Khi sức nóng vô cùng lớn sẽ có vài hậu quả khó tin

Ngày 19/08/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Hàng loạt những hậu quả khó tin xuất hiện khi sức nóng đạt đến đỉnh điểm tạo ra mối nguy hại lớn cho đời sống con người. Điều đáng nói là những hiện tượng này lại đang diễn ra từng ngày từng giờ với mức độ ngày càng nghiêm trọng trước sự thờ ơ của chúng ta.

Những hình ảnh có phần hy hữu được cho là chỉ xuất hiện khi nền nhiệt đạt đến mức nóng kỷ lục được cho là cóliên quan đến biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu dưới đây liệu có khiến bạn phải suy nghĩ và hành động ngay từ hôm nay?

 

Những hậu quả nào đang chờ nhân loại khi Trái Đất ngày càng nóng lên?

Theo các nhà khoa học, trong gần 140 năm qua, kể từ năm 1880, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên khoảng 0,9 độ C, bao gồm cả nhiệt độ bề mặt của các đại dương. Chưa tới 1 độ C, con số này tưởng chẳng đáng vào đâu nhưng nếu xét trên nền nhiệt trung bình thì đây thực sự là một thảm họa khủng khiếp với mọi sinh vật sống trên hành tinh.

Nhiệt độ tăng, băng tan nhanh, mực nước biển dâng cao hơn qua hàng năm nhấn chìm các thành phố ven biển xuống mặt nước. Hàng loạt khu dân cư, tài sản và cả những vùng đất nơi chôn rau cắt rốn của nhiều người sẽ bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới. Nhưng liệu những viễn cảnh như vậy đã đủ kinh khủng?

Nếu vẫn chưa thì đây: Khi nền nhiệt trung bình hàng năm cứ mãi tăng cao mà không có biện pháp ngăn chặn ngay từ bây giờ thì rất nhanh, chúng ta sẽ được ‘trải nghiệm’ những cơn siêu bão với sức tàn phá siêu khủng khiếp cứ thế vào tiến vào đất liền với mức độ và tần số ngày càng gia tăng. Theo giới nghiên cứu, khi Trái Đất nóng dần lên, các cơn bão nhiệt đới sẽ được gia tăng sức mạnh khi hút nhiệt từ bề mặt đại dương vốn đã và đang nóng lên từng ngày, đến một mức độ nào đó, chúng sẽ phá vỡ hết thảy các kỷ lục về cấp độ, trở thành “cơn ác mộng” thực sự với sự tồn vong của chính loài người.

Chưa hết, một khi khí hậu nóng lên đến mức đỉnh điểm thì lượng mưa cũng tăng lên nhanh chóng. Lũ lụt trở thành cơn ác mộng thường xuyên của con người, nước trở thành mối nguy hại cuốn trôi hoa màu, ruộng vườn và cả ngôi nhà thân thương của chúng ta. Không còn đất sống, thực phẩm không kịp sản xuất vì không còn đất canh tác sau những cơn lũ triền miên, con người lúc này sẽ làm gì? Họ sẽ bắt đầu di chuyển tới vùng đất mới, những nơi vốn đã phải oằn mình gánh chịu một lượng dân số khổng lồ giờ đây càng thêm vật vã. Làn sóng tị nạn, di cư là một vấn nạn, nền công nghiệp sản xuất ở các nước đông dân chẳng thể đáp ứng nổi, xung đột leo thang, xã hội lúc này rơi vào tình trạng khủng hoảng, thậm chí con người sẽ phải làm tổn hại lẫn nhau để sinh tồn. Một viễn cảnh như thế, liệu bạn có còn thờ ơ?

Như để gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho chính chúng ta về những tác động của biến đổi khí hậu, những hình ảnh về hiện tượng khó tin xảy ra khi sức nóng vô cùng lớn dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn nhận ra một vài điều.

 

1) Một đoàn tàu chở hàng bị trật đường ray ở miền Nam California (Mỹ) do thời tiết nắng nóng làm cong đường ray

trật đường ray

Tháng 6/2017, dẫn lời Justin Jacobs, người phát ngôn công ty Đường sắt Thái Bình Dương Liên bang, một đoàn tàu chờ hàngdi chuyển theo quốc lộ 99 giữa hai thành phố Delano và Earlimart khi đi qua địa phận miền nam bang California (Mỹ) đã bị trật khỏi đường ray. Tai nạn này đã khiến 19 toa tàu bị chệch hướng và ngã nhào sang bên đường nhưng rất may là không ai bị thương. Vụ tai nạn làm khoảng 30 gallon nhiên liệu chở trên tàu bị rò rỉ.

Theo các nhà chức trách, nguyên nhân của vụ tai nạnhy hữu này là do nhiệt độ tăng quá cao đã làmcong đường ray.

 

2) Nắng nóng khủng khiếp tại miền Tây Nam nước Mỹ khiến hàng chục chuyến bay bị hủy

hủy chuyến bay

Tháng 6/2017 vừa qua, hàng khách sử dụng dịch vụ hàng không tại sân bay quốc tế Sky Harbor Airport ở Phoenix phải đối mặt với nguy cơ bị hoãn/hủy chuyến do nhiệt độ tăng cao đến mức kỷ lục.

Theo các chuyên gia, để cất cánh và hạ cánh, máy bay cần có mức nhiệt độ tối thiểu và tối đa phù hợp. Đây cũng là nguyên nhân khiến 43 chuyến bay ở Phoenix đã phải bị hủy bỏ.

Khi nhiệt độ tăng cao sẽ làm thay đổi mật độ không khí. Lúc này, không khí sẽ bị giãn nở và có ít phân tử hơn dưới cánh máy bay và chính điều điều này sẽ làm giảm lực nâng khiến máy bay gặp khó khăn nhiều hơn khi cất cánh. Để hoạt động trong điều kiện như vậy, máy bay sẽ phải cần nhiều thứ hơn như sử dụng lực đẩy nhiều hơn, cần có tốc độ nhiều hơn để hạ cánh hay đường băng phải đủ dài để cất cánh.

Để đáp ứng những điều này, máy bay một là phải tạo ra lực đẩy hoặc sức mạnh lớn hơn,hai là cánh phải lớn hơnbởi bay trong nền nhiệt cao đồng nghĩa với việc máy bay sẽ phải cất cánh ở tốc độ thấp hơn bình thường. Tuy nhiên, những chiếc máy bay nội địa nhỏ của American Airlines lại không thể đáp ứng được những tiêu chí như vậy như mà trọng lượng, kinh phí cũng như khoảng cách đường băng tại đây không cho phép.

Chính vì vậy, khoảng 43 chuyến bay ở Phoenix đã bị hủy bỏ do không thể hoạt động khi mà điều kiện nhiệt độ vượt qua giới hạn, đã vượt xấp xỉ tới gần 49 độ C.

 

3) Nền nhiệt nước Mỹ vượt ngưỡng mức màu nóng nhất trong bản đồ nhiệt độ

bản đồ nhiệt

Các nhà khí tượng Mỹ mới đây vừa công bố hai màu mới dùng để thể hiệnmức nhiệt khắc nghiệt chưa từng cócủakhu vực miền Tây Nam Hoa Kỳ trong tháng 6/2017.

Dẫn lời công ty khí tượng WeatherBELL Analytics, nhiệt độ toàn bộkhu vực Phoenix và khu vực miền Tây Nam nước Mỹđã vượt qua ngưỡng nóng nhất và điều này được biểu thị trên quang phổ bằng hai gam màu kỳ lạ: tím và màu xanh lá cây.

Về vấn đề này, nhà khí tượng học Mark Torregrossa, giải thích: "Chúng ta đều biết hai gam màu cam và đỏ biểu thị cho mức nhiệt cao nhất đều đã được sử dụng. Hiện tại, Trái đất đang phải hứng chịu những ảnh hưởng ngày càng tiêu cực từ biến đổi khí hậu thế nên trong giai đoạn này, kỷ lục nhiệt độ lớn nhất mà chúng ta chưa từng biết đến sẽđược chúng tôi quy địnhbằng màu tím (khoảng từ 33-46 độ C). Với mức nhiệt lớn hơn, từ 50 đến 53,3 độ C, quy chuẩn chung sẽ là màu xanh lục”.

Trong bản đồ nhiệt tháng 6/2017, có thể thấy sắc tím chỉ mức nhiệt siêu cao đã bao trùm gần như toàn bộ khu vực miền Tây Nam nước Mỹ. Có thể nói, người dân Mỹ đang phải chống chọi với một trong những mùa hè khủng khiếp nhất trong lịch sử.

 

4) Nắng nóng kỷ lục 81,1 độ C tại Dhahran, Ả-rập Xê-út

Dhahran

“Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận là 56,7 độ Cở Thung lũng tử thần, California. Nhưng đó cũng chưa phải là gì nếu đem ra so sánh với cái nắng thiêu đốt kinh khủngtại Dhahran, Ả rập Xê-út”, dẫn lời một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change vào năm 2015.

Vào những ngày hè, người dân nước này luôn phải vật vã tìm cách “chiến đấu” với thời tiết nắng nóng với nền nhiệt trung bình tối thiểu ởmức 40 độ C. Cái nắng rát da rát thịt, những người dân nghèo không có điều kiện mua máy lạnh chỉ còn cách tìm đến biển để “lánh nạn”với hy vọng những cơn gió mang hơi ẩm thổi ngoài khơi bờ biển của Vịnh Ba Tư có thể giúp họ vượt qua những ngày tháng khó khăn.

Theo các nhà khí tượng học, nhiệt độ trung bình của Dhahran gần đây chưa bao giờ xuống thấp hơn 33 độ C. Nên nhớ rằng, cơ thể còn người sẽ không thể tự làm mát đượcnếu nền nhiệt vượt quá 35 độ.

Vào tháng 7/2003, kỷ lục nhiệt độ tại Dhahran đã vượt qua ngưỡng cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử khi nhiệt độ ngoài trời có thời điểm đạt đến 81,1 độ C, nền nhiệt trung bình khoảng 42,2 độ C, thậm chí ngay cả khi ở trong bóng râm hay ban đêm nhiệt độ thấp nhất ở đây cũng đã là 35 độ C.

 

5) Du khách chụp lại nhiệt kế đang chỉ mức nhiệt độ cao kỷ lục 55,5 độ C ở Thung lũng tử thần

thung lũng tử thần

Được mệnh danh là nơi nóng nhất nước Mỹ, vào năm 2017, Thung lũng tử thần ở bang California tiếp tục là địa điểm thu hút đông khách du lịch Châu Âu đang đổ xô đến đây để trải nghiệm cái nóng mà nước họ không có.

Trong ảnh được các du khách chụp lại, có thể dễ dàng nhận thấy nhiệt kế ởCông viên quốc gia Thung lũng Tử Thần đã đạt mức khó tin là55,5 độ C.Tuy nhiên, cái nóng thiêu đốt cực độ này lại chẳng thể ngăn nổicác du khách từ các quốc gia như Đức, Pháp, Thụy Điển... đến đây trải nghiệm thời tiết nắng nóng hiếm khi xuất hiện tại quốc gia của họ.

Nói về mùa hè khắc nghiệt tại thung lũng cũng như toàn vùng Tây Nam nước Mỹ, Abby Wines, đại diện phát ngôn của công viên quốc gia cho hay, vào lúc đỉnh điểm, nhiệt độ mặt đất đo được thậm chí còn nóng hơn ngưỡng 93,3 độ C.

Mới đây, một người phụ nữ bị mất dép đã phải nhập viện điều trị bàn chân bị bỏng độ ba khi đi bộ 2,5 km với đôi chân trần trên đất cát sa mạc. Nếu bạn đã chọn đến đây để thử sức chịu đựng của mình thì không vấn đề gì nhưng xin hãy cẩn thận chọn một đôi giày tốt hơn trước khi đi nhé.

 

6) Một thành phố ở Iran có mức nhiệt lên đến 73 độ C

iran

Trong năm 2015, nhiệt độ ở Iran tăng vọtlên tới73 độC. Con số này đo được ở thành phố cảng Bandar Mahshahr Were đã lập tức khiến nơi này trở thành một trong những “chảo lửa” của thế giới.

Nếu bạn tự hỏi với mức nhiệt đó, cơ thể con người cảm thấy như thế nào thì đây: Theo như một bài viết được đăng tải trên Washington Post's Capital Weather Gang từ một đọc giả - người đã từng trải nghiệm cơn nóng kỷ lục 81 độ C tại Ả rập Xê-út vào năm 2003 thì: "Khi những cơn gió khuất dạng khỏi Vịnh Ba Tư, bạn sẽ cảm nhận được thế nào là cái nóng khủng khiếp đến mức khó lòng tưởng tượng nỗi. Mỗi khi ra ngoài trời,bạn sẽ thấy như có ai đó vừa quấn một chiếc khăn ướt nóng to dùng lên toàn bộ cơ thể. Mồ hôi lập tức tuôn ra ướt đẫm người và điều này càng tệ hại hơn với những người phải đeo kính. Họ sẽ lập tức thấy chúng bị mờ sương ngay bởi bên cạnh nhiệt độ khủng thì độ ẩm ở đây còn rất cao nữa”.

 

7) Hệ thống tàu điện ngầm tại Anh đang nóng lên từng ngày?

tau điện ngầm

Nhiệt độbất thường trong những năm gần đây do sự nóng lên toàn cầu đang khiến nước Anh lo ngại về những tác động ngày càng nghiêm trọng hơn đến đời sống của người dân nước này. Đáng chú ý nhất trong số này phải kể đến hiện tượng tăng nhiệt môi trường xung quanh trong hệ thống tàu điện ngầm London.

Theo thống kê, năm 1900, nhiệt độ môi trường xung quanh các đường hầm (thành phần đó chủ yếu là đất sét) là khoảng 14 độ C. Trong một vài mùa hè sau đó, nhiệt độ trong các đường hầm so với không khí ở phía trên lại xuống thấp hơncon số này.

Thế nhưng chỉ sau đó khoảng một trăm năm, đây lại là một câu chuyện hoàn toàn khác khi lần đầu tiên nhiệt độ dưới đường hầm đã bắt đầu ấm dần lên. Nhiệt xuống dưới đâyđo được ở bất cứ nơi nào cũng dao động trong khoảng từ 20 độ C đến 25 độ C. Phần lớn (89%) của hiện tượng tăng nhiệt này được cho là xuất phát từ chính sự vận hành hệ thống tàu điện (sự chuyển động ma sát với đường ray), 7% từ nhiệt độ cơ thể của hành khách và 4% còn lạilà lượng nhiệt tỏa ra từ các hệ thống hỗ trợ được lắp đặt trong đường hầm.

Như vậy là chỉ trong vòng 100 năm, nhiệt độ môi trường xung quanh hệ thống tàu điện ngầm London (Anh) đã tăng lên hơn đến 10 độ C. Mức nhiệt này khiến nhiều người dân Anh gặp không ítkhổ sở khi phải sử dụng phương tiện tàu điện hàng ngày.

 

8) Sẽ có 3/4 dân số thiệt mạng vì thời tiết cực đoan vào năm 2100

nắng nóng cực điểm

Đây là cảnh tỉnh rõ ràng nhất báo động về một thảm họa tồi tệ trong tương lai không xa mà loài ngườisẽ phải đối diện. Ngày nay, bất chấp các nỗ lực kêu gọi giảm thiểu lượngkhí nhà kính thải ra bầu khí quyển, nhiều tổ chức, đơn vị và thậm chí các quốc gia lớn trên thế giới vẫn khá thờ ơ. Về vấn đề này, chúng tôi thực sự tò mò không biết họ sẽ có phản ứng gì khi biết vào năm 2100, tức chỉ 83 năm tớithôi,3/4 dân số toàn cầu sẽphải đối mặt với những cơn nắng nóng khủng khiếp, mối đe dọa chết người do biến đổi khí hậu gây ra, dẫn lời báo cáo của tạp chí Nature Climate Change.

Tồi tệ hơn nữa khi chỉ sau đó ít năm, 71% dân số trên thế giới tiếp tục sẽ còn hứng chịu những đợt nắng nóngchết người kéo dài ít nhất 20 ngày trở lênnếu con người không có biện pháp ngăn chặn sự gia tăng những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Thậm chí dù thực hiện tốt, chúng ta vẫn phải chứng kiến hơn 47% dân số chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ 21. Mặc dù đã quá trễ để xóa bỏ hoàn toàn những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu nhưng nếu nỗ lực ngay từ bây giờ, rõ ràng số người thiệt mạng do nắng nóng cực điểm sẽ được giảm xuống.

 

Tiếp theo là những sự thật về hiện tượng Trái Đất nóng lên, hãy vào khám phá nào!

Đã quá trễ để quay trở lại, nhưng chúng ta vẫn có thể hạn chế bằng cách bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. Hãy chia sẻ bài viết này đến nhiều người để tất cả cùng góp sức bạn nhé!

Bài viết liên quan: