Những câu chuyện thú vị đằng sau các món đồ thông dụng

Ngày 28/10/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Hầu hết những món đồ thông dụng, từ tủ lạnh đến chiếc áo phông, tất cả chúng đều có một lịch sử và những câu chuyện thú vị rất độc đáo của riêng mình. Trong đó đó, một vài thứ trước đây còn được phát minh ra với công dụng hoàn toàn khác so với những gì chúng ta đang sử dụng ngày nay. Đó là những món đồ nào và những sự thật gì đằng sau khiến chúng trở nên thật đặc biệt? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài viết mà LaLung.vn sắp sửa gửi đến các bạn ngay sau đây. Hãy đọc, chiêm nghiệm chúng và biết đâu, những câu chuyện này lại trở thành một đề tài đủ độc và lạ để bạn nổi bật hơn trong mắt người ấy thì sao.

Chính vì thế, dưới đây chúng tôi sẽ kể lại câu chuyện thú vị đằng sau những món đồ thông dụng chúng ta vẫn dùng hàng ngày có thể bạn chưa biết.

 

1) Lợn đất

Tên gọi và hình dạng của lợn đất – món đồ quen thuộc gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ bắt nguồn từ một loại đất sét có tên gọi là “Pygg”.

 

Đồ thông dụng, đồ dùng, vật dụng

@wikipedia, GeorgHH

Lợn đất hay còn được biết đến là “Ngân hàng lợn đất” - piggy bank theo cách gọi của người phương Tây là vật có hình dáng giống một chú lợn được dùng để tích cóp những đồng tiền xu hoặc tiền lẻ cho một mục đích nào đó. Xung quanh món đồ chơi quen thuộc này là một câu chuyện hết sức thú vị.

Quay trở về quá khứ, từ xưa người ta đã biết để dành tiền vào trong lọ, bình bằng đất nung. Pygg chính là tên của loại đất sét màu cam dùng để làm ra những chiếc bình, lọ (pygg jar) và vì dễ kiếm, giá thành rẻ nên chúng đặc biệt thông dụng vào thời Trung cổ.

Theo các nhà nghiên cứu, việc bỏ tiền tiết kiệm vào những đồ vật bằng đất nung cũng giống như một hình thức gửi vào ngân hàng, bởi vậy nên chúng còn được gọi là “pygg bank”, cũng tức là “ngân hàng đất sét”. Đến khoảng thế kỷ 16 đến 18, hình ảnh những chú lợn xuất hiện thay thế cho những chiếc bình đất thô sơ cộng thêm việc anh ngữ đang trong quá trình biến đổi nên từ “pygg” đã bị thay thế hoàn toàn bởi một từ đồng âm là “pig”, trở thành “pig bank” hay “piggy bank” – tức là “ngân hàng lợn con”. Đến thế kỷ 19, nó quen thuộc đến nỗi khi nhắc đến việc dành dụm tiền, người ta sẽ nghĩ ngay đến những chú lợn đất mập mạp, đáng yêu.

Ngoài ra, theo lý giải của nhiều người, bỏ tiền vào lợn, nuôi cho lợn lớn lên đến một mức độ nào đó sẽ đập ra lấy tiền cũng được cho là một hình thức khá tương đồng với việc nuôi lợn lớn  rồi cho xuất chuồng thu hồi vốn vậy. Chưa kể, hình ảnh những chú lợn đáng yêu, hiền lành còn gắn liền với sự thịnh vượng, no đủ trong văn hóa của nhiều nước và chúng còn rất được trẻ em ưa chuộng.

Ngày nay, lợn đất không chỉ để bỏ tiền để dành mà chúng còn là một món đồ chơi, vật trang trí thông dụng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, gốm hay sứ, thậm chí nhiều mẫu lợn đất hiện đại còn có cả hệ thống điện tử để tính toán số lượng tiền gởi, đến khi đến một mức độ nhất định, chú ta sẽ reo lên báo hiệu.

 

2) Tủ lạnh

Trước năm 1956, tủ lạnh là loại một cửa và chỉ có thể mở ra từ bên ngoài. Thiết kế này vô hình chung đã gây ra nhiều cái chết thương tâm cho trẻ trong lúc chơi trốn tìm. Để khắc phục điều này, các nhà sáng chế sau đó đã cho ra đời loại tủ lạnh sử dụng công nghệ từ hay tủ lạnh từ tính như chúng ta thấy ngày nay.

 

Đồ thông dụng, đồ dùng, vật dụng

@Shoval, homedepot

Ban đầu, tủ lạnh là một thiết bị làm mát có không gian kín và có chốt bên ngoài, nghĩa là chỉ có thể mở ra từ bên ngoài. Kiểu thiết kế này tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn suy tính của các hãng sản xuất, bởi khi đưa vào sử dụng trong các gia đình, những vụ tai nạn đáng tiếc do trẻ hiếu động chui vào trong tủ lạnh chơi, khép cửa lại và không thể ra ngoài được khiến các em chết ngạt.

Trước hàng loạt vụ tai nạn đáng tiếc liên quan đến các thiết bị điện tử như tủ lạnh, máy giặt, tủ đông đá xảy ra liên tiếp trong thời gian này, ngoài việc lên tiếng nhắc nhở các bậc phụ huynh nên cẩn thận, thường xuyên chú ý, giám sát trẻ thì người tiêu dùng cũng được khuyến cáo không vứt và phải tháo bỏ cửa tủ với những thiết bị không sử dụng. Vào cuối những năm 1950, mặc dù chốt khóa bên ngoài đã bị tháo bỏ song những vụ tai nạn tương tự vẫn xảy ra. Sau cùng, năm 1956, chính phủ Mỹ thông qua Đạo luật an toàn được áp dụng cho tất cả các hãng sản xuất trên toàn lãnh thổ Mỹ, chính thức mở đường cho công nghệ từ tính áp dụng rộng rãi vào các sản phẩm tủ lạnh xuất xưởng sau này.

 

3) Phim người lớn

Tại một số quốc gia trên thế giới, những bộ phim điện ảnh hay truyền hình có nội dung khiêu dâm mà chúng ta vẫn hay nói đùa là nó không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi còn được gọi là "phim xanh". Tại sao lại là màu xanh mà không phải là màu khác?

 

Đồ thông dụng, đồ dùng, vật dụng

@giphy

Phim xanh là một thuật ngữ được dùng để chỉ các bộ phim có nội dung khiêu dâm, kích dục, bị cấm chiếu ở nhiều quốc gia và cấm trẻ em dưới 18 tuổi không được phép xem. Có một vài giả thuyết lý giải vì sao khiêu dâm được gọi là phim "xanh". Dưới đây là một vài giả thuyết về ý nghĩa của cách gọi này được nhiều người ủng hộ.

Vào những ngày đầu, thời mà phim khiêu dâm vẫn là một thể loại không được khuyến khích trong xã hội (đến nay vẫn vậy mấy chế ạ) nên để được công chiếu tại các chiếu rạp hát địa phương, hãng sản xuất buộc phải cho in áp phích quảng cáo phim màu xanh và trắng với hy vọng hai mảng màu “kém nổi” này sẽ giảm bớt sự hấp dẫn so với các loại áp phích phim bình thường. Cho đến nay, điều này vẫn được còn được áp dụng ở một số nơi.  

Ngoài nguyên do trên, một số người cho rằng để quay một bộ phim khiêu dâm là chuyện không hề dễ dàng. Ngân sách là cả một vấn đề. Vì vậy, để tiết kiệm, các nhà sản xuất phim phải sử dụng các phương pháp rẻ hơn thay vì sử dụng cuộn phim đen trắng mới. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, khiến cho những bộ phim có nội dung không lành mạnh cho lắm này có một tông màu xanh nhợt nhạt, kém chất hơn hẳn những bộ phim lành mạnh khác.

Sau cùng, đây có thể là một lý do khá phổ biến giải thích nguồn gốc của thuật ngữ phim xanh. Thời trước, khi đầu video vẫn còn phổ biến, để phân biệt những bộ phim khiêu dâm với những bộ phim bình thường, cửa hàng bán và cho thuê băng lúc đó sẽ dán hoặc bỏ chúng vào những chiếc vỏ màu xanh thay vì để trong túi gói bằng giấy hoặc nhựa dẻo.

 

4) Áo phông

Ra đời vào năm 1904, áo phông được xem là một sản phẩm may mặc tiện lợi được phát minh dành riêng cho những người đàn ông chưa có vợ hoặc không biết may vá.

 

Đồ thông dụng, đồ dùng, vật dụng

@flickr

Nghe có vẻ khá hài hước song áo phông (theo phương ngữ miền Bắc) hay áo thun (phương ngữ miền Nam) là một biến tấu từ áo lót đàn ông vào đầu thế kỷ 19. Thời đó, áo thun thường xuyên là lựa chọn số 1 dành riêng cho những người thợ mỏ và công nhân phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nóng bức cần một loại áo có thể dễ dàng cử động và thấm hút mồ hôi tốt.

Vào những năm khoảng từ 1898 đến 1913, áo phông được đưa vào sử dụng rộng rãi với việc Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu phát cho thủy thủ và lính thủy đánh bộ bộ đồng phục chiến đấu trong đó có loại áo thun được dệt bằng vải bông với cổ tròn và áo ngắn tay. Đến năm 1904, hình ảnh những chiếc áo thun bất ngờ trở thành một mốt thời trang được nhiều người ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu này, công ty đồ lót Cooper đã lập tức khởi động chiến dịch quảng cáo sản phẩm áo thun mới của họ, đánh thẳng vào hàng triệu thanh niên chưa vợ hoặc không có kỹ năng may vá với khẩu hiệu "Không kim băng - không cúc - không kim - không chỉ".

Vào những năm 1950, áo thun được lăng xê thành công bởi những ngôi sao như Marlon Brando và James Dean. Hình ảnh khỏe khắn, gợi cảm của một người đàn ông trong trang phục áo thun với quần tây đứng ôm sát người xuất hiện trên các trang bìa tạp chí ngay lập tức trở thành món thời trang sành điệu và đầy cá tính, được mọi tầng lớp người trong xã hội, bất kể giai cấp, từ giới quý tộc giàu sang cho đến những người công nhân hay dân du mục… ưa chuộng. Tất cả đều yêu thích và nhiệt thành ủng hộ những chiếc áo có tính ứng dụng tuyệt vời và chỉ độc nhất có một cách mặc là tròng qua đầu này.

Kể từ đó cho đến nay, áo thun đã trở thành một món đồ không thể thiếu với hàng tỷ con người trên toàn cầu và thật kỳ diệu làm sao khi mà với một chiếc áo thun trên người, bạn sẽ chẳng bao giờ lo nó sẽ bị lỗi mốt cả.

 

5) Vỏ chai bia

Vỏ của những chai bia thường được làm từ thủy tinh tối màu có tác dụng ngăn tia cực tím giúp giữ bia tươi lâu hơn. Tuy nhiên, do sự khan hiếm lượng thủy tinh màu nâu trong Thế chiến II đã buộc các nhà sản xuất phải có thay đổi để tìm kiếm một giải pháp hợp lý hơn.

 

Đồ thông dụng, đồ dùng, vật dụng

@pixabay

Từ hàng ngàn năm trước, các loại thức uống có chứa cồn đã sớm xuất hiện trong nền văn minh Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ 16, các hãng bia mới bắt đầu thử nghiệm dây chuyền sản xuất bia và lầu đầu bày bán ra thị trường sản phẩm bia đóng chai vào thế kỷ 17.

Trong quá trình ủ bia, các nhà sản xuất nhận thấy rằng sử dụng chai thủy tinh sẽ giúp cho bia bên trong tươi lâu hơn. Những vỏ chai bia đầu tiên làm bằng thủy tinh không màu lần lượt ra đời. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, những lô sản phẩm bắt đầu bị khách hàng than phiền rằng nó quá nhanh bị hôi và biến chất khi để dưới ánh mặt trời. Tia tử ngoại phản ứng với lưu huỳnh có trong bia được xem là nguyên nhân làm thay đổi hương vị đồ uống.

Trong Thế chiến thứ hai, sản lượng thủy tinh nâu sụt giảm nghiêm trọng. Điều này khiến các hãng sản xuất buộc phải quay trở lại với những mẫu vỏ chai không màu như lúc đầu. Sau đó, sử dụng vỏ chai xanh được đưa ra như là một phương án giải quyết tình thế trước mắt. Về sau, vỏ chai bia màu xanh trở thành là lựa chọn được dùng nhiều hơn cả trên thị trường. Tại sao vậy?

Đơn giản vì so với thủy tinh nâu thì thủy tinh màu xanh cũng có công dụng ngăn chặn các yếu tố xấu gây hại đến sản phẩm cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài ra, việc chuyển từ màu nâu sang xanh trong khâu làm vỏ chai cũng giúp hãng bia hạ giá thành sản xuất, tiết kiệm được một khoản kha khá. Các nhà sản xuất bia chất lượng cao bắt đầu sử dụng chai xanh nhiều hơn trong các sản phẩm mới của họ. Kể từ đó, bia chai xanh trở thành thương hiệu của chai bia truyền thống và nhiều công ty sản xuất bia mặc dù tác dụng chặn tia UV không thể bằng vỏ chai làm từ thủy tinh màu nâu được.

 

6) Cúc áo

Có một sự thật là áo sơ mi nam thường có hàng cúc nằm ở bên phải trong khi cúc áo của phụ nữ lại được bố trí ở hướng ngược lại. Theo khoa học thì vị trí hàng cúc nằm ngược nhau là cách giúp phân biệt rõ ràng giữa trang phục nam và nữ. Nhưng với nhiều người, đó chỉ là một trong số những cách lý giải mà thôi.

 

Đồ thông dụng, đồ dùng, vật dụng

@nordstrom, brooksbrothers

Để giải thích điều này, một số người đã đưa ra giả thuyết là thời xưa, những người đàn ông giàu có thường phải mang theo vũ khí bên người. Do đó, hàng cúc của các nam quý tộc sẽ nằm ở bên phải để họ dùng tay trái mở cúc cho tiện việc sử dụng vũ khí bằng tay thuận trong những tình huống khẩn cấp. Trong khi đó những phụ nữ thời xưa, do phải mặc khá nhiều lớp quần áo và tương đối cầu kỳ nên họ thường có một người hầu phụ giúp việc này nên hàng cúc cũng theo đó được thiết kế nằm bên trái để tiện cho người đối diện thao tác.

Một số giả thuyết khác lại cho rằng, hàng cúc của nữ giới được bố trí về bên trái là để các bà mẹ (đa số là người thuận tay phải) khi bồng con bằng tay phải có thể dễ dàng cởi cúc áo bằng một tay. Ngoài ra, vạt áo bên phải không có cúc cũng giúp đứa trẻ thấy thoải mái, không bị vướng víu khi bú.

Bên cạnh đó, lịch sử trong những ngày đầu còn cho thấy, thời xưa phụ nữ cưỡi ngựa hay có thói quen nghiêng sang bên trái. Do đó, hàng cúc trên trang phục của họ được thiết kế bên trái, vạt áo nằm bên phải để hạn chế gió lạnh lùa vào bên trong cơ thể. Ngoài ra còn có một số ý kiến khá lạ lùng khác cho rằng chính Napoleon đã ra lệnh hàng cúc áo sơ mi của phụ nữ phải được may phía đối diện với nam giới. Việc làm này là để tránh tình trạng phụ nữ bắt chước tư thế đút tay vào trong áo của ông.

 

7) Da thuộc

Thuật ngữ "Genuine leather" được in trên sản phẩm luôn khiến người mua cảm thấy hài lòng khi mua sắm song sự thật dưới đây có thể sẽ khiến bạn thấy sốc.

 

Đồ thông dụng, đồ dùng, vật dụng

@tokyobags

Những người đam mê đồ da chắc hẳn đã từng một lần nghe qua thuật ngữ “Genuine leather” nhưng ý nghĩa thật sự của nó lại không hẳn như vậy. Trong ngành công nghiệp thuộc da, “Genuine leather” không chỉ là một thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm làm từ da thật mà chúng còn được ngầm hiểu là một trong những sản phẩm kém chất lượng làm từ da thật.

Những sản phẩm này thường được tìm thấy khá nhiều trong các siêu thị hoặc trung tâm mua sắm và tất nhiên độ bền của những sản phẩm gắn mác “Genuine leather” sẽ không thể so sánh được với da thật cao cấp. Nhưng có một sự thật là trên thế giới, có khá nhiều loại da thuộc được gắn nhãn Genuine leather mặc dù chúng không phải được làm hoàn toàn từ da hữu cơ. Một trong số đó là bonded leather (da cán), reconstituted leather (da tái hữu cơ) và bicast leather (hai lớp da dưới). Hai loại da này mặc dù không hoàn toàn là giả, tức là chúng vẫn sử dụng da thật nhưng thành phần rất ít hoặc cũng là loại cấp thấp như bột hoặc bào da thật trộn với keo, ép lại với nhau sau đó phủ một lớp polymer hoặc sơn đồng màu với lớp da bên trên.

Nói chung lại, “Genuine leather” tuy không được xếp vào loại da thật nhưng chúng cũng không hoàn toàn là đồ “dởm”. Chất lượng sản phẩm làm từ “Genuine leather” mặc dù không bền hoặc đẹp như da chất lượng cao, nhưng nếu không quá khắt khe thì chúng vẫn là một lựa chọn khá hợp lý với phân khúc khách hàng không muốn chi quá nhiều tiền cho những sản phẩm da thật đắt đỏ.

 

8) Máy chạy bộ

Lúc đầu, máy chạy bộ được tạo ra là để tra tấn tội phạm. Những tù nhân sẽ bám lên 1 thanh ngang và cứ thế bước lên phía trên để vận hành cỗ máy hình răng cưa khá lớn.

 

Đồ thông dụng, đồ dùng, vật dụng

@cbc

Máy bơm nghiền thóc, bơm nước bằng sức người được xem là tiền thân của chiếc máy chạy bộ ngày nay. Ban đầu, khi tạo ra công cụ này, kỹ sư người Anh, Sir William Cubitt cũng không ngờ phát minh này của mình lại có ngày được ứng dụng vào một mục đích hoàn toàn khác đó là “tra tấn tù nhân”. Những tù nhân bị buộc phải bước lên cỗ máy “ác mộng” này thường là những kẻ khó bảo và quá nhàn rỗi.

Theo mô tả, cỗ máy của Cubitt có các thanh ngang được cố định theo một trục nằm ngang có thể xoay khi có lực tác động. Những tù nhân sẽ phải bước lên trên những thanh gỗ như thể đang đi bộ trên một vòng quay bậc thang không có điểm cuối. Cỗ máy này nguy hiểm ở chỗ nếu ai không tập trung và bước sai nhịp, lập tức sẽ bị trượt ra ngoài và rơi xuống phần rãnh nghiền bên dưới. Nhẹ thì nát chân, gãy tay nặng thì bỏ mạng.

Ước tính, trong một ngày, họ phải làm việc sáu giờ hoặc hơn, có nghĩa là leo từ 5.000 đến 14.000 bậc thang thẳng đứng (tương đương quãng đường 1,5 đến 4 km). Cỗ máy sử dụng sức người này cũng được vận hành để bơm nước hoặc thông gió trong các hầm mỏ. Chúng vẫn được sử dụng đến thế kỷ 19 cho đến khi bị bãi bỏ vì vấp phải làn sóng phản đối từ dư luận cho rằng đây thực sự là một công cụ tra tấn quá sức dã man.

Vào những năm 1960, William Staub, một kỹ sư cơ khí đã nảy ra ý tưởng phát triển máy chạy bộ từ cỗ máy này giúp việc tập thể thao của loài người bước lên một tầm cao mới.

 

9) Nước đóng chai

Ngày hết hạn in trên các chai nước khoáng, nước tinh khiết là để chỉ thời hạn còn được phép sử dụng của cái chai chứ không phải nước bên trong.

 

Đồ thông dụng, đồ dùng, vật dụng

@videojet

Năm 1987, Hoa Kỳ chính thức ban hành luật yêu cầu các hãng bào chế thuốc phải ghi ngày hết hạn kể từ ngày sản xuất trên tất cả các dược phẩm được đưa ra thị trường.

Vì rất khó để xác định ngày hết hạn của nước, trong khi vẫn phải tuân thủ theo luật mới, các nhà sản xuất nước đóng chai đã nghĩ ra giải pháp đơn giản là: Định ra mốc thời gian bắt đầu sử dụng, tối đa là hai năm theo hạn sử dụng của những chai nước. Phương án này cũng được cho là hợp lý bởi nó giúp các hãng sản xuất nước đóng chai tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn bởi thay vì mua thêm máy kiểm định thời gian nước uống thì việc in thẳng lên vỏ chai thời hạn sử dụng hẳn phải là một lựa chọn kinh tế hơn.

Như vậy, ngày hết hạn mà bạn vẫn thấy trên các vỏ chai nước thực ra không nói tới thời điểm mà nước bên trong không còn an toàn hoặc đã biến chất khi dùng mà đó chỉ là thời hạn trong ngưỡng được phép sử dụng của mỗi cái chai mà thôi. Nhưng cũng đừng quá lo bởi các nhà chuyên môn cho hay, dù đã quá hạn song miễn còn niêm phong thì nước trong chai vẫn an toàn để sử dụng.

 

10) Cảnh phục

Cảnh sát Mỹ ban đầu mặc đồng phục màu xanh được trưng dụng từ thời nội chiến.

 

Đồ thông dụng, đồ dùng, vật dụng

@Hatch & Co., realclearpolitics

Lực lượng cảnh sát hiện đại là một tổ chức được thành lập để thực thi pháp luật, có đồng phục và được trả lương. Ra đời ở Mỹ và Anh vào năm 1800 nhưng mãi đến gần 30 năm sau, cảnh sát mới bắt đầu mặc đồng phục. Năm 1828, Sắc lệnh lực lượng cảnh sát thành phố mặc đồng phục được ban hành đầu tiên tại Paris.

Khác với một số nước ở châu Âu như Pháp và Anh, nơi những bộ đồng phục cảnh sát đã trở nên quen thuộc trên phố và trong mắt người dân thì ở lục địa bên kia, người dân Mỹ vào thời gian đầu gần như không hề có khái niệm cảnh sát mặc trang phục giống nhau. Phải mất một thời gian khá lâu để áp dụng chuẩn hóa đồng phục kể từ khi lực lượng cảnh sát Mỹ được thành lập vào năm 1838. Nguyên nhân của sự chậm trễ này được cho là do sự kỳ thị và ánh mắt thiếu thiện cảm của người dân khiến những viên cảnh sát từ chối mặc đồng phục. Thay vào đó, cảnh sát Mỹ chỉ gắn một huy hiệu hình ngôi sao trên áo để hình ảnh của họ trở nên gần gũi hơn với dân chúng.

Mãi đến năm 1854, khi NYPD được thành lập thì lực lượng cảnh sát Mỹ mới mặc đồng phục. Ban đầu, cảnh sát ở nhiều bang Hoa Kỳ mặc trang phục quân đội màu xanh thẫm có từ thời Nội chiến và được sử dụng trong thời gian dài trong suốt thế kỷ 19. Trải qua một thế kỷ sau, cảnh phục đã trải qua rất nhiều thay đổi để trở thành những chiếc áo sơ mi có túi trước như hiện nay.

 

Bên cạnh những mẫu chuyện lý thú xung quanh các đồ vật quen thuộc thì vẫn có những món đồ bạn hay sử dụng, nhưng lại dùng sai mục đich ban đầu đã được giới thiệu:

Bạn bất ngờ với câu chuyện nào nhất? Hãy cùng bình luận bên dưới và để lại lời nhắn. Các bạn đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!

Bài viết liên quan: