Vài con mèo đã giết chết loài chim quý hiếm này khiến chúng tuyệt chủng

Ngày 18/09/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Trong đời sống của các loại động vật hoang dã, có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng tuyệt chủng. Có thể do con người săn bắn quá mức, do thiên nhiên quá khắc nghiệt, môi trường không thích hợp, hoặc có thể do những loài khác ăn thịt chúng. Nói chung, để cách để tuyệt chủng một loài vật nào đó cũng không hẳn là đơn giản. Nhưng kết thúc sự tồn tại của những loài vừa quý vừa hiếm thì cũng không hẳn là khó khăn gì. Tại New Zealand có một số luật kiểm dịch và bảo vệ động vật nghiêm ngặt nhất thế giới vì những lý do chính đáng. New Zealand từng là nơi sinh sống của nhiều loài vật hoang dã đặc hữu trong đó có loài chim cực hiếm.

Trong suốt lịch sử của khu vực này, sự gia tăng của dân số cùng với những loài động vật từ nơi khác đến xâm lấn đã đe dọa đến cuộc sống hoang dã, yên bình của bản địa. Thêm vào đó, những động vật được mang từ các lục địa khác đến đây với số lượng nhiều khiến nó chiếm phần ưu thế hơn so với các loài đặc hữu. Thậm chí, chúng còn ăn thịt nhau để chiếm lãnh thổ. Và một sự kiện tuyệt chủng đã xảy ra khi mèo Tibbles cùng đồng loại của mình đã giết chết loài chim quý hiếm ở đảo khiến chúng tuyệt chủng.

Vịnh Lyall hay còn gọi là đảo Stephens, nơi đây có những loài chim nhỏ, chúng không có bầu cũng không có tên. Nó đã được phổ biến khắp khu vực New Zealand cho đến khi người Maori đến đây định cư từ năm 1894.

Chim, tuyệt chủng, mèo cưng, New Zealand, động vật

Con vật của Lyall hay đảo Stephens thuộc họ Acanthisittidae, chúng được biết đến nhiều nhất trong số những loài chim không biết bay. Đặc điểm của nó ngoài biết hót ra còn có ba ngón chân chĩa thẳng về phía trước, và một chân lùi về phía sau để nó có thể bám trụ dễ dàng hơn. Loài lông vũ này chủ yếu sống ở hòn đảo Stephens nhưng đáng tiếc là chúng đã tuyệt chủng mặc dù con người cố gắng bảo tồn chúng.

Vì chúng không biết bay nên khi người Maori đến đây định cư đã mang theo vài con mèo tới. Con miu miu này của nhà nuôi chim hải âu có tên là Tibbles, và như một lẽ bình thường chim không biết bay này chính là mồi ngon của chúng. Người ta tin rằng, những chú angry bird này đã sớm trôi dạt tới đảo Stephens gần đó – nơi được kết nối với đại lục trở lại khi mực nước biển ở mức thấp hơn.

 

Những con chim lần đầu tiên được phát hiện bởi người bảo vệ ngọn hải đăng của trợ lý, David Lyall tại đảo Stephens và được đặt theo tên của anh ta. Người ta không biết loài chim quý hiếm này tồn tại cho đến khi con mèo Tibbles mang xác những chú chim về nhà.

Chim, tuyệt chủng, mèo cưng, New Zealand, động vật

Theo đó, vào tháng 6 năm 1879 là sự đánh dấu cho khởi đầu hoạt động của con người trên vùng đảo Stephens. Cho đến lúc đó, những loài động vật hoang dã lớn lên và tự phát triển mà không cần đến sự can thiệp của con người. Đến năm 1894, đất đai tại đây đã được khảo sát và ngọn hải đăng cũng được xây dựng.

Ngay sau đó, ông David Lyall chuyển đồ và mang theo con mèo Tibbles của ông đến cư trú tại vùng đất tuyệt đẹp này. Lyall đã hai lần nhìn thấy loài chim ít gặp này và ông mô tả nó như một sinh vật ban đêm. Theo lời miêu tả của ông Lyall thì loài lông vũ này chuyên chạy quanh những tảng đá và giống như những con chuột, chúng di chuyển cực nhanh, đến mức con người không thể đến gần để đánh nó bằng cây hoặc đá được.

 

Tò mò về lịch sử tự nhiên của các loài động vật, Lyall đã gửi mẫu vật cho nhà tự nhiên học Walter Buller, người đã xác định chúng là một loài chim mới. Nhà động vật học Walter Rothschild cũng đã nhận được 9 mẫu vật thông qua nhà phân phối curio và nhà khai thác Henry H. Travers.

Chim, tuyệt chủng, mèo cưng, New Zealand, động vật

Walter Buller là một nhà tự nhiên học nổi tiếng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên của New Zealand, và chính ông cũng là tác giả của cuốn sách “Lịch sử loài chim New Zealand”. Ông đã nhận được một mẫu vật do Lyall gửi vào hồi tháng 6 năm 1894. Lyall gửi nó đến London đưa cho John Gerrard Keulemans kèm theo những mô tả về đặc điểm ngoại hình của nó.

Lyall đã tìm thấy những mẫu vật khác và bán cho Henry H. Travers – là người sau đó bán chung cho nhà động vật học và chính trị gia Walter Rothschild. Cả hai người là Buller và Rothschild đã mô tả về loài lông vũ tạm gọi là wren này trước khi nó bị tuyệt chủng. Theo mô tả, chúng có bộ lông màu nâu cùng với đó là một sọc vàng xuyên qua mắt. Những con cái phần dưới có màu xám, còn những con đực lại có lông màu nâu vàng và đường viền màu nâu.

 

Mặc dù người ta đổ lỗi cho sự tuyệt chủng của loài chim quý hiếm này là do tiểu mão Tibbles. Nhưng thực tế vẫn còn có rất nhiều loài mèo hoang khác trên hòn đảo bắt những chú chim hiếm thấy này để ăn thịt. Người ta tin rằng, một con mèo đang mang thai đến hòn đảo Stephens khiến nó trở thành loài vật xâm chiếm lãnh thổ mới.

Chim, tuyệt chủng, mèo cưng, New Zealand, động vật

Mèo không phải là động vật đặc hữu của vùng New Zealand. Trên thực tế, trừ 3 loài dơi ra thì ở vùng này chẳng có một loại động vật có vú nào trên đất liền. Hệ thống động vật ở vùng này được đánh giá là những loài mong manh dễ vỡ, yếu đuối vô cùng nên nếu có thảm họa chắc chắn chúng sẽ khó mà sống sót.

Cho đến khi người Maori và người Châu Âu đến định cư, kèm theo đó là những loài động vật có vú mới xuất hiện. Chính chúng và con người mới đã làm thay đổi vĩnh viễn sự phân bố động vật hoang dã đặc hữu của vùng bản địa.

Mặc dù những ảnh hưởng của mèo Tibbles và đồng loại hoang khác đối với những chủng của bản địa không được minh chứng rõ ràng. Nhưng người ta tin rằng, chúng là tác nhân gây ra sự tuyệt chủng của 6 loài chim địa phương và 70 phân loài khác. Một số lượng lớn các loài 4 chân hoang dã bản xứ khác như: thỏ, dơi ngắn, cừu đen, kakapo, và đảo ngược Bắc Đảo đã giảm đáng kể từ khi có sự xâm chiếm của những loài vật khác tới đây.

Và Tibbles là lý do duy nhất cho sự biến mất của loài chim vừa quý vừa hiếm này ông Walter Rothschild đã nhận định như thế đấy. Cuối năm 2004, nghiên cứu của Galbreath & Brown và Medway đã khám phá ra một câu chuyện có thật, rằng đó là vài con mèo đã tham gia trong những cuộc tấn công này chứ không phải chỉ riêng Tibbles.

Theo nghiên cứu cho thấy, loài tiểu hổ được mang đến đảo Stephens từ ngày 17 đến 20 tháng 2 năm 1894 bởi những người châu Âu đến đây để xây dựng và làm việc tại ngọn hải đăng. Lúc đó, một con mèo mang thai đã trốn thoát khỏi sự giám sát của chủ nó dẫn đến sự gia tăng dân số của mèo và được xem như một loài xâm chiếm.

Vào năm 1925, tất cả miu miu trên hòn đảo đã cắt đứt sự sống của loài flappy bird quý như vàng này. Đến nay, nó chỉ còn lại 16 đến 18 mẫu vật bao gồm xương, hóa thạch được thu thập từ Lyall, Tibbles và các nhà sưu tập chuyên nghiệp.

 

Như chúng ta đã biết, tại vùng đất New Zealand luôn có những loài động vật quý và hiếm. Một trong số đó đã có vài loài bị tuyệt chủng. Nhưng vẫn còn những giống hiện đang được bảo tồn. Cùng xem video dưới đây để biết thêm các loài đặc hữu ở New Zealand nhé!

Câu chuyện của vài con mèo đã giết chết loài chim quý hiếm này khiến chúng tuyệt chủng có thể khiến bạn sẽ có cảm giác dè chừng với mèo cưng bên cạnh mình. Thế nhưng, ở thời này thì mèo cưng của bạn chỉ có thể bắt chuột được thôi, nó không thể đi đâu xa mà kiếm chim không biết bay đâu. Trước khi rời bài viết, nếu thấy thông tin hữu ích đừng quên chia sẻ để mọi người cùng hay nhé!

Bài viết liên quan:

TIN MỚI NHẤT