Những thứ bỏ đi 100 năm trước nhưng lại rất thông dụng ngày nay

Ngày 16/09/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Chúng ta đang sống trong một thế giới luôn chuyển đổi và biến động không ngừng. Một thế giới mà mỗi giây luôn có những sự việc bất ngờ xảy ra, kéo theo những quan điểm và định kiến từ đó cũng trải qua sự thay đổi theo từng thời điểm.

Trong vòng 1 thế kỷ qua, chúng ta đã đi đến giai đoạn cuối trong nỗ lực xóa sổ bệnh bại liệt,hợp thức hóa hôn nhân đồng tính ở một số quốc gia, phóng thành công vệ tinh thám hiểm không gian Cassini lên sao Thổ và thậm chí đã phát hiện ra tới 7 hành tinh giống Trái Đất. Trong số đó, vị thế của một vài thứ ngỡ chừng bỏ đi đã thay đổi, chúng thế mà lại trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta, phổ biến và được trọng dụng theo cái cách mà những người xưa dù có trí tưởng tượng phong phú cách mấy cũng khó mà ngờ được.

Bạn có tò mò những thứ ngỡ như vô dụng chỉ còn nước bỏ đi cách đây 100 năm lại trở nên phổ biến và thông dụng ngày nay mà chúng tôi muốn nói đến là gì không? Nếu có thì hãy kéo ngay xuống phía dưới để cùng theo dõi bài viết nhé.

 

1) Tôm hùm

Được xem là một trong những loại thực phẩm cao cấp và hiện tại đã trở thành món ăn chỉ dành riêng cho nhà giàu. Ấy thế mà, có một sự thật khó tin là trong quá khứ, tôm hùm từng là thực phẩm không ai thèm ngó tới. Món ăn đắt tiền này được sử dụng làm phân bón và mồi câu cá và là thức ăn quen thuộc của người nghèo.

 

tôm-hum

Khi nói đến thực phẩm, từ nhiều năm qua, tôm hùm vẫn là một trong những món ăn luôn nằm trong top giá trị dinh dưỡng. Không chỉ giàu dinh dưỡng, tôm hùm cònniềm tự hào cho những ai dùng chúng thế nên không có gì lạ khi ngày nay nó trở nên đắt đỏ và chỉ được sử dụng vào bữa tối cho những dịp đặc biệt. Ngon và siêu đắt như vậynhưng không phải lúc nào tôm hùm cũng được coi trọng. Trên thực tế, trong những ngày đầu tiên, khi tôm hùm vẫn chưa trở nên đắt giá, chúng được tìm thấy rất nhiều, thậm chí còn dồi dào đến nỗi những cư dân ở Vịnh Massachusetts (Mỹ) thường xuyên nhìn thấy hàng đống những ụ tôm cao tới 1 hoặc 2 thước trôi dạt trên bãi biển mà không ai thèm rớ tới.Vào thời điểm đó, theo cách gọi và cách nghĩ của người dân địa phương thì tôm hùm chính là loài “gián biển”.

Trước năm 1800, tôm hùm được cho là thức ăn cơ bản quen thuộc và chỉ được sử dụngcho người nghèo. Trong nhiều trường hợp, người ta còn lấy tôm hùm cho tù nhân, nô lệ và người học việc sử dụng như là một cách để tiết kiệm chi phí.Tuy nhiên, thời gian “sung sướng” này không kéo dài khi mà sau đó ít lâu, vị thế của tôm hùm đã thay đổi sau sự xuất hiện của hình thức đóng hộp thực phẩm và vận tải đường sắt vào những năm 1800. Nó bắt đầu trở thành loại thực phẩm được đưa vào chế biến đóng hộp và bán ra với giá rẻ là11 xu/pound (khoảng 2,500 đồng/0,5 kg).

Và ngay sau đó, tôm hùm bắt đầu trở nên phổ biến và được nhiều khách du lịch ở New England chú ý tới. Để chiều lòng “thượng đế”, các nhà hàng đã đưa tôm hùm vào thực đơn để phục vụ như một món chínhtrong bữa ăn. Như vậy là từ một thực phẩm được xem là “phiền toái” và bỏ đi, tôm hùm đã trải qua một sự thay đổi ngoạn mục để rồi trở thànhmột loại thực phẩm cao cấp và đắt đỏ từ Thế chiến II cho đến nay.

 

2) Hình xăm

Cách đây 100 năm, hình xăm từng là một biểu tượng của sự sỉ nhục thường được in lên cơ thể để đánh dấu các tù nhân. Xa hơn một chút nữa, hình xăm còn bị coi là dấu hiệu thể hiện sự hư hỏng của đám trẻ nổi loạn. Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện của quá khứ bởi ngày nay, những chuyên gia xăm hình thậm chí còn giàu có và nổi tiếng không kém gì các siêu sao điện ảnh.

 

hình xăm

Từ hàng nghìn năm trước, hình xăm đã trở thành một phần quan trọngtrong các văn hóacổ xưa. Người Châu Phi xăm lên ngườivà khuôn mặt của họ như một biểu tượngcủa vẻ đẹp hoặc sự nam tính. Ngay cả những xác ướp thời tiền sử, Ötzi cóniên đại lên tới 5.300 năm, các nhà khoa học cũng đã phát hiện có tới hơn 57 hình xăm trên cơ thể. Nhưng ở đâu đó trên thế giới, đặc biệt là trong thời Trung cổ, hình xăm lại bị coi là điều cấm kỵ. Những người mang hình xăm trên người nếu không phải là tội đồ, là những tù nhân đã phạm tội nghiêm trọng thì cũng là những thành phần bất hảo không ai muốn lại gần. Họ bị coi là một sự ô nhục của xã hội thời bấy giờ.

Tuy nhiên, vào những năm 1960, trào lưu xăm hình nghệ thuật bắt đầu nhen nhóm ở phương Tây và nhanh chóng trở thành một phần của xu hướngvăn hóa hiện đại. Khi thế giới bước vào thế kỷ 20, những điều cấm kỵ về hình xăm dần biến mất, các thế hệ trẻ bắt đầu tự mày mò và góp phần đưa xăm hình trở nên phổ biến và làm cho mọi người nhận ra nét đẹp và sự ấn tượng của bộ môn nghệ thuật này.

Trong năm 2008, một báo cáo của trung tâm nghiên cứu cho thấy có khoảng 36% người Mỹ ở độ tuổi từ 18-25 sở hữu ít nhất một hình xăm. Trào lưu xăm nghệ thuật bắt đầu lan ra toàn cầu và hiện tại, rất nhiều nền văn hóa và xã hội, trong đó có cả Việt Nam đã cởi mở hơn với hình thức làm đẹp này. Một số người nổi tiếng sở hữu những hình xăm đẹp được nhiều người hâm mộ có thể kể tên như là Angelina Jolie, David Beckham…

 

3) Jean

Là loại vải được làm ra từ hỗn hợp các loại vải khác nhau, lại có đặc tính thô cứng và giá rẻ nên trước đây, vải jean thường chỉ được dùng để may quần áo bảo bộ lao động cho thợ mỏ, người lao động và công nhân nhà máy trước khi trở thành mặt hàng thời trang chính thống và được nhiều người ưa chuộng như hiện nay.

 

jean

Levi Strauss được xem là cha đẻ của quần jeans. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Đức, sau khi cha qua đời, Strauss cùng mẹ là một người bán rong quyết định di dân sang Mỹ vào năm 1847. Vào thời điểm đó, cũng như bao gia đình lao động nghèo khác, gia đình Strauss chỉ mang theo một ít vải và một số hàng hóa định bán khi dọn tới nơi ở mới. Vào năm 1850, phong trào đào vàng bắt đầu rộ lên ở San Francisco, California, nơi gia đình Strauss sinh sống.

Ban đầu, vốn chỉ định bán vải Canvas (một loại vải dày dùng để may lều) nhưng sau khi nghe một người thợ mỏ nói rằng giá mà có một loại vải may quần đủ bền để thích hợp cho công việc hầm mỏ thì một ý tưởng nảy lên trong đầu Strauss. Với sự giúp đỡ của một người thợ may, Strauss đã dùng vải bạt dày may thành những chiếc quần vàchúng lập tức được cánh thợ mỏ và người lao động ưa chuộng vì độ bền rất cao và không dễ gì bị sờn rách trong quá trình làm việc. Năm 1860, khi đã bán được những lô hàng đầu tiên, có được số vốn kha khá trong tay, Strauss bắt đầu nhuộm vải chéo denim bằng chàm thành màu xanh và từ đó "quần jean xanh" ra đời.

Cho đến năm 1960, quần jean vẫn là mặt hàng chủ lực cho tầng lớp lao động. Vào đầu những năm 1960, quần jeans lần đầu xuất hiện trong các bộ phim như “Rebel Without a Cause” và “Blue Denim”. Hình tượng nổi loạn của người mặc quần jean cũng trở nên phổ biến và nhanh chóng được giới trẻ hưởng ứng. Những chiếc quần jean bắt đầu “phủ sóng” rộng rãi và là mộtmón đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của những ngườimuốn sống tự do không bị ràng buộc.Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những bước đầu tiên của thời trang quần jean như chúng ta thấy ngày nay. Vào những năm 1980, jean trở thành mặt hàng thời trang phổ biến cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Mọi người, không kể tầng lớp hay giai cấp đã bắt đầu mặc những trang phục làm từ vải jean hàng ngày. Kể từ đó, quần jeans đã tiếp tục trải qua những bước tiến quan trọng và trở thành một trong những mặt hàng không thể thiếu trong đời sống ngày nay.

 

4) Khoai tây

Khoai tây có nguồn gốc từ Châu Âu, cụ thể là đất nước Tây Ban Nha trước khi được đem ra ngoài lãnh thổ như Ý và các nước láng giềng khác. Ban đầu, khoai tây chỉ được xem là thức ăn dùng để nuôi động vật nhưng giờ đây, khoai tây và các món ăn làm từ khoai tây đã trở thành nguồn thực phẩm chính trên toàn thế giới.

 

khoai tây

Khoai tây là một trong những loại thực phẩm quan trọng và được tiêu thụ rộng rãi nhất trong đế chế Inca. Khi người Tây Ban Nha chinh phục đế chế Inca vào thế kỷ 16, họ mang loại củ này về nước nhưng ngạc nhiên là khoai tây lại không được người dân nước này đón nhận.Lúc đó, những người nông dân Tây Ban Nha chỉ trồng chúng với quy mô nhỏ để làm thức ăn cho gia súc. Một thời gian sau, khoai tây bắt đầu được đem sang trồng ở các nước châu Âu khác nhưng cũng tương tự ở đất nước bò tót, khoai tây không được coi trọng, thậm chí nhiều người còn tỏ ra nghi ngờ vàtin rằng ăn khoai tây sẽ bị mắc bệnh phong và nhiều chứng bệnh hiểm nghèo khác. Vào thời đó, ngay cả những người nông dân nghèo khổ cũng sợ, không ai dám đụng vào loại củ này.

Tại Pháp, chính phủ cấm người dân trồng khoai tây đồng thời việc tiêu thụ loại thực phẩm này cũng được xem là bất hợp pháp để phát triển cho đến khi luận án viết về lợi ích và giá trị dinh dưỡng của khoai tây được Antoine Auguste Parmentier - một sĩ quan quân đội y tế công bố.Năm 1772, Pháp dở bỏ luật cấm khoai tây. Động thái này lập tức khiến sản lượng của loại thực phẩm này tăng vọt lên mức chưa từng có trong vòng 20 năm. Khoai tây đã trở thành nguồn thực phẩm chủ yếu, giúp Anh giải quyết vấn nạn thiếu lương thực sau cuộc Cách mạng. Chẳng bao lâu, khoai tây vàcả khoai tây chiên trở thành món ănlàm mưa làm gió ở khắp nơi trên thế giới.

 

5) Làn da nâu rám nắng

Từ xưa tới nay, sở hữu một làn da trắng ngần là mơ ước của nhiều chị em phụ nữ bởinó là đại diện cho tầng lớp quý tộc trong khi làn da sẫm màu lại bị coi là “đặc trưng” của giai cấp công nhân. Mọi thứ đã thay đổi từ thế kỷ 20 khilàn da rám nắng khỏe khoắn bắt đầu trở thành một trào lưu làm đẹp được ưa chuộng.

 

da nâu

Làn datrắng từ lâu đã được coi là một chuẩn mực, thước đo sắc đẹp được coi trọng trên toàn thế giới khi nói về một người phụ nữ xinh đẹp. Tại Châu Á, để có được làn da trắng ngần như sứ, phụ nữ Nhật Bản và Trung Quốc xưa thường sử dụng một loại bột màu trắng hoặc mặt nạ được mài ra từ ngọc trai, vỏ sò và dùng chúng phủ lên mặt mình.

Nếu làn da trắng được đánh giá cao tại Châu Á thì tại Châu Âu, nhất là trong xã hội Pháp thời Phục Hưng, làn da trắng nhợt chính là đại diện cho sức khỏe và sắc đẹp của một người phụ nữ quyến rũ. Họ cho rằng, làn da trắng bệch sẽ gợi lên cảm giác mong manh, yếu đuối dễ khiến các chàng trai rung động. Và để đạt được điều mong muốn, người xưa đã không từ thủ đoạn nào, sẵn sàng đặt cược mạng sống của mình vào những thứ bột phấn làm trắng độc hại có thể gây chết người với thành phần chủ yếu là chì hoặc thủy ngân. Da trắng nhợt xanh xao thậm chí còn trở thành trào lưu làm đẹp phổ biến tới nỗi những phụ nữ trở nên trắng nhợt vì bị bệnh lao được xem là “nàng thơ” trong mắt nhiều người.

Mãi đến thế kỷ 20, trào lưu bất chấp mọi thứ để có được làn da trắng bắt đầu lắng xuống. Biểu tượng thời trang Coco Chanel được cho là nhà thiết kế tiên phong trong việc lăng xê mốt da nâu sau một lần tắm nắng quá đà ở French Riviera.Kể từ đó, vẻ đẹp da nâu khỏe khoắn, quyến rũ trở thành trào lưu làm đẹp “hot” tại các nước Châu Âu và phương Tây. Trong những năm trở lại đây, phụ nữ Việt cũng đã dành nhiều cảm tình hơn cho vẻ đẹp tây hóa này thay vì chạy theo phong trào sử dụng mỹ phẩm quá đà đểcómột làn da da trắng hồng như trước nữa.

 

6) Cánh gà

Trước khi món cánh gà mang tên "Buffalo wings" ra đời vào năm 1964 thì toàn bộ phần cánh của gà được coi là một trong những bộ phận bỏ đi và chúng thường sẽ  bị vứt vào sọt rác sau quá trình chế biến.

 

cánh gà

Mặc dù có cái tên khá “oách”, dịch tạm sang tiếng Việt là “Cánh trâu” nhưng món ăn này lại chẳng hề liên quan tẹo nào đến loài trâu cả. Trên thực tế, món ăn này được đặt theo tên của thành phố đã tạo ra nó là Buffalo, một thành phố nhỏ ở vùng Bắc Mỹ.

Teressa Bellissimo, chủ sở hữu của cơ sở phục vụ thức ăn gia đình Anchor Bar được xem là người đầu tiên đã sáng tạo ra món ăn này. Có khá nhiều câu chuyện và sự kiện liên quan về quá trình phát minh ra công thức của “cánh trâu”. Tuy nhiên, từ năm đầu ra mắt thực khách cho đến nay, món ăn làm từ cánh gà nàyđã trở thành một trong những lựa chọn yêu thích nhất của người Mỹ trong các quán bar, pub hay nhà hàng.

Ấy thế mà trước khi "Buffalo wings" ra đời, cánh lại bị coi là một trong những phần không mong muốn nhất của con gà. Nó thường được nấu chín dùng làm thức ăn cho vật nuôi nếu không thì bị vứt thẳng vào sọt rác. Tuy nhiên, theo thời gian khi con người ta nhìn nhận, sửa đổi quan điểm thì đến hiện tại, cánh gà lại trở thành một trong những bộ phận có giá bán cao nhất.

"Buffalo wings" được làm từ những miếng cánh gà rán sơ sau đó trộn chung với sốt nóng gồm bơ và tương ớt đặc biệt. Được đánh giá là món ăn tuyệt hảo nhưng để thưởng thức một đĩa cánh giá tẩm sốt như vậy, bạn sẽ phải cần khá nhiều khăn giấy.

 

7) Hạt Quinoa

Hạt Quinoa hay chúng ta vẫn hay thường biết với cái tên là hạt Diêm Mạch là một loại lương thực được mệnh danh là “mẫu hạt”, tức là “mẹ của các loạt hạt” bởi giá trị dinh dưỡng và những lợi ích to lớn mà nó mang đến cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, 100 trước đây, loại hạt này lại bị coi là thực phẩm thấp kém của người da đỏ.

 

điểm mạch

Hạt Quinoa được trồng từ 3.000 đến 4.000 năm trước bởi người Andean và là một một nguồn lương thực chính của người dân tại đây. Trong văn hoá Inca, Quinoa  được người dân bản địa gọi thiêng liêng bằng cái tên là “mẹ của tất cả các loại ngũ cốc". Sau đó, khi những người Tây Ban Nha đến Nam Mỹ, hạt Quinoa bị họ khinh miệt, thậm chí còn cho phá bỏ, cấmtrồng trọt và sử dụng loại hạt này.

Vị thế của Quinoa bắt đầu thay đổi và được nâng tầm từ cuối thế kỷ 20. Theo Tổ chức Nông thương Liên hợp quốc (FOA), sản lượng quinoa trên thế giới đã tăng gấp đôi kể từ khi Diêm Mạch bắt đầu được nhìn nhận lại. Quinoa bây giờ được đánh giá cao, thậm chí được xem là “siêu thực phẩm” trong tương lai bởi với những lợi ích và giá trị dinh dưỡng hơn tất thảy những loại ngũ cốc khác. Hiện tại, hạt Quinoa đang được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày  vì hàm lượng dinh dưỡng quá lớn mà nó mang lại cho sức khỏe. Loại hạt này tốt đến nỗi là NASA cũng chọn quinoa làm thực phẩm cho các phi hành gia, các ngôi sao Hollywood cũng rất ưa chuộng và sử dụng thường xuyên. Thậm chí, tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tuyên bố năm 2013 là "Năm quốc tế hạt Quinoa", sự kiện này cho thấy tầm quan trọng của Quinoa trong vấn đề an ninh lương thực thế giới.

 

8) Quần áo rách

Nếu như quần áo rách nát bị coi là thời trang dành cho người dân lao động nghèo ở thế kỷ trước, thì ngày nay diện vào người bộ trang phục “không lành lặn” này sẽ khiến bạn trở nên sành điệu hơn trong mắt mọi người (tất nhiên là trừ người lớn).

quần rách

Chúng ta đã chứng kiện sự thay đổicủa thời trang theo từng giai đoạn thời gian, nhưng có một loại trang phục luôn nhận được khá nhiều luồng ý kiến trái chiều mỗi khi bạn thấy ai đó diện chúng ra đường. Vâng, thứ chúng tôi muốn nhắc tới ở đây chính style thời trang quần áo rách. Vào thời xưa, quần áo rách chỉ được tầng lớp lao động nghèo khổ sử dựng, những người quá nghèo túng đến mức không thể mua nổi quần áo mới trong khi nhữngngười giàu có và quý tộc sang trọng, tất nhiên là họ sẽ không đời nào chịu hạ mình mặc vào những bộ quần áo chắp vá như vậy.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi một cách ngoạn mục vào thế kỷ 21. Lúc này, phong cách mặc đồ rách, vávà thậm chí là nát như xơ mướp lại đột nhiên trở thành mốt thời trang được ưa chuộng. Ngày nay, phong cách quần áo rách, cụ thể là quần jean và áo phông “cái bang” với những lỗ hở khoe da thịt là lựa chọn được những người nổi tiếng yêu thích và lăng xê nhiệt tình.

 

9) Sushi

Trước đây, sushi được tạo ra như là một cách để bảo quảnn hải sản và gạo dài lâu để không phải vứt đi mỗi khi sử dụng không hết. Sau một thời gian phát tiển, sushi đã được nâng tầm, trở thành một món ăn mang đậm tính nghệ thuật đặc trưng của xứ sở đất nước mặt trời mọc.

 

sushi

Theo tài liệu được nhiều người công nhận, sushi được đề cập lần đầu tiên vào thế kỷ thứ hai tại Trung Quốc. Vào thời điểm đó, việc giữ cho cơm và hải sản hiếm hoi sau mỗi lần đánh bắt không bị hỏng là một vấn đề đau đầu với Nhật Bản. Sau đó, cách lên men (hải sản cuộn chung với cơm đã trộn với giấm) giúp bảo quản thức ăn trong một thời gian dài bắt đầu du nhập vào Nhật và lập tức được người dân nước này ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Từ khi áp dụng phương thức chế biến này, hải sản lên men cuộn chung với cơm giấm đã trở thành một món ăn phổ biến bởi vì so với việc phải mua cá tươi hàng ngày thì rõ ràng sushi vẫn là một lựa chọn kinh tế hơn nhiều.

Sushi dần trở nên phổ biến ở Nhật Bản kể từ thế kỷ thứ 7. Vào đầu thế kỷ 17, người Nhật bắt đầu làm ra giấm gạo, khi trộn vào cơm và hải sản loại giấm này vừa giữ nguyên được mùi vị thơm ngon của tôm cá vừa giúp thêm vào nguyên liệu chính vị hương thơm cay chua tuyệt hảo của gạo non. Tiền thân của sushi hiện đạimà chúng ta vẫn biết ra đời chính là từ lúc này.

Vào cuối thế kỷ 19, sushi đã trải qua một sự thay đổi lớn. Thay vì cuộn cơm một cách cầu kỳ, một công thức là sushi mới cực đơn giản ra đời với chỉ một vắt cơm giấm và lát hải sản đặt lên trên. Phong cách sushi này giờ đây được gọi là Nigiri sushi. Sau đó, qua một thời gian phát triển, sushi đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới và hiện tại, món ăn độc đáo này đã tạo dựng được một vị trí vững chắc trong bàn tiệc và nghệ thuật ẩm thực thế giới.

 

10) Diễn xuất

Trước thế kỷ 19, diễn xuất được coi là một nghề thấp hèn và những người theo đuổi nghề này phải đối mặt với sự sỉ nhục và định kiến của xã hội ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, diễn viên lại trở thành một trong những nghề được ưa chuộng và có nhiều cơ hội thành đạt. Ngày nay, chúng ta biết đến rất nhiều người đã trở thành tỷ phú nổi tiếng nhờ nghề diễn xuất.

 

diễn xuất

Nghề diễnđược lịch sử ghi chép lần đầu tiên làvào năm 53 TCN và được thực hiện bởi một người Hy Lạp. Đến thế kỷ thứ 5, theo chân đoàn người di cư đến những vùng đất mới, những người diễn viên trong đoànbắt đầu biểu diễn ở bất cứ nơi nào có khán giả.Trong thời trung cổ, nghề diễn xuất không được xã hội đánh giá cao, người diễn viên theo nghề thường bị coi là tầng lưu hạ lưu bị những người có địa vị cao và thậm chí bị nhà thờ khước từ thực hiện mai chay theo nghi lễ công giáo. Nhưng đến cuối thời Trung Cổ, những người theo nghề diễn xuất chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện ở Anh và Châu Âu. Các nhà giàu thuộc tầng lớp quý tộc thường xuyên thuê đoàn kịch về biểu diễn những tại các địa điểm và thời gian khác nhau trong năm.

Từ thế kỷ 19, địa vị của diễn xuất được nâng cao và trở thành một nghề nghiệp phổ biến và những người diễn viên bắt đầu được xã hội đón nhận. Vào đầu thế kỷ 20, diễn xuất đã trở thành một trong những công việc hấp dẫn và đáng mơ ước nhất bởi danh tiếng và tiền tài mà nó mang lại có thể khiến nhiều người đổi đời.

 

Bạn có tò mò 100 năm qua phong cách thời trang đã thay đổi như thế nào? Xem clip để biết thêm nhé!

Chúng đã từng được coi là tồi tệ, những câu chuyện liên quan đến chúng đều không được hay ho. Tuy nhiên, sau tất cả thì chúng đã trở nên thông dụng và được yêu thích. Hãy chia sẻ bài viết này nhé!

Bài viết liên quan: