Nấc cụt liên tục suốt 68 năm: Charles Osborne đã ách nghịch 430 triệu lần

Ngày 09/08/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Nấc cụt (hay còn gọi là ách nghịch) là hiện tượng ai trong chúng ta đều đã từng trải qua. Mặc dù cảm giác nó mang lại hề dễ chịu một chút nào nhưng với thời gian và tần số không thường xuyên, ví dụ tới một lần trong tháng và mỗi lần chỉ kéo dài độ khoảng1 phút, 2 phút, 10 phút hoặc lâu nhất là 1 tiếng thì với nhiều người đây không phải là vấn đề to tát gì đáng để bận tâm. Thế nhưng, bạn sẽ phải thay đổi ngay suy nghĩ này nếu chẳng may rơi vào trường hợp giống Charles Osborne – người đàn ông đã ách nghịch 430 triệu lần liên tục trong suốt 68 năm.

Dù nghe có vẻ khá hy hữu song nấc cụt liên tục suốt gần 70 năm, tức bằng cả đời người là một câu chuyện có thật đã không may xảy ra với một người đàn ông người Mỹ tên là Charles Osborne. Theo các bác sĩ, nấc cụt tuy không nguy hạiđến sức khỏe nhưng vấn đề sẽ không còn đơn giản, thậm chí trở thành bệnh lý đáng quan ngại nếu nó cứ kéo dài liên tục trong nhiều năm. Dựa theo thống kê từ các tài liệu y khoa, hiện tại Mỹ ước tính có khoảng 1.000 người đang phải chịu đựng sự hành hạ của những cơn nấc cụt “không biết bao giờ mới kết thúc”.

 

Nấc cụt là gì?

Charles Osborne, nấc cụt

Theo lý giải khoa học, nấc là hiện tượng co thắt đột ngột không tự chủ, ngắt quãng và lặp đi lặp lạinhiều lần của cơ hoành xảy ra khi nắp thanh quản bất ngờ đóng kín do khi hít vào bị ngưng đột ngột.

Nấc cụt thường không kéo dài. Thông thường, một cơn nấc cụt chỉ diễn ra khoảng tầm vài phút, trong một số trường hợp có thể kéo dài trong vài chục phút, nhiều giờ hoặc 1 - 2 ngày, thậm chí nhiều năm. Khi bị nấc cụt, nếu hiện tượng chỉ xảy ra khoảng 1 vài giờ, tối đa là 24 giờ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường là do bệnh lý và lúc này người bệnh cần nhờ đến sự can thiệp y tế.

Trong y học, nấc được gọi làchứng kích động cơ hoành đồng bộ. Hiện tượng này xảy ra ở người là do sự co thắt này đẩy một luồng khí đột ngột ra khỏi buồng phổi khiến nắp thanh quản đóng lại, phát ra tiếng động kỳ quái khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái. Nấc cục trong tiếng anh là “hiccup”.

 

Charles Osborne, nấc cụt

Quay lại với Charles Osborne, người đàn ông đến từ Anthon, tiểu bang Iowa của Mỹ cho biết, ông đã nấc cụt không ngừng trong suốt hơn 68 năm, từ năm 1922 đến ngày 5 tháng 6 năm 1990. Câu chuyện về chứng nấc cụt của Charles Osborne nổi tiếng đến nỗi thậm chí nó còn được dựng hẳn thành một bộ phim hoạt hình dài 39 tập với nhân vật chính là Mr. Hiccup, người đàn ông vui vẻ với áo sơ mi trắng thắt chiếc cà vạt và trên đầu đội một chiếc mũ phớt, được phác họa dựa trên hình tượng và câu chuyện của chính ông.

 

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra chứng nấc cụt nhiều năm của ông Osborne, trường hợp nấc cụt lâu nhất từng được ghi nhận trong lịch sử?

Charles Osborne, nấc cụt

Sinh ra và lớn lên tại một trang trại ở tiểu bang Iowa, Mỹ vào năm 1893, Osborne dành hầu như cảcuộc đời của mình vào công việcđồng áng. Tại đây, ông làm việc chăm chỉ để phát triển trang trại sau khi được thừa hưởng lại từ người cha của mình. Cứ ngỡ cuộc đời cứ bình thường như thế mà trôi qua, nhưng vào một buổi chiều xuân định mệnh năm 1922, cuộc sống của ông đã thay đổi hoàn toàn theo cái cách mà có nằm mơ cũng ít dám ai nghĩ tới.

"Khi đang chuẩn bị giết thịt con lợn rừng nặnggần 160 kgthì bất ngờ tôi bị nó đè lên người. Dù không bị thương tổn gì nhưng không hiểu sao chứng nấc của tôi bắt đầu từ đó và cứ 10 giây là bị một lần”, Osborne chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn vài năm sau đó. "Các bác sĩ sau thăm khám cho biết có thể sau vụ va chạm, một mạch máu não đã bị vỡ phá hủy một phần cuống não, khu vực có nhiệm vụ ngăn chặn cơn nấc cụt”.

Tuy nhiên, nói về chứng nấc cụt không ngừng nhiều năm của Osborne, nhiều người khác lại cho rằng có thể ông bị vậy là do cơ bụng bị kéo giãn. Họ đã bày cho ông rất nhiều phương pháp điều trị tại gia (ta vẫn gọi là mẹo) với hy vọng có thể chấm dứt được chứng bệnh lạ.

Thế nhưng, cũng giống như Mr.Hiccup, ngoài đời Osborne nói, ông cũng đã thử tất cả các phương pháp chữa nấc như uống nước trong khi cắn một cây bút chì, nuốt một thìa đường, thở vào một túi giấy nhưng tất cả vẫn đâu vào đó. Phát chán với những cơn nấc kéo dài, ông tìm đến các bác sĩ nhờ can thiệp phẫu thuật, thậm chí còn áp dụng liệu pháp thay đổi nội tiết tố để ngăn chặn chứng nấc nhưng đều thành công. Ngày này qua tháng nọ, năm này sang năm khác, cuối cùng, người nông dân trở đành phải bỏ cuộc và quay lại với cuộc sống trang trại và chấp nhận những cơn nấc hành hạ suốt ngày đêm.

 

Charles Osborne, nấc cụt

Cứ thế trong suốt 68 năm, Osborne liên tục trải qua những cơn co thắt cơ hoành trung bình cứ 40 lần một phút.Theo các bác sĩ, những người nghiên cứu trường hợp của ông đã thống kê được ôngOsbornenấc cụt khoảng ​​24.000 lần mỗi ngày, tổng cộng người đàn ông này đã nấc cụthơn 430 triệu lần trong suốt cuộc đời của mình.

 

Hành trình đi tìm phương thuốc chữa chứng bệnh lạ

Nói về hành trình chống lại căn bệnh lạ của mình, Osborne nói trong vài năm đầu, ông còn hy vọng các biện pháp tư vấn y tế sẽ giúp mình có lại cuộc sống yên bình như trước. Tuy nhiên, các liệu pháp y học này buộc ông phải di chuyển thường xuyên, thậm chí đến những nơi xa xôitận vùng Alaska để gặp gỡ các bác sĩ. Những chuyến đi xa này chúng trở nên quá đắt và tốn thời gian, trong khi tính hiệu quả lại không cao khiến người đàn ông tội nghiệp “gian nan bắt đầu nản”.

Tuy nhiên, trong cuộc hành trình này, Osbourne lại bất ngờ trở nên nổi tiếng nhờ căn bệnh quái gở trên.“Tôi đã có vinh dự xuất hiện trên chương trình phát thanh của Ripley's Believe It or Not, được MC Johnny Carson nổi tiếng phỏng vấn trên The Tonight Show và đại diện sách Guinness thế giới đảm bảo rằng tôi chắc chắn sẽ có một suất trong hạng mục “người nắm giữ cơn nấc cụt lâunhất thế giới”.

Vào năm 1982, trên tạp chí People Magazine, sau khi hay tin về chứng bệnh kỳ lạ và số phận của Mr. Osborne, hàng ngàn độc giả đã bày tỏ sự ngạc nhiên, đồng cảm và không ít người trong số họ đã gửi về không dưới 1001 cách bày ông chữa nấc cụt.

"Ông ấy đã nhận được gần 4.000 bức thư cung cấp các biện pháp chữa nấc trong nhiều năm qua nhưng không cái nào trong số đó tỏ ra hiệu quả và người nông dân đáng thương vẫn phải sống chung với chứng nấc kỳ lạ”, biên tập viên tờ People Magazine nói.

 

Charles Osborne, nấc cụt

Chứng kiến sự cố gắng của Osborne, có lẽ ông trời cuối cùng cũng đã rủ lòng thương. Vào cuối những năm 1970, lần đầu tiên sau 48 năm nấc cụt không ngừng, Osborne đã thoát khỏi sự hành hạ của của cơn nấc nhờ liệu pháp tiêm vào một loại hormone vào hệ thần kinh, gây ức chế và gián đoạn những cơn co thắt của cơ hoành. Tuy nhiên, phương pháp này lại chỉ có tác dụng trong 36 giờ đồng hồvàcó nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên ông Osborne đã từ chối tiếp tục điều trị.

May mắn chỉ sự thực mỉm cười với Osborne khi ông học được cách làm giảm bớt tiếng ồn phát ra từ những lần nấc cụt bằng phương pháp thở đều quãng do một bác sĩ ở phòng khám Mayo hướng dẫn.

Trong suốt quãng thời gian sống chung với tiếng nấc,Osborne đã không thể thoải mái thưởng thức những món ăn mà mình yêu thích. Điều này càng trở nên tồi tệ hơn khi về già, lúc này ông buộc phải xay nhuyễn đồ ăn để chúng không kẹt lại ở thực quản gây nghẹt thở và dễ trôi xuống dạ dày để tiêu hóa.

Có một điều khá ngạc nhiên là dù phải chấp nhận những bất tiện không thể phủ nhận bởi chứng nấc cụt, song Osbourne lại có một cuộc sống khá "bình thường". Ông kết hôn hai lần và có tất cả tám người con.

Càng kỳ lạ hơn là chứng nấc cụt đã hành hạ Osborne suốt 68 năm đã bất ngờ dừng hẳn vào năm 1990,chỉ trước 1 năm ông mất ở tuổi 97.

 

Charles Osborne, nấc cụt

Kể từ khi ông Osborne qua đời, thế giới cũng chứng kiếnmột vài trường hợp khác cũng bị chứng nấc cụt mãn tính hành hạ. Trong số đó, nổi tiếng nhất là trường hợp nấc cụt suốt 3 năm của một nghệ sĩ người Anh, Christopher Sands vào năm 2006. Tuy nhiên, nếu so với khoảng thời gian gần 70 năm sống chung với tiếng nấc của Mr. Hiccup thì con số này không đáng để nhắc đến.

 

Đôi khi, nấc cụt cũng gửi thông điệp về sức khỏe đến bạn, hãy xem chúng nói gì nhé!

Quá ngạc nhiên với trường hợp này đúng không? Đừng quên chia sẻ bài viết này đến mọi người bạn nhé!