Hiện tượng hâm nóng toàn cầu: vài tác phẩm nghệ thuật bắt mắt

Ngày 20/07/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Trái Đất – mái nhà chung của toàn thể nhân loại đang phải chịu tổn thương mỗi ngày và đáng buồn thay, chính con người lại là nguồn cơn gây ra điều tệ hại đó. Mẹ Thiên Nhiên sẽ không thể mãi bao dung nếu chúng ta cứ tiếp tục thờ ơ, bỏ qua những dấu hiệu rõ ràng mà thiên nhiên cảnh báo về một cơn thịnh nộ sắp sửa giáng xuống, hủy diệt sự sống.

Và để cảnh báo về những tác động của hiện tượng hâm nóng toàn cầu, từ những tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo của mình, các nghệ sĩ cũng đang góp tiếng nói của mình về thực trạng nhiệt độ của bầu khí quyển không ngừng tăng lên, Trái Đất ngày càng ấm hơn và con người đang phải vật vã hơn trong chính ngôi nhà của mình.

Hãy ngắm những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời về chủ đề hiện tượng hâm nóng toàn cầu để cùng nhau cảm nhận, suy ngẫm, thay đổi và hành động chung tay bảo vệ Trái Đất, ngăn chặn một tương lai tồi tệ cho chính chúng ta và cho cả thế hệ con cháu sau này.

 

1) Tác phẩm “I don't believe in global warming” của nghệ sĩ Banksy, sáng tác năm 2009

Hâm nóng toàn cần, tác phẩm nghệ thuật

Năm 2009, nghệ sĩ đường phố Banksy đã đánh dấu sự kết thúc “thất bại” của hội nghị khí hậu Copenhagen, khi không đưa ra được bất cứ một thỏa thuận quan trọng nào về việc chấm dứt các hoạt động ngăn chặn biến đổi khí hậu bằng một loạt các tranh vẽ graffiti thu hút sự quan tâm, chú ý lớn từ phía dư luận.

Nổi bật trong số đó phải kể đến dòng chữ được vẽ trên một bức tường tại kênh đào Regent ở phía Bắc London. Đây được cho là tác phẩm châm biếm của người nghệ sĩ về sự thờ ơ, bỏ qua những dấu hiệu đã quá rõ ràng của con người về hiện tượng hâm nóng toàn cầu.

Tác phẩm bao gồm dòng chữ: “I don't believe in global warming” (tạm dịch: Tôi không tin vào sự nóng lên toàn cầu”) với các chữ cái biến mất dưới mặt nước. Nội dung này sau đó cũng trở thành chủ đề được đưa ra bàn luận sôi nổi trên khắp các diễn đàn thế giới, thậm chí nó còn xuất hiện trên trang nhất nhiều tờ báo lớn ở Mỹ - một trong hai nước lớn từ chối ký vào bản cam kết ngăn chặn những tác động tiêu cực có thể làm trầm trọng thêm sự nóng lên toàn cầu.

 

2) “Support”, nghệ sĩ Lorenzo Quinn, 2017

Hâm nóng toàn cần, tác phẩm nghệ thuật

Nóng lên toàn cầu được coi là một loại bom nổ chậm, một mối nguy hại mà chúng ta cần phải giải quyết trước khi quá muộn. Để nâng cao nhận thức về vấn đề này, nghệ sĩ người Ý, Lorenzo Quinn đã tạo nên tác phẩm điêu khắc độc đáo đặt tại Venice Biennale trong tuần lễ triển lãm “Nghệ thuật Venice năm 2017”.

“Support” (nâng đỡ), là tên tác phẩm mang dáng hình khác lạ này. Một đôi bàn tay khổng lồ, trồi lên từ dưới mặt nước vừa chống đỡ vừa kéo đổ khách sạn Ca'Sagredo tạo hiệu ứng thị giác và cảm nhận đặc biệt ấn tượng đối với bất cứ du khách nào tới đặt chân đến Venice. "Venice là một thành phố nghệ thuật,đã vàđang truyền cảm hứng cho các nền văn hóa trong nhiều thế kỷ. Để tiếp tục phát triển, thành phố rất cần sự hỗ trợ của chúng ta và thế hệ trong tương lai bởi trên thực tế, Venice đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu”, Quinn nói.

Nói về ý tưởng sáng tác khác lạ này, nghệ sĩ Lorenzo Quinn cho biết đôi bàn tay là nơi anh muốn gửi gắm thông điệp đa chiều về thế giới hiện đại: đôi tay có thể sáng tạo, là phương tiện thể hiện yêu thương, sự ghét bỏ nhưng đồng thời cũng là sức mạnh có thể hủy diệt, phá hủy mọi thứ tốt đẹp từng tồn tại.

 

3) “Melting men”, Nele Azevedo, 2009

Hâm nóng toàn cần, tác phẩm nghệ thuật

Năm 2009, một buổi trình diễn được tổ chức tại quảng trường Gendarmenmarkt, Berlin đã khiến người xem phải suy ngẫm về biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tác phẩm điêu khắc băng gồm 1.000 người đá củanghệ sĩ người Brazil Nele Azevedo đã để lại nhiều ấn tượng khó quên nhất với công chúng.

Buổi trình diễn là một phần trong Lễ hội Queens ở Bắc Ireland. Những người đàn ông bằng đá được đặt ngồi trên các bậc thang dần tan chay chỉ còn lại những vũng nước dưới ánh nắng Mặt Trời. Đây cũng chính là thông điệp mà nữ nghệ sĩ điêu khắcNele Azevedo muốn nhắc nhở mọi người về hiện tượng băng ở Greenland và Nam Cực tan nhanh làm mực nước biển dâng cao có thể xóa sổ vĩnh viễn nhiều thành phố trên thế giới.

 

4) Cá voi xanh khổng lồ, 2015

Hâm nóng toàn cần, tác phẩm nghệ thuật

Năm 2015, bên bờ trái sông Seine ở Paris, một tác phẩm điêu khắc kim loại khổng lồ với hình ảnh một con cá voi xanh đã được dựng lên với mục đích nhắc nhở các nhà thương thuyết và các nhà lãnh đạo thế giới trên bàn hội nghị biến đổi khí hậu về sự tồn vong của những loài động vật quý hiếm đang bị đe dọa nếu cuộc đàm phán của họ không đưa ra được một hành độngnào cụ thể.

Trong sách đỏ, cá voi xanh được xem là một trong những loài động vật đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Chưa kịp phục hồi sau hành động săn bắt vô tội vạ của con người hàng trăm năm qua, loài động vật này lại tiếp tục gánh chịu một mối đe dọa mới từ biến đổi khí hậu.Tác phẩm điêu khắc dài 34 m này là hình ảnh của một con cá voi có tên là Bluebell, một những cá thể đã bị săn bắt vào trăm năm trước.

Ngoài lời nhắc nhở về tác động của biến đổi khí hậu đối với việc bảo tồn động vật hoang dã, tác phẩm điêu khắc cá voi khổng lồ cũng có ý nghĩa như một thông điệp chính trị, lên tiếng tố cáo hành vi săn bắt cá voi nhằm mục đích thương mại vẫn tiếp diễn tại một số quốc gia, bất chấp lệnh cấm vận quốc tế của Ủy ban Cá voi Quốc tế vào năm 1986.

Vào ngày 1 tháng 12, sau khi lệnh cấm săn bắt cá voi có hiệu lực trên toàn cầu, Nhật Bản vẫn tiếp tục cho phép các đội tàu săn cá voi thương mại ra khơi tìm kiếm và đánh bắt cá voi ở Nam Cực.

 

5) “Rising Tide”, Jason deCaires Taylor, 2015

Hâm nóng toàn cần, tác phẩm nghệ thuật

Vào năm 2015, nghệ sĩ người Anh Jason deCaires Taylor đã tạo ra những bức tượng với tên gọi là “Rising Tide”, được đặt ngay bên bờ sông Thames của thành phố London, Anh. Sừng sững và ấn tượng, những tác phẩm điêu khắc nàycó một điểm đặc biệt là chỉ “hiện thân” hai lần trong ngày, khithủy triều rút còn phần lớn thời gian còn lại chúng đều chìm dưới mặt nước sông.

Chia sẻ về ý tưởng sáng tạo về những bức tượng có phần khó hiểu này, Taylor cho biết tác phẩm của mìnhmang đến thông điệp cảnh báo về sự tàn phá nghiêm trọng mà con người đang gây ra cho thiên nhiên bằng những hoạt động sản xuất công nghiệp. Ông hy vọng, tác phẩm “Rising Tide” sẽ tạo ra được một phong trào, một cái gì đó tích cực và thiết thực để chung tay tác động đến xã hội, giúp mọi người nhận thứcđược hậu quả của biến đổi khí hậu cũng như lợi ích của các nỗ lực bảo vệ môi trường sinh thái ngay từ hôm nay.

 

6) Tác phẩm siêu nhân tan chảy của Mojoko/Foenander, 2012

Hâm nóng toàn cần, tác phẩm nghệ thuật

Bức tượng siêu nhân tan chảy là tác phẩm điêu khắc được tạo ra vào năm 2012 bởi hai nghệ sĩ Mojoko và Eric Foenander. Hiện bức tượng đang được đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Singapore.

Tác phẩm điêu khắc có vẻ ngoài hơi bị đồ sộ này mang một thông điệp đó là: “Giờ đây không ai có thể cứu chúng ta được nữa” (No One Can Save Us Now) muốn chúng ta biết rằng, ngay đến một siêu anh hùng cũng không phải là bất tử khi đứng trước biến đổi khí hậu.

Mojoko chia sẻ: “Trước biến đổi khí hậu, thực tế là siêu anh hùng cũng bị hủy hoại thế nên ngay đến cả anh ấy cũng không thể giúp chúng ta có một tương lai tốt đẹp hơn”.

 

7) Tác phẩm của nghệ sĩ Isaac Cordal, 2014

Hâm nóng toàn cần, tác phẩm nghệ thuật

Năm 2014, nghệ sĩ đường phố nổi tiếng Isaac Cordal đã mang đến công chúng thêm một cái nhìn mới về những thảm họa mà con người sẽ phải gánh chịu trong tương lai gần, về sự nóng lên toàn cầu thông qua hàng loạt các tác phẩm điêu khắc bằng xi măng nhỏ được đặt ẩn hiện dưới mặt nước.

Trong giới nghệ sĩ, Cordal nổi tiếng là người thường xuyên thực hiện các tác phẩm mang tính chính trị, đánh thẳng vào cảm quan của giới quan chức, lãnh đạo, doanh nhân hay các nhà khoa học, những người được xem là “tầng lớp” cao trong xã hội. Với chủ đề biến đổi khí hậu, người nghệ sĩ tài hoa này muốn vẽ ra một tương lai u ám đã không còn xa với con người khi mực nước biển dâng cao, qua đó nhấn mạnh thảm họa môi trường sẽ đến với tất cả chúng ta chỉ không phải chỉ riêng tầng lớp thường dân trong xã hội.

 

8) Tác phẩm điêu khắc hai mẹ con gấu trên tảng băng trôi của đài Eden TV, 2009

Hâm nóng toàn cần, tác phẩm nghệ thuật

Eden TV, kênh truyền hình lịch sử tự nhiên của Anh gần đây đã thực hiện và cho phát sóng một chương trình đặc biệt để kỷ niệm ngày ra mắt. Chương trình truyền hình đã tạo được tiếng vang lớn khi cho “lai dắt” một tác phẩm điêu khắc cao gần 5m, nặng 1,5 tấn vềhai mẹ con gấu Bắc Cực đang bị mắc kẹt trên một tảng băng trôi đi dọc khắp sông Thames.

Bức tượng và những hoạt động truyền thông xung quanh nó mang tới thông điệpnâng cao nhận thức của con người về tình cảnh khốn khổ của loài gấu Bắc Cực hiện nay. Theo các nhà sinh vật học, số lượng loài động vật này đang bị suy giảm một cách nhanh chóng do môi trường sốngbị hủy hoại nghiêm trọng bởibiến đổi khí hậu. Sự kiện “thả trôi” hai mẹ con gấu diễn ra vào lúc 6:30 am, ngày 26 tháng 1 bắt đầu từ Greenwich, Đông Nam London, đi qua Tower Bridge và sau đó đến House of Parliament.

Tác phẩm điêu khắc ấn tượng nàylà thành quả lao động miệt mài trong suốt 2 tháng của một nhóm nghệ sĩ gồm 15 người.

 

9) Tác phẩm “Cá heo mắc nạn”, 2015

Hâm nóng toàn cần, tác phẩm nghệ thuật

Bức tượng cá heo mắc nạn với một cái lốp xe mắc quanh cổ đã gây được ấn tượng mạnh với khán giả tham giaĐại hội các trường đại học tổ chức tại Janeiro Rio. Tác phẩm được trưng bày tại một cuộc triển lãm mang tên “Biển” vào năm 2015.

Nhóm sinh viên, những người đã tạo nên tác phẩm ý nghĩa này cho biết họ đã tận dụng những vật dụng bỏ đi lượm về từ thùng rác để sáng tác. Tác phẩm góp tiếng nói chung cảnh bảo môi trường sống của thành phố và các loài sinh vật biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do tình trạng xả thải rác bẩn ra biển của người dân.

 

10) Tác phẩm “Nude trên sông băng” của Spencer Tunick, 2007

Hâm nóng toàn cần, tác phẩm nghệ thuật

Spencer Tunick, nhiếp ảnh gia nổi tiếng với các bức ảnh chụp “nude tập thể” đã lưu lại một dấu ấn rực rỡ trong sự nghiệp của mình với bức ảnh chứa thông điệp về hiện tượng hâm nóng toàn cầu.

Năm 2007, khoảng 600 người đã bất chấp cái lạnh cắt da thịt kết thành dòng người khỏa thân, nằm phơi mình trên sông băng Aletsch đang tan chảy ở dãy Alps của Thụy Sĩ. Dưới sự chỉ đạo tạo hình của nghệ sĩ nổi tiếng Spencer Tunick, cùng sự phối hợp của tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), các tình nguyện viên đã cùng nhau gửi đến thế giới lời cảnh tỉnh về những tác động không thể lường trước của biến đổi khí hậu.

 

LaLung.vn sẽ gửi đến bạn thêm vài thông tin thú vị về sự ấm lên của Trái Đất trong clip sau:

Bạn ấn tượng với tác phẩm nào nhất? Hãy cho chúng tôi biết điều bạn nghĩ và đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!

Bài viết liên quan:

TIN MỚI NHẤT