Tai họa marketing: những thảm họa tiếp thị gây chấn động nhất lịch sử

Ngày 26/09/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Nhiều công ty, nhiều thương hiệu trở nên tiếng tăm lừng lẫy, hoạt động kinh doanh tốt, thu được nhiều nhợi luận là nhờ chiến lược tiếp thị đúng đắn, rõ ràng. Tuy nhiên, cũng không có ít những thương hiệu, chỉ vì định hướng chiến lược sai, dự đoán chưa tốt kết hợp với biến động hoàn cảnh xã hội, thị trường mà không ít các công ty rơi vào tình trạng khốn đốn, thua lỗ nặng.

Nói về vấn đề này, mời quý độc giả cùng LaLung.vn tìm hiểu những thảm họa tiếp thị gây chấn động nhất lịch sử được chia sẻ ngay tại bài viết dưới đây.

 

1) Thảm họa chương trình tặng vé máy bay du lịch khi mua đồ điện gia dụng

Công ty, kinh doanh, khuyến mãi, chiêu trò, tiếp thị, marketing

@campaignlive.co.uk

Vào những năm 1990, nhiều kho hàng của Công ty The Hoover nước Anh đã tồn dư khá nhiều thiết bị điện tử gia dụng như máy giặt, máy hút bụi...Trước tình trạng này, để bán chúng, Hoover đã bắt đầu một chương trình khuyến mãi vào tháng 8 năm 1992.

Trong chương trình này, nếu những ai mua sản phẩm với tổng trị giá từ 6 triệu đồng trở lên bao gồm các loại sản phẩm của Hoovers sẽ được nhận hai vé khứ hồi đến Châu Âu, sau đó, lần lượt các chuyến bay đến Mỹ cũng được khuyến khích mở rộng.

Không ngờ, sau thông tin này, hàng trăm người đã ngày đêm đổ xô tới các cửa hàng của Hoover mua hàng để mong được tận hưởng ưu đãi quá hời này. Làn sóng thu mua đông tới mức Hoover không lường trước được.

Và vì đã ra chương trình như vậy buộc họ không thể nào từ chối khách hàng của mình và kết quả là Hoover đã bị thua lỗ nặng nề sau chiến lược tiếp thị quái gỡ ở trên.

Sau đó, một nhà báo nghiên cứu bí mật của trang BBC đã bí mật điều tra và tìm thấy hàng loạt tài liệu cho thấy Hoover đã sa thải một số giám đốc điều hành hàng đầu của Hoover sau đó vì đã làm thua lỗ hơn 1.500 tỷ đồng của công ty sau chiêu trò này.

 

2) Thảm họa chương trình ăn món chân cua tuyết tặng thêm một món hải sản phụ khác

Công ty, kinh doanh, khuyến mãi, chiêu trò, tiếp thị, marketing

@bbb.org

Vào năm 2003, chuỗi thực phẩm biển thương hiệu Red Lobster đã phát động chương trình khuyến mại mới nhất của mình dưới sự chỉ đạo của cựu giám đốc Edna Morris.

Theo chương trình khuyến mại, Red Lobster sẽ cung cấp món chân cua tuyết với giá hơn 450.000 đồng. Những ai ăn món này sẽ được tặng thêm một món ăn hải sản khác. Vì công ty này cho rằng, việc ăn một món chân cua tuyết là đã quá no để thực khách có thể chọn ăn thêm một món thứ hai.

Tuy nhiên, họ đã đánh giá quá thấp đối tượng thực khách của mình. Hàng trăm người đổ xô đi ăn món chân cua tuyết khuyến mãi mong để được ăn thêm các món phụ khác. Cũng trong thời điểm đó, giá cua tuyết và hải sản bắt đầu tăng nhanh khi mà chính phủ Hoa Kỳ ban sắc lệnh hạn chế đánh bắt một số loài cua ở đại dương.

Chương trình khuyến mãi này kéo dài 7 tuần và khiến công ty thua lỗ gần 100 tỷ đồng.

 

3) Thảm họa tiếp cận khách hàng bằng ‘thư tình”

Công ty, kinh doanh, khuyến mãi, chiêu trò, tiếp thị, marketing

@telegraph.co.uk

Nhà sản xuất ô tô Ý Fiat đã quyết định tăng cường mở rộng thị trường kinh doanh của mình ở Tây Ban Nha với chiến lược tiếp cận vô cùng độc đáo.

Thay vì phải quảng cáo rầm rộ hay dùng bất kỳ chiêu PR quảng báo phổ biến nào, Fiat đã lên chiến lược soạn và viết 50.000 lá thư hồng, các dòng chữ đều được mã hóa danh tính và gửi tới phụ nữ ở Tây Ban Nha.

Nội dung bức thư đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ và nội dung chỉ rõ: “Chúng tôi chỉ có vài phút để ở bên cạnh bạn, hãy hợp tác trải nghiệm cùng chúng tôi, chúng tôi hứa sẽ không làm bạn thất vọng”.

Tất cả lá thư được soạn và gửi ẩn danh gây tò mò với rất nhiều người.

Sau bức thư đầu tiên này, Fiat có kế hoạch tiến cận mới qua bức thư thứ hai vài ngày sau đó rồi mới chính thức công bố sự hiện diện của mình.

Tuy nhiên, bức thư thứ hai chưa kịp tung thì sau lá thư thứ nhất, hầu hết phụ nữ lo ngại rằng mình đang bị theo dõi bởi một tội phạm nào đó nguy hiểm. Nhiều người trong số đó đã báo cáo sự việc này với cảnh sát.

Kết quả, Fiat phải ngừng ngay chiến dịch này, đứng lên xin lỗi và bị phạt gần 25 triệu đồng thời phải trả thêm phí 22 triệu đồng khi một phụ nữ đã kiện vụ này ra tới tòa án.

 

4) Quảng cáo xe lố bịch của Huyndai

Năm 2013, hãng Hyundai ra mắt một quảng cáo truyền hình độc lạ có nội dung một người đàn ông cố gắng tự tử trong xe bằng cách nối ống xả thải vào trong khoang xe nhưng hoàn toàn thất bại vì nó là chiếc xe chạy bằng pin chứ không phải dầu diesel hay xăng nên không thể thải ra khí Co2 gây tử vong. Điều này cho thấy một dòng xe chạy bằng pin mới được hãng này ra mắt.

Quảng cáo này vừa ra đời đã gây sốt thậm chí được báo chí Anh ca ngợi hết lời.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, một người viết quảng cáo tên là Holly Brockwell đã phản đối kịch liệt đoạn quảng cáo này vì cho rằng Huyndai đã sử dụng bối cảnh, và chi tiết tương tự mà chính cha Holly Brockwell từng tự sát trong xe nhiều năm về trước từng gây chấn động.

Holly Brockwell tung lên các diễn đàn, blog cá nhân các chi tiết trong vụ tự sát của cha mình và sau đó đoạn quảng cáo của Huyndai như một con virus dấy lên làn sóng tranh cãi dữ dội.

Sau đó, phía Huyndai đã gỡ toàn bộ video này, lên tiếng xin lỗi và hứa rằng sẽ không bao giờ dùng cách tương tự cho các chiêu quảng cáo khác trong tương lai nữa.

 

5) Chiêu tiếp thị thảm bại chỉ vì coi nhẹ tâm lý mua xe của khách hàng

Công ty, kinh doanh, khuyến mãi, chiêu trò, tiếp thị, marketing

@commons.wikimedia.org

Xe Tata Nano được ra mắt ở Ấn Độ với mong muốn đưa dòng xe này tiếp cận nhiều hơn với công chúng. Với mức giá gần 55 triệu đồng, phía công ty tin rằng giá này tương đối rẻ, thậm chí người thu nhập thấp ở Ấn Độ cũng có thể mua được. Trước khi tung ra thị trường, Chủ tịch Tập đoàn Tata, Ratan Tata đã đặt mục tiêu bán hàng cho dòng xe này là sẽ bán được khoảng 20.000 chiếc mỗi tháng.

Nhưng sau khi ra mắt, số liệu thống kê về doanh số bán hàng cho thấy không hề đạt được như mục tiêu trước đó đã đề ra.

Lý do khiến dòng xe Tata Nano thất bại chính là do khâu tiếp thị. Dù là xe có giá rẻ nhưng với một số bộ phận người Ấn Độ, một chiếc xe sang trọng đắc tiền và mua từ một thương hiệu lớn, có tên tuổi thì vẫn sang hơn là mua một chiếc xe rẻ tiền, chưa có thương hiệu.

Thậm chí, những chiếc xe rẻ tiền như vậy còn bị nhiều người kỳ thị chả dám ngó ngàng tới.

 

6) Cả thương hiệu sữa đình đám Nestlé cũng từng dính tới thảm họa

Công ty, kinh doanh, khuyến mãi, chiêu trò, tiếp thị, marketing

@ac4d.com

Vào những năm 1970, thương hiệu sữa Nestlé tích cực phân phát các công thức chế biến đơn giản khi dùng loại sữa của mình, thay thế cho việc bú sữa ở các nước nghèo, suy dinh dưỡng như Châu Phi...

Công thức này bao gồm pha sữa Nestlé với nước lã và sau đó cho trẻ uống dặm. Tuy nhiên, ở các nước như Châu Phi thì vấn đề nổi cộm lo ngại nhất là ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh, môi trường thiếu vệ sinh vậy nên, công thức mà Nestlé quảng bá ở Châu Phi thậm chí sai lầm và hoàn toàn có thể gián tiếp làm lây lan mầm bệnh cho trẻ em qua nguồn nước bẩn pha với sữa.

Làn sóng phản đối nhanh chóng lan rộng khiến Nestlé mang tiếng xấu, thậm chí còn mang cái mác: “Kẻ giết trẻ em”.

Vào năm 1977, một làn sóng tẩy chay sữa Nestlé tiếp tục lan rộng từ Mỹ qua một số nước Châu Âu.

 

7) Lấy tên tuổi quảng cáo quá đà trở thành mồi nhử cho tội phạm giả danh và cái kết quá đắng

Công ty, kinh doanh, khuyến mãi, chiêu trò, tiếp thị, marketing

@businessinsider.in

Lifelock là một công ty chống trộm, bảo mật danh tính, nó được đồng sáng lập bởi Todd Davis và Robert J. Maynard vào năm 2005.

Bắt đầu vào năm 2006, Lifelock đã tự tin tiến hành thực hiện chiến lược quảng cáo của mình qua việc đăng tải hình ảnh, thông tin, chỉ số an sinh xã hội, chỉ số bảo mật danh tính an toàn của CEO Todd Davis như là một minh chứng điển hình cho chất lượng dịch vụ bảo mật danh tính của công ty.

Tuy nhiên, không ngờ vào năm 2007, hệ thống an ninh của công ty này đã bị vi phạm khi không bảo mật được danh tính khách hàng như đúng cam kết thậm chí Todd Davis cũng trở thành tâm điểm vụ trộm danh tính của tội phạm an ninh mạng. Một người nào đó đã giả danh thông tin của Todd Davis để xin vay khoản nợ hơn 11 triệu đồng.

Tới bốn tháng sau, danh tính của Todd Davis tiếp tục lại bị đánh cắp và lợi dụng để mở tài khoản không dây AT & T / Cingular với số phí mà khách hàng bị lừa phải trả là khoảng gần 55 triệu đồng.

Kinh khủng hơn nữa, danh tính của Davis còn bị lấy cấp thêm 11 lần nữa sau đó.

 

Giờ thì giải trí xíu nào, mời các bạn xem tiếp đoạn video “Vụ cướp hầm kim cương kinh hoàng lớn nhất thế giới” được chia sẻ dưới đây:

Bạn thấy bài viết “Tai họa marketing: những thảm họa tiếp thị gây chấn động nhất lịch sử” ở trên có thú vị hấp dẫn không? Hãy cho LaLung.vn biết ý kiến riêng của các bạn nha.

Đồng thời cũng đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để không bỏ sót thông tin thú vị nào khác. Cảm ơn các bạn.

Theo Unbelievable-facts

Bài viết liên quan: