậu ngay trên nóc nhà tù nơi giam giữ Payet, hắn và đồng bọn liên tục xả súng vào nhóm bảo an, lên trực thăng và cao chạy xa bay. Tuy nhiên, nhóm tội phạm này đã bị bắt tại Tây Ban Nha và bị giam trong một nhà tù bí mật sau 5 tháng chạy trốn.

 

9) Alfred George Hinds ba lần đào thoát khỏi tù bằng cách phá khóa phòng gian, lừa nhốt cảnh sát vào toilet

Vượt ngục, đào tẩu, tù nhân

@releasedcriminals

Năm 1953, Alfred George Hinds bị kết án 12 năm tù giam với tội trạng cướp đồ trang sức và bỏ trốn khỏi nhà tù Nottingham nhưng đã bị bắt lại sau 1 năm đào tẩu. Lần này, lợi dụng vụ kiện tụng bắt giữ bất hợp pháp. Hinds đã lừa hai cảnh sát dẫn tù, nhốt họ vào toilet và chạy trốn. Tuy nhiên, chỉ năm tiếng sau, khi đang cố gắng rời khỏi địa phương, hắn đã bị bắt tại sân bay.

Một năm sau, bằng cách nào đó, Hinds lại thoát khỏi nhà tù Chelmsford. Lần thứ ba trốn chạy, hắn ta quyết định mai danh ẩn tích, sốngở Ireland, làm nghề buôn ô tô cũ dưới tên giả là William Herbert Bishop trước khi bị bắt khi đang sử dụng một chiếc xe chưa đăng ký. Bị bắt lần thứ tư, Hinds quyết không nhận tội và đồng ý bán câu chuyện đời mình với giá 40.000 đô la cho một tờ báo. Điều ngạc nhiên là gã còn giành được một khoản bồi thường trị giá 1.000 UDS (22,5 triệu đồng) từ vụ thắng kiện một cựu giám thị trong sở cảnh sát. Hàng loạt bài báo nói về cuộc đời, những cuộc đào tẩu và lời chỉ tríchviệc tuyên bố vô tội đối với tù nhân này đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận vào thời điểm đó.

 

10) Cuộc đào tẩu khó tin của Choi Gap-bok, người có thể co người lách qua khe đưa thức ăn buồng giam để trốn thoát

Năm 2012, lợi dụng lúc các quản ngục đang ngủ, Choi Gap-bok đã sử dụng kỹ năng yoga của mình để trốn thoát khỏi nhà tù bằng cách co nhỏ sau đó lách người qua khe thức ăn ở dưới cửa phòng giam. Khe này cao 15 cm và rộng 45 cm.

 

Vượt ngục, đào tẩu, tù nhân

@asiantown

Ngày 12/9/2012, Choi Gap-bok bị bắt vì tình nghi ăn cướp và bị đưa vào giam giữ tại nhà tù ở thành phố Daegu, Hàn Quốc. Lợi dụng 23 năm tập yoga, người đàn ông này đã bôi thuốc mỡ lên cơ thể sau đó lách người chi ra ngoài từ khe thức ăn vào sáng sớm ngày 17/9. Quá trình này chỉ mất vỏn vẹn có 34 giây. Trước khi thoát ra ngoài, Choi còn cẩn thận chùm chăn lên gối để đánh lạc hướngđể các quản ngục nghĩ rằng mình đang ngủ. Ngày 22/9, tức chỉ 5 ngày sau,Choi Gap-bok bị bắt lại và dĩ nhiên lần này hắn ta được chuyển đến một phòng giam có khe thức ăn không thể nhỏ hơn.

 

Tiếp theo là thông tin về cuộc đàu tẩu của 2 tên tử tù trốn khoirtraij giam T16 gần đây:

Những tù nhân này quá khôn ngoan phải không các bạn. Đừng quên thích page và chia sẻ bài viết này nhé!